Lí Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Trong Giai Đoạn Hiện Nay

- Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao loại trừ một số ý kiến trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.

- Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không VD: Để tìm hiểu quan niệm tình yêu. GV có thể sử dụng phương pháp

động não, nêu câu hỏi: Tình yêu là gì?

Yêu cầu HS nêu quan niệm của mình hoặc những quan niệm của các em biết về tình yêu. Các ý kiến của HS được liệt kê và tìm ra điểm chung.

- Cuối cùng GV kết luận và đưa ra quan niệm chính xác về tình yêu trong SGK Giáo dục công dân lớp 9.

* Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Thảo luận nhóm được sử dụng một cách phổ biến nhằm giúp HS tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.

Tiến hành phương pháp theo trình tự sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho mỗi nhóm.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 5

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến

VD: Trong bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”SGK Giáo dục công dân lớp 9 (NXB Giáo dục – 2008) GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau:

- Thế nào là tình yêu?

- Tuổi kết hôn?

- Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?

* Phương pháp đóng vai

Phương pháp này tạo điều kiện cho HS thực hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó trong một môi trường được quan sát bởi nhiều người khác theo một tình huống nhằm tạo ra những vấn đề cho thảo luận.

Cách tiến hành

- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận và đưa ra nhận xét.

- GV kết luận.

VD: Tổ chức cho HS đóng vai theo các tình huống:

- Cách ứng xử với người già, phụ nữ có thai trên phương tiện xe công cộng, …

- Ứng xử với các hành động xả rác ra môi trường, vứt rác không đúng nơi quy định,…

* Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bước nhằm cải thiện tình hình. Các tình huống có vấn đề thường được lấy trong thực tiễn cuộc sống để tạo điều kiện cho HS thực hành các vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Cách tiến hành

A. Xác định vấn đề:

- Suy nghĩ xem vấn đề gì cần giải quyết?

- Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề và nêu các câu hỏi giúp giải quyết vấn đề.

B. Giải quyết vấn đề

- Cân nhắc tới tất cả những tình huống có thể xảy ra khi vận dụng một giải pháp.

- Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau.

- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất

- Lặp lại tất cả các bước kể trên nếu kết quả chưa đạt.

- Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất.

* Phương pháp thuyết trình Mô tả phương pháp

Là phương pháp dạy học phổ biến nhất thường được GV vận dụng trong quá trình dạy học. Phương pháp này được hiểu là GV trình bày bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS.

Cách tiến hành:

- Thu hút sự chú ý của HS.

- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết được ý nghĩa nội dung của bài

- Trình bày chủ đề một cách rõ ràng, súc tích.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

- Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn cho học sinh cách tiếp thu kiến thức mới

- Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi

- Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng được rõ ràng và sinh động.

* Phương pháp trò chơi

Là phương pháp tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thông qua trò chơi nào đó.

Tác dụng của trò chơi:

- Qua trò chơi, HS có điều kiện phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ

- Qua trò chơi HS có cơ hội trải nghiệm những thái độ, hành vi, hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện k năng quan sát, nhận xét và đánh giá hành vi.

- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán.

- Trò chơi tạo cơ hội giao lưu giữa HS với GV, giữa HS với nhau.

Chính vì những ưu điểm trên, trò chơi được sử dụng như một phương pháp dạy học quan trọng để GD SKSS cho HS.

1.4. Lí luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục SKSS cho HS THCS

Là đưa toàn bộ hoạt động giáo dục SKSS vào kế hoạch. Việc lập kế hoạch là hoạt động nhằm xác lập các mục tiêu cần thiết, chỉ ra các hoạt động, những biện pháp cơ bản và những điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho HS chính là việc xác định mục tiêu cho các hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS phải dựa trên cơ sở các mục tiêu, kế hoạch, chương trình GD SKSS cho HS THCS mà Bộ GD & ĐT và các bộ, ban ngành liên quan đặt ra, các cấp quản lý như: Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo, từ đó Ban Giám hiệu nhà trường có thể xây dựng các kế hoạch GD SKSS bổ sung cho phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương, với tâm sinh lý của các em HS của trường.

Ở nhà trường phổ thông, Hiệu trưởng không những lập kế hoạch mà còn phải huấn luyện và yêu cầu các phó Hiệu trưởng, tổ bộ môn và GV thực hiện công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện theo kế hoạch của họ. Hiệu trưởng chủ động tiến hành công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục SKSS cho HS cả năm học. Để có cơ sở lập kế hoạch quản lý dạy học, HT phải nghiên

cứu nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiệm vụ năm học, các chỉ thị và hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; xem xét các nguồn lực, những thuận lợi, khó khăn, những thành công tồn tại và nguyên nhân của năm học trước; lấy ý kiến của cán bộ và GV, nhân viên trong nhà trường.

Quá trình thực hiện kế hoạch hóa gồm các bước sau:

- HT hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho HS, phải dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường để hướng dẫn GV xác định mục tiêu đúng đắn và phải tìm, lựa chọn biện pháp thực hiện được mục tiêu đề ra.

- Người HT cần hướng dẫn và chỉ đạo PHT, các tổ trưởng bộ môn và GV chỉ đạo tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch giáo dục SKSS cho HS. Đồng thời Ban Giám hiệu nhà trường phải tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình GD SKSS cho HS của GV thông qua việc tích hợp các môn học, các hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục SKSS định kì theo hàng tháng.

1.4.2. Tổ chức giáo dục SKSS cho HS

Tổ chức giáo dục SKSS cho HS là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các bộ phận để thực hiện kế hoạch. Nhờ tổ chức hiệu quả, mà người quản lý có thể điều hòa, phối hợp để phát huy năng lực nội sinh và có ý nghĩa quan trọng chuyển mục tiêu thành kết quả.

Để tổ chức giáo dục SKSS cho HS cần thành lập bộ máy tổ chức để chỉ đạo hoạt động GD SKSS cho HS. Bộ máy này có các thành viên như: Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường làm trưởng ban, các thành viên như đại diện đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm lớp, GV dạy các môn học có nhiều lợi thế trong GD SKSS cho HS như: Sinh học, đại diện phụ huynh HS. Bộ máy này không chỉ làm nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo các hoạt động GD SKSS cho HS

trong trường mà còn phối hợp với các lực lượng GD ngoài trường để thực hiện có hiệu quả GD SKSS cho các em.

- Hiệu trưởng cần xây dựng quy hoạch đội ngũ làm công tác GD SKSS. Đội ngũ này bao gồm giáo viên giảng dạy bộ môn, các cán bộ quản lý đoàn thanh niên, đội ngũ làm công tác tư vấn sức khỏe học đường, sức khỏe giới tính trong Nhà trường...Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GD SKSS cho HS. Trong hoạt động bồi dưỡng chú trọng công tác tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, kĩ năng, kiến thức về SKSS, về tâm sinh lý của các em HS của người cán bộ quản lý.

1.4.3. Chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS

Chỉ đạo giáo dục SKSS là sự tác động đến các thành viên trong bộ máy tổ chức để họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu. Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý sử dụng quyền lực để tác động đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào thực hiện kế hoạch.

Chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS của Hiệu trưởng là sự hướng dẫn, giải thích, thuyết phục cán bộ, GV nhiệt tình, tự giác, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch giáo dục SKSS. Nội dung công việc của người quản lý bao gồm:

- Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu GD SKSS cho HS THCS: căn cứ vào mục tiêu GD THCS, vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD – ĐT và các bộ ngành có liên quan mà ban giám hiệu nhà trường tổ chức và chỉ đạo GV thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD SKSS cho HS. Mục tiêu GD SKSS cho HS cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua chương trình, kế hoạch năm học, chương trình GD SKSS cho HS, chương trình, kế hoạch dạy học các môn học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thanh niên, công tác chủ nhiệm lớp…

- Chỉ đạo việc thực hiện nội dung GD SKSS cho HS

Nội dung GD SKSS cho HS THCS rất đa dạng. Các nội dung này được

thực hiện thông qua dạy các môn học, qua các hoạt động ngoại khóa khác.

Chỉ đạo việc thực hiện nội dung GD SKSS cho HS THCS thông qua việc tích hợp nội dung các môn học như: theo dõi việc giáo dục SKSS của các bộ môn liên quan (Sinh học, Giáo dục công dân...) hay bằng các hình thức khác như sổ đầu bài, giáo án của giáo viên, báo cáo của tổ bộ môn...; việc tuân thủ đề cương môn học và cấu trúc giáo án đã được thông qua. Chẳng hạn, để quản lý việc triển khai các hoạt động GD SKSS cho HS của giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần: thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả; thông qua phỏng vấn học sinh, hòm thư góp ý... Đồng thời, cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với những GV, CBQL có những phương pháp, hình thức hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh việc quản lý giáo dục SKSS cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, Hiệu trưởng cần tăng cường hơn nữa việc quản lý giáo dục SKSS cho HS thông qua các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GD SKSS cho HS

Hiệu trưởng chỉ đạo GV và các lực lượng GD có liên quan đổi mới phương pháp giáo dục, nhất là cách thức tích hợp GD SKSS thông qua các môn học, các hoạt động GD. Trong cách thức tổ chức giáo dục SKSS có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàn liên quan đến chủ đề giáo dục SKSS, mời các chuyên gia để giao lưu, nói chuyện với HS, giao lưu giữa nhà trường và cha mẹ HS về các vấn đề GD SKSS;... Ngoài ra Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo việc thực hiện GD SKSS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động đi thực thế,… Đây là hoạt động có ảnh hưởng tới việc giáo dục nhân cách cho HS nói chung, GD SKSS nói riêng.

- Chỉ đạo việc huy động các nguồn lực để đảm bảo hoạt động của giáo dục SKSS cho HS

Hiệu trưởng cần quản lý tốt các cơ sở, điều kiện vật chất, môi trường

giáo dục GD SKSS cho các em, như: phương tiện làm việc (máy móc, máy chiếu..), giảm định mức hoặc có chi phí trợ cấp thêm cho các giáo viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ, tư vấn SKSS cho HS.

- Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GD trong hoạt động GD SKSS cho HS

Để nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS, cần có sự phối hợp của các lưc lượng giáo dục như: giáo viên các bộ môn liên quan(nhất là bộ môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý…), GV chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên, gia đình. Do đó, người quản lý phải có cơ chế phối hợp hành động giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả GD SKSS cho HS THCS.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS

Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục SKSS ở trường THCS Nguyễn Hiền nói riêng. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu.

Để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục SKSS cho HS THCS, Hiệu trưởng cần làm tốt một số công việc sau đây:

- Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện giáo dục SKSS cho HS THCS. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện giáo dục SKSS cho HS phải xác định rõ mục đích yêu cầu kiểm tra (kiểm tra nhằm mục đích gì?); nội dung kiểm tra (kiểm tra cái gì?); phương pháp kiểm tra (kiểm tra bằng cách nào?) và lực lượng kiểm tra (ai kiểm tra?).

- Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá

Muốn đánh giá khách quan kết quả thực hiện giáo dục SKSS cho HS THCS cần xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, tường minh có thể đo đếm được. Bộ tiêu chí này phải phản ánh được tất cả các nội dung kiểm tra.

- Lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, cho từng hoạt động và cho từng đối tượng.

Trong quá trình đánh giá hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS cần

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí