Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoài

mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.

Về an ninh - quốc phòng: Biển, đảo nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh kẻ thù đã sử dụng đường biển để tiến công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường sông biển đã minh chứng: ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường biển, đảo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong

lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước. Việc tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển, đảo cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng.

1.2.3. Tình yêu biển, đảo

* Tình yêu:

Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi người. Hiện nay, có nhiều tác giả ở các lĩnh vực khác nhau định nghĩa về tình yêu, dựa trên nhiều khía cạnh, góc nhìn của khoa học đó. Theo nghĩa chung nhất được nhiều tác giả chấp nhận đó là: “Tình yêu là trạng thái tình cảm tích cực của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất, ngay cả khi đem ra so sánh với các loại cảm xúc khác”. [37, tr.1247]

Tình yêu như một biểu hiện chung của tâm lí tích cực. Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, phong phú, có thể là bất kì

thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô

hình,... Vì thế có nhiều loại hình tình yêu như: tình yêu nam - nữ; tình yêu công việc; tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu gia đình, tình yêu đồng loại, ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

* Tình yêu quê hương, đất nước:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Tình yêu quê hương, đất nước là nguyên tắc đạo đức về chính trị mà nội dung là tình cảm, lòng trung thành, ý thức phục vụ Tổ quốc. Xã hội nguyên thủy đã có mầm mống của tình yêu quê hương, đất nước, dựa trên tình cảm máu mủ giữa các thành viên của thị tộc hay bộ lạc. Từ khi xã hội nguyên thủy tan rã, tình cảm tự nhiên gắn bó với quê hương, tiếng mẹ đẻ, các truyền thống, … kết hợp với nhận thức về nghĩa vụ của người dân đối với cả cộng đồng xã hội đã được thiết lập. Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc, tình yêu quê hương đất nước nước từ chỗ chủ yếu

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 4

là một yếu tố trong tâm lí xã hội của cá nhân, đã trở thành chủ nghĩa yêu nước của một dân tộc quốc gia. Nó trở thành lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ tổ quốc chống lại mọi cuộc xâm lược. Tình

yêu quê hương, đất nước chân chính thể hiện ở lòng trung thành với tổ quốc vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước”.[33, tr.874]. Trong tình yêu quê hương, đất nước thì tình yêu biển, đảo quê hương là một biểu hiện điển hình.

* Tình yêu biển, đảo:

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Tình yêu biển, đảo là tình cảm tích cực của một cá nhân hay tập thể đối với phần lãnh thổ trên biển, đảo của đất nước. Đó là thứ tình cảm tự nhiên của con người nhưng không phải ngay từ khi sinh ra đã có, mà nó được hình thành trong học tập, lao động sản xuất, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng biển, hải đảo của đất nước.

Tình yêu biển, đảo là một phần của tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với biển, đảo quê hương trong mọi hoàn cảnh. Trong thời đại ngày nay, tình yêu biển, đảo còn được biểu hiện là ý thức phấn đấu vì sự hùng cường của một quốc gia có biển, thoát khỏi tình trạng của nước nghèo, kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình yêu biểu, đảo là ra sức học tập, lao động, làm việc với chất lượng, hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất, là ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo. Tình yêu biển, đảo là phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tình yêu biển, đảo là sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn vùng biển, đảo của Tổ quốc.

1.2.4. Giáo dục tình yêu biển, đảo

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, vì bản chất của nó là sự truyền đạt, lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Giáo dục luôn gắn bó với loài người, có tác dụng định hướng và dẫn dắt sự phát triển của mỗi thế hệ con người. Nhờ có giáo dục mà tinh hóa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và phát triển. Công tác giáo dục góp phần đắc lực vào sự “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH”.[31,tr.25]

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia... Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm và tình yêu biển, đảo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của hệ thống chính trị các cấp và lực lượng quần chúng nhân dân.”.[10,tr.90] Như vậy, chúng ta thấy tính nhất quán trong quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước là luôn coi trọng giáo dục lí tưởng

đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu biển, đảo quê hương.

Trong nhà trường, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS được diễn ra trong toàn bộ quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, ở đó có những tác động làm

biến đổi về tâm lí, ý thức, tình cảm để hình thành phẩm chất nhân cách của HS. Những tác động từ phía các lực lượng giáo dục, từ môi trường giáo dục đến HS sẽ được họ tiếp nhận, chuyển hóa những yêu cầu, quy định mang tính khách

quan của hoạt động học tập thành ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi tích cực của cá nhân đối với biển, đảo quê hương.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS cần được bắt đầu từ việc cung cấp cho HS những hiểu biết về biển, đảo, trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với biển, đảo quê hương ở họ xuất hiện xúc cảm, tình cảm tích cực với vùng lãnh thổ này của đất nước. Từ đó họ có nhu cầu về sự hiểu biểu thông qua học tập kiến thức biển, đảo, ý thức trải nghiệm tình yêu biển, đảo và có nhu cầu thể hiện tình yêu với biển, đảo một cách tự nguyện, tự giác trong mọi tình huống, môi trường khác nhau. Khi đó, tình yêu biển, đảo sẽ trở thành tình cảm tự nhiên của chính cá nhân HS.

Từ phân tích ở trên có thể xác định: Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS

là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến HS, thông qua việc tổ chức hợp lí các hoạt động học tập, trải nghiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành tình yêu biển, đảo cho họ.

Tình yêu biển, đảo không phải tự nhiên có mà được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục tình yêu cho HS là vô cùng quan trọng. Phải giáo dục thái độ đúng đắn, tinh thần lao động và sự cống hiến hết mình để xây dựng biển, đảo quê hương. Đối với nhà trường phổ thông hôm nay, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu đào tạo con người mới XHCN có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế.

1.2.5. Hoat

đông giá o duc

ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDNGLL chính là những hoạt động giáo dục được nhà trường tổ chức nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Các hoạt động giáo dục này được thực hiện ngoài các giờ học chính khóa trên lớp, do nhà trường và đội ngũ GV chủ nhiệm trực tiếp tổ chức, có sự phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội và gia đình, xã hội cùng tham gia.

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kĩ thuật, lao động công

ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mi, thể

dục thể thao, vui chơi giải trí, …để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”. [27,tr.37]

Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn ở trên lớp, diễn ra trong hay ngoài nhà trường, được tổ chức nhằm giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục đề ra, là sự nối tiếp hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động ở HS”. [28, tr.37] Các tác giả khác như Nguyễn Dục Quang, Bùi Sỹ Tụng, Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao, …[13] mặc dù không đưa ra khái niệm về hoạt động GDNGLL song đều thống nhất quan điểm khi nói về hoạt động GDNGLL bao gồm: hoạt động GDNGLL gắn bó mật thiết với hoạt động dạy học, là sự tiếp nối của hoạt động dạy học nhằm củng cố và vận dụng những tri thức đã học vào thực tế cuộc sống. Hoạt động GDNGLL góp phần tích cực trong việc hình thành những kĩ năng cơ bản của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai

đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

Hiện nay hoạt động GDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng

chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục

môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS.

1.2.6. Giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua các hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp

Ở trường phổ thông, mỗi hoạt động giáo dục hay dạy học với chức năng và nhiệm vụ khác nhau là sự cụ thể hóa mục tiêu chung thành mục tiêu riêng.

Ví như, hoạt động dạy học các môn học như Địa lí, Lịch sử giúp cho HS hiểu rõ đất nước mình, hiểu vùng biển, hải đảo của đất nước, hiểu được lịch sử khai phá tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” để tăng thêm tình yêu Tổ

quốc, yêu quê hương, yêu biển, đảo, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Trên cơ sở đó giáo dục tình yêu biển, đảo, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc gắn với CNXH, rèn luyện các năng lực tư duy, năng lực thực hành, khả

năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu biển, đảo thông qua các hoạt động GDNGLL là rất quan trọng đối với HS. Bằng việc tổ chức các hoạt động GDNGLL nhà giáo dục sẽ cung cấp kiến thức lịch sử và truyền thống khai thác biển, đảo của ông cha ta giúp các em có cái nhìn sâu sắc về biển, đảo quê hương mình. Thông qua các việc tổ chức các hoạt động GDNGLL với các chủ đề về biển, đảo sẽ hình thành cho HS ý thức công dân, là phương tiện để giúp ta dung dưỡng tình yêu biển, đảo, tinh thần yêu nước, yêu lịch sử cha ông, văn hóa dân tộc, truyền cho người học tình cảm, nhiệt huyết với lịch sử dân tộc, yêu biển, đảo Tổ quốc và trách nhiệm của mình với việc bảo vệ chủ quyền, tài nguyên biển, đảo trong cuộc sống hiện đại.

Từ những phân tích như trên có thể hiểu rằng: Giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL là việc tổ chức các hoạt động

GDNGLL với các nội dung cụ thể gắn với kiến thức về biển, đảo, với các hình thức hoạt động để giáo dục ý thức và tình yêu biển, đảo cho HS.

Quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL bao gồm các thành tố: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức, phương tiện, con đường giáo dục, các lực lượng giáo dục và kết quả giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

1.3. Đặc điểm lứa tuổi của hoc sinh Trung học cơ sở

Giáo dục nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo chỉ phát huy hiệu quả tích cực khi phù hợp với đối tượng giáo dục. Đối tượng giáo dục vừa là khách thể mà giáo dục hướng tới, nó quy định nội dung, phương pháp, con đường và phương tiện, đặt ra yêu cầu đối với chủ thể làm công tác giáo dục. Việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL cần nắm vững đặc điểm về sinh lí, tâm lí, nhận thức và xã hội của HS với tư cách đối tượng của giáo dục tình yêu biển, đảo.

HS trường THCS có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi (từ lớp 6 - 9), giai đoạn phát triển này của trẻ được gọi là tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khủng hoảng”...[4]

1.3.1. Đặc điểm về sinh lí

HS THCS có đặc trưng nổi bật là sự phát triển nhảy vọt về sinh lí. Sự phát triển cơ thể, những biến đổi cơ thể có thể gây cho thanh thiếu niên sự tò mò, quan tâm, ý thức về bản thân, cảm giác mình đang trở thành người lớn. Sự phát dục cũng gây ra cho các em nhiều trở ngại, chưa biết kiểm tra tình cảm và

hành vi. Các em luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn, điều này làm tăng tính tích cực trong học tập và hoạt động xã hội của HS. Tuy nhiên, các em chưa thấy được những hạn chế của mình, nên có biểu hiện như bướng bỉnh, dễ kích động, khó bảo, … Để định hướng tốt cho sự phát triển nhân cách của các em,

cần đi sâu vào thế giới nội tâm của các em, hiểu rõ nhu cầu đặc điểm tâm sinh lí để có những biện pháp kịp thời điều chỉnh và lôi cuốn HS vào các loại hoạt động phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của HS. “Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi HS THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao”. [4,tr.23]

1.3.2. Đặc điểm về nhận thức

Lứa tuổi này, tư duy trừu tượng của các em đã phát triển, các em thích học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, đặc biệt rất thích được trải nghiệm trong những hoạt động mới lạ. Khi tri giác các sự vật, hiện tượng HS THCS có khả năng phân tích, tổng hợp. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác có trình tự, có kế hoạch, và hoàn thiện hơn. Chú ý của HS THCS diễn ra rất phức tạp. Sự thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình tượng cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát mà sự chiếm ưu thế của tư duy trừu tượng là đặc tính cơ bản về hoạt động tư duy của lứa tuổi HS THCS.

1.3.3. Đặc điểm về ý thức

Lứa tuổi HS THCS đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác, bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của mình. Để phát triển tự ý thức cho lứa tuổi này thì yếu tố quyết định nhất là cuộc sống tập thể của các em, nơi có nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình và những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi hoạt động của các em giúp cho sự phát triển tự ý thức của các em.

Như vậy, trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới của các em trong tập thể, đã làm nảy sinh khát vọng tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản thân những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm sai lầm của mình.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí