1.3.4. Đặc điểm về tình cảm
Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, buồn vui chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột hăng say. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, các em đều thể hiện những cảm xúc rất đa dạng. Do vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội mà tính bột phát trong tình cảm của các em dần dần bị mất đi nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. Tình cảm của lứa tuổi này bị chi phối bởi hoàn cảnh, nó được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng hứng thú sở thích như nhau. Tình cảm bạn bè, tính tập thể được phát triển mạnh ở lứa tuổi này. Các em đối với nhau rất chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Tóm lại, đời sống tình cảm của HS THCS hình thành, phát triển phong phú sâu sắc hơn lứa tuổi HS tiểu học.
1.3.5. Đặc điểm về hoạt động học tập
Có thể nói quãng thời gian học phổ thông thì những năm tháng học tập ở THCS là rất quan trọng đối với tương lai của các em. So với HS tiểu học thì HS THCS tính năng động và tính độc lập cao hơn, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết phong phú hơn, các em dần đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ và ý thức động cơ của các em đối với học tập rõ nét hơn. Thái độ của HS đối với các hoạt động giáo dục có sự lựa chọn nhiều hơn. Ở các em có hứng thú học tập dần có khuynh hướng chọn ngành, nghề nhiều hơn, do đó ý thức học tập ở một số em bắt đầu xuất hiện nhược điểm là tập trung một số hoạt động học tập mà các em cho là quan trọng đối với ngành, nghề tương lai, mà bỏ qua, xem nhẹ, hoặc ít tham gia các hoạt động giáo dục khác do nhà trường tổ chức. Chính điều này là một cản trở rất lớn trong việc giáo dục cho các em về tình yêu quê hương đất nước nói chung và tình yêu biển, đảo nói riêng.
Tóm lại, sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ về mặt tâm lí và sinh lí nhưng thiếu cân đối về mọi mặt. Do
vậy, lứa tuổi này được gọi là lứa tuổi “khủng hoảng”, lứa tuổi “trung gian”, “chuyển tiếp”… Những tên gọi đó nói lên tính phứ c tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em.
1.4. Một số vấn đề lí luận về giá o duc
tình yêu biển, đảo cho hoc
sinh
Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 2
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 3
- Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoài
- Nội Dung Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hoc Sinh Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo
- Nhận Thức Của Hs Về Vai Trò Của Việc Giáo Dục Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hs Thcs Thông Qua Hoạt Động Gdngll
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
1.4.1. Yêu cầu giá o duc trong nhà trường Trung học cơ sở
Việc tổ chức hoạt động giáo dục và học tập dành cho HS cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trung hơn so với bậc tiểu học, quy mô số lớp/trường và số HS/lớp lớn hơn để đáp ứng được hoạt động dạy học và giáo dục ở cấp học này. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học, như: GV được chuyên môn hóa, thường chỉ dạy một môn học ở một số lớp trong cùng một khối lớp, hoặc dạy một môn học ở các khối lớp khác nhau. Trong trường cần có phòng chức năng, phòng bộ môn riêng. HS THCS không phải chỉ học trong phòng học dành riêng cho lớp mình mà nhiều bài học, tiết học phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc trên hiện
trường như khu thí nghiệm thực hành về sinh học, khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, sinh học,... Những bài học này rất có ích cả về kiến thức khoa học và kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp và hoạt động nhóm. Trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ tương ứng, HS luôn cần sự hướng dẫn giảng giải của GV khi thì trực tiếp (trực diện trên lớp), cũng có khi gián tiếp qua sách, tài liệu và các phương tiện thu nhận thông tin và dạy học gián tiếp (thầy trực tiếp). Đến trình độ này, HS có thể làm việc cá nhân hoặc
làm việc theo nhóm theo sự chỉ dẫn của GV và sự hướng dẫn trong sách hoặc trong các tài liệu tham khảo hữu ích. Hoạt động học của HS THCS được GV tổ chức hướng dẫn theo các phương pháp có thể là khá phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung và điều kiện và có thể gọi bằng tên chung là phương pháp “Thầy tổ chức - Trò hoạt động”.
Bên cạnh đó, đối với HS THCS, ngoài hoạt động học các em còn có nhu cầu lớn về các hoạt động khác với nội dung phong phú, đa dạng. Các hoạt động
giáo dục đó tạo điều kiện để mỗi HS phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn, đặc biệt là hình thành ở các em định hướng giá trị - điều mà các em nhận thức, tìm kiếm, thể hiện, nhìn nhận về mình, về người khác và về xã hội, trước hết là các giá trị, như: Giá trị có được từ học tập: đó là những kiến thức cơ bản,
những kĩ năng cơ bản, phương pháp học tập khoa học. Giá trị về sự trưởng thành của bản thân: đó là sự hình thành tư duy khoa học (tư duy lí luận), là những phẩm chất nhân cách chân chính. Giá trị về sự ứng xử trong các mối quan hệ: đó là cách ứng xử với tự nhiên, với xã hội theo cách thức khoa học đã học được, là tình cảm đẹp với con người, trước hết là những người thân, như sự cảm thông chia sẻ, là sự quan tâm chăm sóc người thân, là sự quan tâm giúp đỡ người khác khi cần thiết trong hoàn cảnh có thể. Và đặc biệt là các giá trị về sự nhận thức và tình cảm của mình với gia đình và xã hội, với quê hương đất nước. Đó là nền tảng để nhà giáo dục tiến hành tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm giáo dục tình yêu biển, đảo cho các em.
1.4.2. Tầm quan trọng của việc giáo duc trường Trung học cơ sở
tình yêu biển, đảo cho hoc
sinh ở
Công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS là cực kì quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đã có
nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong trường học nhân dịp các ngày lễ kỉ niệm lớn của Đảng, đất nước, dân tộc được triển khai, thực hiện có hiệu quả, được đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng, được các cấp, các ngành và
nhân dân đánh giá cao. Tình yêu biển, đảo luôn là một trong những biểu hiện tiêu biểu cho giá trị bền vững trong hệ các giá trị yêu nước truyền thống và được coi là tiêu chí của đạo lí, phẩm giá dân tộc và con người Việt Nam.
Tình yêu biển, đảo là góp phần vào xây dựng chủ nghĩa yêu nước vốn là
truyền thống cao nhất của dân tộc ta. Đây là cơ sở ban đầu rất tự nhiên, bình dị nhưng sâu sắc, lắng đọng với những hình ảnh, tình cảm sẽ đi theo suốt cuộc đời
mỗi con người khi còn là HS trên ghế nhà trường. Vì vậy phải giáo dục cho HS biết quý trọng tài nguyên biển, đảo của đất nước, yêu công việc và con người gắn với biển, đảo quê hương, giáo dục cho HS ý thức môi trường và hành vi thể hiện tình yêu với biển, đảo.
Hiện nay đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng cũng đối mặt không ít thách thức mang tính chất “sống còn” của vận mệnh dân tộc. Vì vậy phải giáo dục cho HS thấy rõ sức mạnh dân tộc trước hết là sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước, yêu biển, đảo, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí đấu tranh anh
dũng, bất khuất vì độc lập của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó còn là sức mạnh của văn hóa, lịch sử, truyền thống, các nhân tố tinh thần gắn liền với biển, đảo quê hương làm nên sức mạnh nội lực của dân tộc. Bởi lẽ sức mạnh dân tộc được thể hiện qua mỗi con người, vì vậy con người với toàn bộ thể chất và tinh thần bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của quê hương đất nước.
Ngày nay, trong khi thế giới đang bước vào thế kỉ XXI - “Thế kỉ của Đại dương” cũng là lúc chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc chủ động hội
nhập càng trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm tranh thủ vốn, công nghệ cao và trình độ quản lí tiên tiến, ... Nhưng muốn tiến hành hội nhập hiệu quả mà không đánh mất mình thì chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục cho HS
nắm vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự cường, bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo, và bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS hiện nay là một việc rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Đây là một nội dung cần được các nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Tóm lại, tình yêu biển, đảo nằm trong tình yêu quê hương, đất nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là tài sản vô giá mà cha ông ta để lại
cho thế hệ sau. Nhưng tất cả những tình cảm được coi là truyền thống đó không phải là thứ tình cảm có sẵn, ngay từ khi sinh ra đã có, mà có chăng đó chỉ là hạt giống của một loại cây quý, muốn mọc thành cây xanh tốt cần phải được chăm sóc, uốn nắn thường xuyên. Việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS nói chung và HS THCS nói riêng cũng thế, cần phải được nuôi dưỡng, giáo dục thường xuyên, liên tục. Nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vai trò của việc giáo dục trên, chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, tổ chức các hoạt động GDNGLL với chủ đề biển, đảo qua đó giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS trong nhà trường hôm nay.
1.4.3. Ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo dục tình
yêu biển, đảo cho hoc sinh Trung học cơ sở
Đối với giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục bậc THCS nói riêng bằng cả việc dạy học trên lớp và các hoạt động GDNGLL phải đạt được đến kết quả là làm cho người học biết mình sống trong một quốc gia, một dân tộc như thế nào và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng với nhân dân, đất nước. Nhà giáo dục một mặt phải trang bị kiến thức, kĩ năng cho các em, mặt khác
phải chú ý đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương. Từ đó hun đúc
trong các em tình cảm, ý chí, nghị lực, sự hăng hái, nhiệt tình, say mê trong lao động sản xuất lẫn trong chiến đấu để xây dựng, bảo vệ biển, đảo của quê hương ngày càng giàu đẹp. Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS được thực hiện thông qua mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt việc tổ chức các hoạt động GDNGLL có nhiều khả năng và ưu thế hơn cả.
Thông qua hoạt động GDNGLL trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh mà người GV thiết lập được cho học sinh các hoạt động và sự giao lưu về cả tri thức và tình cảm. Từ đó góp phần giúp HS được tiếp cận được các tri thức về biển, đảo một cách tích cực và chủ động. HS còn xây dựng được các quan hệ bè bạn thân thiết, trải nghiệm thực tế, nhờ vậy mà GV có thể dựa vào nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể” để tác động tới tư tưởng,
tình cảm của HS. Qua đó, HS không chỉ phát huy được những năng lực của mình mà còn có cơ hội vận dụng những điều đã học về tri thức biển, đảo vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày ở những mức độ nhất định. Đó là thế mạnh nổi bật của hoạt động GDNGLL so với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường THCS.
Tổ chức hoạt động GDNGLL còn có ưu thế trong việc góp phần thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của HS. Đặc biệt đối với HS THCS, nhu cầu hoạt động và giao lưu của các em phát triển rất đa dạng và phong phú. Hoạt động GDNGLL với các hoạt động phong phú và đa dạng đã giúp HS lấy lại sự cân bằng về mặt tâm lí, thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để phát triển các thái độ
tình cảm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi THCS. Chính vì vậy trong giáo dục
tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS thông qua hoạt động GDNGLL về bản chất là còn là giúp thỏa mãn nhu cầu tinh thần của các em trong việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Hoạt động GDNGLL ở trường THCS với đặc điểm là luôn được thiết kế với chương trình mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Tính mềm dẻo thể hiện từ việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của HS, với điều kiện của trường, lớp, địa phương,... Đồng thời hoạt động GDNGLL luôn có sự linh hoạt trong việc sử dụng quỹ thời gian thực hiện chương trình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ đó kết quả giáo dục HS nói
chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh sẽ đáp ứng được các yêu cầu giáo dục đề ra.
Tổ chức có hiệu quả chương trình hoạt động GDNGLL có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Bằng các hoạt động phong phú, đa dạng mà nhà giáo dục sẽ cung cấp cho HS những hiểu biết về biển, đảo; hiểu biết về lịch sử khai phá, chinh phục biển cả gắn liền với lịch sử đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân; bên cạnh đó, còn tăng cường hiểu biết cho HS về những di tích lịch sử liên quan tới biển, đảo làm cho các em có nhận thức đúng
đắn về cuộc sống của con người và biển cả trong quá khứ và hiện tại. Từ đó bồi dưỡng các em niềm tự hào về biển, đảo của quê hương đất nước, tự hào về những phong cảnh biển, đảo bình dị, nên thơ; tự hào về những truyền thống lao động cần cù trên biển, đảo. Trên cơ sở những niềm tự hào đó làm cho các em thể hiện được tình yêu gắn bó với biển, đảo của quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống yêu nước, yêu biển, đảo một cách tự nguyện.
Hay khi tham gia hoạt động GDNGLL về “Giới thiệu di tích mái đình - làng biển của người Việt” sẽ trang bị cho HS những dấu ấn về chặng đường lịch sử của người dân từ thời Việt cổ khai thác biển, đảo qua tiếp cận và khai thác nội dung các di tích lịch sử văn hóa như khu di tích cửa biển, cửa sông Bạch Đằng, làng chài Cửa Vạn nhằm giáo dục tình yêu đối với những chiến tích của dân tộc trên biển và những con người lao động trên biển, đảo quê hương. Từ đó, khơi gợi cho các em ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị của lòng yêu biển, đảo quê hương trong thời đại mới.
Hoặc, khi tham gia hoạt động GDNGLL với chủ đề “Làng nghề cá truyền thống trên đất nước Việt Nam”, HS hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của một số làng nghề cá truyền thống trên đất nước Việt Nam, những giá trị kinh tế, ki ̃ thuật và thẩm mi ̃ của các sản phẩm của làng nghề
cá. Thông qua những kiến thức đó, giáo dục HS tình cảm yêu mến, kính
trọng, tự hào đối với những ngư dân tài hoa, có tinh thần cần mẫn tìm tòi, sáng tạo, giáo dục tình yêu lao động, biết trân trọng những thành quả lao động của cha ông. Từ đó, các em thấy mình có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn lịch sử của văn hóa làng nghề cá truyền thống của quê hương, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Bên cạnh đó, để tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, nhà trường cần huy động, phối hợp với gia đình HS và các lực lượng xã hội khác nhau cùng tham gia hỗ trợ cơ sở vật chất, quản lí, đánh giá và giám sát các hoạt động học tập và hình thành
tình cảm, thái độ đối với biển, đảo của HS. Như vậy, nhờ ưu thế này mà hoạt động GDNGLL thể hiện rõ được vai trò của các lực lượng giáo dục để tạo nên môi trường giáo dục thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển của HS.
Ví dụ, khi tham gia hoạt động GDNGLL với chủ đề “Tìm hiểu biển Việt Nam”, trên cơ sở “biết” về những các đặc điểm địa lí, lịch sử khai phá biển của nhân dân ta, HS THCS sẽ “hiểu” về những giá trị về cảnh quan, giá trị lịch sử -
nhân văn mà biển mang lại cho đất nước, cũng như phẩm chất tốt đẹp của những người dân lao động trên biển. Để từ đó tự hào về biển quê hương và sống có trách nhiệm hơn.
Tóm lại, hoạt động GDNGLL có vị trí quan trọng và ưu thế trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS hiện nay.
1.4.4. Mục tiêu giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc sinh Trung học cơ sở
thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua ngày 14/6/2005 đã nêu “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.4]. Như vâỵ , giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thực chất là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của giáo dục phổ thông như trên.
Bên cạnh đó, hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông là một trong những hoạt động giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Hoạt động GDNGLL là cầu nối giữa nhà trường với thực tiễn xã hội, tạo điều kiện để HS phát triển các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, là một con đường để phát
triển toàn diện nhân cách cho HS.