tôi được biết, do các kiến thức về biển, đảo chỉ được gói gọn trong một số môn như Lịch sử, Địa lí, các kiến thức trong sách giáo khoa, hoặc sách tham khảo nên đa số các em thấy khô khan, dài dòng, nhàm chán. Điều đó đòi hỏi người
GV cần phải tổ chức thêm các hoạt động GDNGLL nhằm vừa cung cấp thêm các kiến thức về biển, đảo cho các em với các hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo, để mỗi đơn vị kiến thức về biển, đảo có thể là món ăn tinh thần không thể thiếu được của HS, từ đó nâng cao tình yêu biển, đảo của các em. Chính vì vậy, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
cho các em HS ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giáo dục truyền thống về tinh thần yêu quê hương, đất nước. Các em có quyền được biết, được hiểu về cội nguồn, về lịch sử biển, đảo quê hương mình để mai sau khôn lớn, trưởng thành, các em có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng, bảo vệ biển, đảo Tổ quốc. Bảng 2.4. Nhận thức của HS về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Tổng số HS | Kết quả câu trả lời | ||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Bình thường | Không cần thiết | ||||||
Theo em có cần thiết phải giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS bằng các hoạt động GDNGLL không? | 110 (100%) | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
23 | 21 | 66 | 60 | 21 | 19 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Giá O Duc Trong Nhà Trường Trung Học Cơ Sở
- Nội Dung Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hoc Sinh Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo
- Thực Trạng Hình Thức Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hoc̣ Học Cơ Sở Thông Qua Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp
- Đảm Bảo Sự Thống Nhất Giữa Nội Dung Kiến Thức Biển, Đảo Với Mục Đích Giáo Dục Của Nhà Trường
- Biện Pháp Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Hoc Sinh Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Từ bảng số liệu, cho thấy một tín hiệu vui khi có tới 81% số HS được hỏi cho rằng cần thiết phải giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, nghĩa là các em đã thấy được tầm quan trọng của việc
giáo dục truyền thống này, đặc biệt là lai được thông qua các hoạt động
GDNGLL, qua các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoaṭ lớ p cuối tuần.
Qua trao đổi, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy rằng, bằng các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài các em biết được tầm quan trọng của biển, đảo quốc gia, nhiều em còn nhận ra được trách nhiệm cần phải bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Vì vậy vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục tình yêu biển, đảo cho các em là “rất cần thiết”. Ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường, các em phải hiểu được rằng để có được nền hòa bình cho các em sống, học tập, sinh hoạt như ngày hôm nay phải đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ cha ông đi trước. Để từ đó các em có định hướng đúng đắn, có những việc làm thể hiện tình yêu biển, đảo quê hương, tình yêu đất nước.
Dù vậy, vẫn còn nhiều em HS thờ ơ với vấn đề này, với các em có giáo dục cũng được mà không có cũng không sao. Điều này phản ánh một thực tế hiện nay là trong quá trình giáo dục truyền thống dân tộc, trong đó có tình yêu quê hương, đất nước nói chung và tình yêu biển, đảo Tổ quốc nói riêng có diễn ra nhưng chưa thật sâu sắc, chưa liên tục, nên chưa tác động đến tâm tư, tình cảm của các em khiến các em không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Đây cũng là tình trạng chung của người trường THCS trong tỉnh nói riêng và trong cả nước.
2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc̣ học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
sinh Trung
Để tìm hiểu việc thực hiện nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu đối tượng chủ yếu là GV ở các trường địa bàn nghiên cứu.
Trước tiên chúng tôi tiến hành tìm hiểu về tần suất thực hiện các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Bảng 2.5. Tần suất thực hiện các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Tổng số GV điều tra | Kết quả câu trả lời | ||||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi | Không bao giờ | ||||||
Thầy/cô đã tiến hành việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL với tần suất như thế nào? | 12 (100%) | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
1 | 8,3 | 6 | 50 | 4 | 33,4 | 1 | 8,3 |
Kết quả điều tra cho thấy, GV ở các trường THCS trên địa bàn chưa thường xuyên giáo dục tình yêu biển, đảo trong các giờ học lịch sử địa phương. Cụ thể là chỉ có 1/12 (8,3%) là thường xuyên giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS trong các hoạt động GDNGLL, kể cả trong giờ dạy học trên lớp. Có tới 83% các GV được hỏi là chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi. Thực tế này cho thấy tuy các GV nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình yêu biển, đảo nhưng lại không thường xuyên tiến hành giáo dục. Có hiện tượng này là do đầu tư cho một bài học hay nhằm giáo dục các em đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.
Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Tổng số HS | Kết quả câu trả lời | ||||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi | Không bao giờ | ||||||
Giáo dục cho HS có được nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo của quốc gia | 12 (100%) | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
7 | 58.3 | 4 | 33,4 | 1 | 8,3 | 0 | 0 | ||
Giáo dục cho HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân mình trong lao động, sản xuất, chiến đấu và học tập trên biển, đảo quê hương. | 12 (100%) | 6 | 50 | 4 | 33,4 | 1 | 8,3 | 1 | 8,3 |
Giáo dục cho HS hiểu biết về bản sắc văn hóa mang đậm tính độc đáo của nhân dân gắn liền với biển cả và hải đảo. | 12 (100%) | 1 | 8,3 | 4 | 33,4 | 6 | 50 | 1 | 8,3 |
Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân đối với biển, đảo một cách tự giác. | 12 (100%) | 4 | 33,4 | 6 | 50 | 1 | 8,3 | 1 | 8,3 |
Qua bảng số liệu trên cho thấy các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo, được tiến hành cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung giáo dục này chưa diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong đó:
Nội dung “Giáo dục cho HS có được nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo của quốc gia” được thực hiện tốt nhất với gần 60% thường xuyên tiến hành giáo dục HS. Qua trao đổi với một số GV và CBQL thì được biết, việc giáo dục về chủ quyền biển, đảo của quốc gia cho HS không chỉ được thực hiện trong các giờ lên lớp thông qua các môn học, mà còn được GV thực hiện trong các hoạt động GDNGLL, GV giúp cho HS hiểu rõ vai trò tầm quan trọng của biển, đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước, đặc biệt là nhấn mạnh chủ quyền biển, đảo chính đáng của Việt Nam được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Qua việc giáo dục nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo, GV giúp cho HS nhận thấy trách nhiệm, thay đổi tư tưởng, tình cảm và hành vi HS đối với biển, đảo của quê hương.
Nội dung “Giáo dục cho HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân mình trong lao động, sản xuất, chiến đấu và học tập trên biển, đảo quê hương” được thực hiện tốt thứ hai với 50%. Trên thực tế, việc thực hiện này được GV nhắc đến trong các chủ đề GDNGLL qua các chủ đề giáo dục như: “Uống nước nhờ nguồn”, “Mừng Đảng, mừng xuân”. Ngoài ra, GV còn tiến hành còn giáo dục cho HS niềm tự hào về những cảnh trí thiên nhiên bình dị và thơ mộng của biển, đảo Tổ quốc thông qua các hoạt động tìm hiểu, tham quan nhằm giúp cho HS có những trải nghiệm, từ đó hình thành và phát triển tình yêu biển, đảo cho các em.
Nội dung được chú ý thứ hai đó là: “Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân đối với biển, đảo một cách tự giác”. Với 33,4% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên. Thực tiễn cho
thấy, nội dung này được nhiều GV tiến hành lồng ghép cùng với việc giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước nói chung cho HS. Nhiều nhà trường rất lưu ý tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm hình thành cho các em không chỉ là ý thức mà tiến tới các hành động cụ thể nhằm biểu hiện tình yêu đối với quê hương đất nước và biển, đảo của Tổ quốc ta.
Nội dung mà GV đánh giá thấp hơn đó là: “Giáo dục cho HS hiểu biết về bản sắc văn hóa mang đậm tính độc đáo của nhân dân gắn liền với biển cả và hải đảo”. Do đây là nội dung giáo dục khó, nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa không chỉ hình thành ngay lập tức cho các em, mà nó cần có thời gian thẩm thấu và cần thực hiện với thời gian lâu dài với nhiều hình thức kết hợp khác nhau, không chỉ giới hạn trong các tiết GDNGLL mà còn phải kết hợp với các tiết dạy học phân môn trên lớp và cả các tiết ngoại khóa khác.
Tóm lại, các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc
sinh THCS
thông qua hoạt động GDNGLL tuy đã được GV và các nhà trường THCS trên địa bàn khảo sát đã thực hiện, nhưng vẫn chưa thực sự thường xuyên và có hiệu quả triển khai cao.
2.2.3. Thực trạng phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho hoc̣ Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
sinh
Để tìm thực trạng về phương pháp việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hai đối tượng là GV và HS ở các trường địa bàn nghiên cứu.
* Về phía GV:
Đánh giá của GV các phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua hoạt động GDNGLL được thể hiện quan bảng số liệu sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Tổng số GV điều tra | Kết quả câu trả lời | ||||||||||
Thảo luận | Đóng kịch | Giao nhiệm vụ | Trò chơi | Phương pháp khác | |||||||
Phương pháp mà thầy/cô thường sử dụng để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL là gì? | 12 (100%) | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
5 | 42 | 3 | 25 | 1 | 8 | 1 | 8 | 0 | 0 |
Qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy GV đã tiến hành giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên cho HS nhưng còn ít, và phương pháp giáo dục tập trung chủ yếu ở bốn phương pháp chính đó là phương pháp thảo luận, đóng kịch, giao nhiệm vụ và trò chơi. Đối với các hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, GV chủ yếu cho HS thảo luận nhóm, trong số 12 GV được hỏi thì có 42% GV lựa chọn biện pháp này. Các biện pháp khác cũng được sử dụng nhưng tỉ lệ thấp hơn, trong đó đóng kịch lịch sử chiếm 25%, giao nhiệm vụ
chiếm 8%, thi tìm hiểu qua trò chơi lịch sử chiếm 8%, các phương pháp khác
thì không có GV nào sử dụng.
Có một thực tế qua điều tra thì ở trường nào cũng sử dụng biện pháp thảo luận là chủ yếu, các vấn đề thảo luận vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự đi đúng trọng tâm, hiệu quả chưa cao, điều đó phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thực hiện biện pháp. Tuy nhiên, vì con số này còn chiếm tỉ lệ thấp nên cần phải được
phát huy nhiều hơn với các phương pháp khác nhau để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS nói riêng.
* Về phía HS:
Đánh giá của HS các phương pháp mà GV tiến hành giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua hoạt động GDNGLL được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của HS về các phương pháp của GV nhằm giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL
Tổng số HS | Kết quả câu trả lời | ||||||||||
Thảo luận | Đóng kịch | Giao nhiệm vụ | Trò chơi | Phương pháp khác | |||||||
Những phương pháp mà thầy/cô thường sử dụng để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL? | 110 (100%) | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
65 | 59 | 45 | 40 | 18 | 16 | 22 | 20 | 0 | 0 |
Qua bảng số liệu cho thấy đánh giá của HS cũng khá tương đồng khi điều tra thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục của GV. Hoạt động chủ yếu vẫn là thảo luận nhóm về các tri thức biển chiếm 59%. Việc tổ chức các hoạt động đóng kịch chiếm 40%, tổ chức giao nhiệm vụ cụ thể cho HS chiếm 16%, trò chơi thi tìm hiểu lịch sử biển, đảo chiếm 20% còn các biện pháp khác thì chưa được GV nào thực hiện.
Thực tế cho thấy hoạt động GDNGLL này có tác dụng vô cùng lớn đối với việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS nói riêng. Qua thăm dò ý kiến của HS, chúng tôi thấy rằng các em rất hào hứng với các hoạt động này. Các em thích các hoạt động GDNGLL, vì tham gia hoạt động này, các em được tự do, thoải mái hơn, không bị gò bó lại phù hợp với tâm lí thích khám phá những điều mới