Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Điện Biên



TT


Các biện pháp

Tính cần thiết (%)

Tính khả thi (%)

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi


Bán trú THCS.







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 12

Điều này có ảnh hưởng phần nào đến việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trong nhà trường.

Trong học tập nói chung cũng như hoạt động tự học nói riêng, cần thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, đối với học sinh là người dân tộc thiểu số các em hay mặc cảm, tự ti, tự ái cá nhân cao, không thích bị kiểm tra, giám sát; nên cần phải tăng cường thêm các biện pháp động viên, khuyến khích để các em tích cực, tự giác hơn trong hoạt động tự học.

Từ kết quả khảo nghiệm, có thể rút ra nhận xét như sau:

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được đề xuất là rất cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Nậm Pồ. Các biện pháp này được CBQL và GV rất quan tâm, được tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ có những đặc thù riêng và có những khó khăn nhất định. Do vậy khi triển khai thực hiện các biện pháp đã đề xuất trong đề tài, CBQL và GV không nên dập khuôn máy móc, cứng nhắc mà phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng nhà trường mà áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra khi áp dụng cần phải phối hợp đồng bộ các biện pháp để công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh đem lại hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của HS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên cùng với cơ sở lý luận, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tự học của HS nhằm bồi dưỡng động cơ, nề nếp tự học, phát huy khả năng tự học của học sinh, cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học.

Các biện pháp đều có tác động tích cực đến hoạt động tự học của học sinh, đến cán bộ quản lý và giáo viên. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện và điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động của chủ thể quản lý, đảm bảo tính khả thi và có thể triển khai trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện cần phối hợp đồng bộ các biện pháp để việc quản lý hoạt động tự học của học sinh mang lại hiệu quả tốt nhất từ đó nâng cao được chấtlượng tự học cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Đề tài đã đưa ra khung lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định việc nâng cao chất lượng giáo dục của các Nhà trường là một vấn đề cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.

Đề tài đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm cơ bản nhất có liên quan trực tiếp đến vấn đề hoạt động tự học nhằm làm rõ sự tác động của công tác quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hình thức, nội dung của hoạt động tự học có phạm vi rất rộng và phong phú. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và tổ chức hoạt động tự học cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường bán trú cần được quan tâm và đẩy mạnh các hình thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Nhằm hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên sau này cũng như tạo lập kỹ năng sống, tính tự lập cho bản thân.

Để hoạt động tự học của học sinh nhà trường ngày càng chất lượng, cần phải: Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học. Từng bước hình thành và phát triển kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình thành cho học sinh động cơ, ý thức tốt về tự học.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên cho thấy:

Đa số CBQL, GV và HS đề có nhận thức tương đối tốt về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học.

Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh được các nhà trường chú trọng và thực hiện nghiêm túc, bước đầu đã đua hoạt động tự học của học sinh đi vào nề nếp, chất lượng dạy học và giáo dục từng bước được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Nhiều học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về hoạt động tự học, chưa xác định rõ mục đính, động cơ học tập đúng đắn. Một số giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý giờ tự học của một số GVCN, giáo viên phụ trách bán trú chưa thật sự khoa học và hiệu quả, cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh đôi lúc tiến hành chưa thường xuyên nên kết quả tự học chưa thật cao.

Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên hiện nay, từ việc xác định mục tiêu đến xây dựng kế hoạch, tổ chức triển thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã thu được những kết quả khá tốt. Đây chính là nguồn động viên, khích lệ đối với thầy và trò các nhà trường trên con đường thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các biện pháp mang tính khả thi nhằm quản lý hoạt động tự học của học sinh, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục ở bậc THCS theo chuẩn kiến thức kỹ năng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường. Các biện pháp đó là:

1/Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh người DTTS trong các trường PTDT bán trú THCS.

2/ Đổi mới công tác quản lí, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh

3/ Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động tự học cho học sinh người dân tộc thiểu số trong các trường PTDT bán trú THCS.

4/ Tăng cường quản lý các hoạt động tự học ngoài giờ chính khóa.

5/ Đổi mới quản lí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học

sinh

6/ Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học

sinh người DTTS ở các trường PTDT Bán trú THCS.

Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý và giáo viên đã cho thấy các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là rất cần thiết, cần thiết, rất khả thi và khả thi với một tỷ lệ cao. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất thì các biện pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất với nhau; từ đó giúp đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

2. Khuyến nghị

Để các biện pháp quản lý hoạt động tự học được triển khai thực hiện một cách đầy đủ, nhanh chóng và thuận lợi nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng tự học cho học sinh, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Tăng cường thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo cho các huyện, các trường vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Ưu tiên đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường PTDTBT.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy học... cho các nhà trường PTDTBT THCS đảm bảo hoạt động dạy và học.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và cán bộ chuyên trách trong các trường PTDTBT về: tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; các hoạt động tự học; công tác học sinh nội trú, bán trú; đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc…

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Nậm Pồ

- Chủ động tham mưu với UBND huyện để xây dựng và ban hành các chính sách của địa phương về giáo dục dân tộc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, miền núi.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, tự học, kiểm tra đánh giá trong các trường PTDTBT.

- UBND huyện có kế hoạch, chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các trường PTDTBT cho phù hợp. Ưu tiên bổ sung giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có tâm huyết với giáo dục dân tộc cho các trường PTDTBT.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để giáo viên cập nhật những nội dung, nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học.

- Tạo điều kiện cho CBQL có điều kiện tham quan học hỏi những đơn vị khác trong huyện, tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm quản lý, tổ chức các hoạt động tự học cho Hs.

- Quan tâm đầu tư, hỗ trượ nâng cao dời sống kinh tế xã hội cho bà con nhân dân đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ.

2.3. Đối với các trường PTDTBT THCS trong huyện

- Tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về sự nghiệp phát triển giáo dự và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số. Từ đó, đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Làm tốt công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm tới giáo dục ở vùng dân tộc.

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh ngay từ đầu đầu năm họcvà trong suốt năm học nhằm giúp học sinh ý thức rõ nhiệm vụ học tập.

- Tập huấn cho toàn thể giáo viên về phương pháp dạy - tự học. Xây dựng quy chế trong việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Cải tiến chế độ kiểm tra, ra đề kiểm tra, đề thi phải gắn với nội dung tự học.

- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh phải dưới nhiều hình thức khác nhau. Huy động toàn bộ các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh.

- Đầu tư kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với gia đình học sinh trong công tác quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.4. Đối với GV

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

Bồi dưỡng phương pháp, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học đảm bảo hiệu quả.

Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học

Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách phong phú, nhằm kích thích hứng thú học tập của các em

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học.

Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học.

Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Chính Phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đạo. Tự học là kinh nghiệm suốt đời của mỗi con người. Tự học- tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXB GD, Hà Nội.

7. Jan Amos Komensky (1592 - 1670) - tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”

8. Khuyến cáo về “Giáo dục cho thế kỷ XXI”, của UNESCO .

9. Nguyễn Hiến Lê (2002), Tự học - Một nhu cầu thời đại, Nxb Văn hoá Thông tin TP. Hồ Chí Minh.

10. Luận ngữ thánh kính của Người Trung Hoa (1995), Bách khoa toàn thư tinh tuý văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Đồng Nai,tr.71.

11. Hồ Chí Minh (1957), Bàn về học tập, NXB GD Hà Nội.

12. Hồ Chí Minh, (1947), Sửa đổi lối làm việc

13. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng cộng sảnViệt Nam

14. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam

15. Nghị Thanh Nghị, trong Việt Nam tân từ điển.

16. Võ Quang Phúc (2001), Một số vấn đề tự học, Trường cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo II, TP. Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí