Thực Trạng Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo Cho Giáo Dục Tình Yêu Biển, Đảo

dục trong nhà trường. Trong quá trình tổ chức để thực hiện quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS, thì người tổ chức và chủ thể HS có mối quan hệ hợp tác, tác động qua lại với nhau. Người tổ chức không những phải là người có uy tín, có năng lực cố vấn, điều hành mà còn phải có nhận thức đúng và am hiểu về lĩnh vực mình tổ chức. Nhận thức của các lực lượng giáo dục nó sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp

mang lại hiệu quả giáo dục. Ngược lại nếu nhận thức của các lưc lượng giáo dục

không đúng nó sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức hiệu quả giáo dục thấp.

* Cơ sở vật chất giáo dục:

Để thực hiện quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông quá hoạt động GDNGLL thì cơ sở vật chất không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện để giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Ví dụ: để thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS vào chủ điểm “Uống nước, nhớ nguồn” thì không thể thiếu được các phương tiện như: loa, âm li, băng hình, tranh ảnh, tài liệu, máy chiếu,… phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động như “thi tìm hiểu kiến thức biển, đảo Tổ quốc”, “giao lưu với các cựu chiến binh hải quân”, “thi kể chuyện lịch sử mở biển của dân tộc”, “biểu diễn văn nghệ của HS”,… Trên thực tế nhiều nhà các trường THCS cơ sở vật chất chưa đáp ứng điều này, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của quá trình giáo dục này. Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động đạt kết quả cao. Ngược lại nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động việc tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

* Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên:

Năng lực của hoạt động GDNGLL của GV là yếu tố quan trọng cho thành công của quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS hiện nay. Xuất phát từ tính chất đa dạng và phong phú về phương pháp và hình thức thể hiện

của hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS, do đó đòi hỏi người GV phải

có năng lực đăc trưng: hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết kế hoạt động sao

cho phù hợp (lựa chọn nội dung lồng ghép, hình thức và phương pháp thích hợp), tìm kiếm các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục tình yêu biển, đảo, năng lực huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo, … Muốn làm được điều đó người thực hiện cần phải có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín. Trên thực tế hiện nay, việc đưa các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS cũng mới được GV lồng ghép vào các chủ điểm hoạt động GDNGLL, đây là nội dung mới, nhiều GV còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện dẫn đến hạn chế trong khâu tổ chức hoạt động cho HS, Chính điều này làm cản trở cho việc thực thi quá trình giáo dục trên.

* Tính tích cực và chủ động của học sinh:

Để quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả tốt nhất thì yếu tố tính tích cực và chủ động của HS có tác động rất lớn. HS THCS vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giáo dục này, do vậy HS cần có sự hiểu biết và kiến thức về biển, đảo và đặc biệt là sự tích cực, hứng thú của HS. Nếu bản thân HS nhận thức không đúng thì khi tham gia quá trình giáo dục này HS sẽ tham gia một cách thụ động, gò bó và mang tính hình thức. Vì thế cần giúp HS nhận thức rõ mục tiêu các nội dung giáo dục lồng ghép là mục tiêu phát triển chính bản thân HS và qua việc tham gia vào hoạt động giáo dục sẽ phát huy được tính tích cực của các em, và từ đó các em có thể hoàn thiện nhân cách của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức của HS ngày nay. Trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh và chủ quyền thì việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL là việc tổ chức các hoạt động GDNGLL với các nội dung cụ thể gắn với kiến thức về biển, đảo, với các hình thức hoạt động để giáo dục ý thức và tình yêu biển, đảo cho HS.

Với ưu thế về tính đa dạng, phong phú của hoạt động GDNGLL thì việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS có thể đạt mục tiêu hình thành cho các em tình cảm, thái độ tích cực và tình yêu quê hương, đất nước, trong đó thể hiện tình yêu biển, đảo một cách cụ thể. Quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL bao gồm các thành tố: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức, phương tiện, con đường giáo dục, các lực lượng giáo dục và kết quả giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

Quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Nhận thức của các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của GV, tính tích cực và chủ động của HS. Việc khắc phục các mặt hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp quá trình giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL đạt được hiệu quả cao.


THỰC TRẠNG GIÁ O DUC‌

Chương 2

TÌNH YÊU BIỂ N, ĐẢ O CHO HOC


SINH

TRUNG HOC

CƠ SỞ HUYÊN

TỨ KỲ , TỈNH HẢ I DƯƠNG

THÔNG QUA CÁ C HOAT

ĐÔNG GIÁ O DUC

NGOÀ I GIỜ LÊN LỚ P


2.1. Khái quát về địa bàn, hoạt động khảo sát

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Tứ Kỳ là một huyện được tách từ huyện Tứ Lộc cũ theo Quyết định số 05/QĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về việc tách huyện Tứ Lộc thành hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc, hoạt động chính thức ngày 01 tháng 3 năm 1996 theo đơn vị hành chính đã được phân cấp. Cùng ngày 01 tháng 3 năm 1996 huyện Tứ Kỳ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động.

Huyện Tứ Kỳ có 27 đơn vị hành chính gồm 01 Thị trấn và 26 xã với tổng diện tích tự nhiên là: 16.813 ha, dân số 158.769 người (tính đến 2009). Cũng giống nhiều huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành nên nhờ sự bồi đắp hệ thống sông này. Phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà, phía Tây Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang. Phía Đông giáp với Hải Phòng. Với vị trí trên là điều kiện cho huyện phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, đặc biệt là các thành phố biển như Hải Phòng, Hạ Long, …

Có thể nói, trong lao động sản xuất phát triển kinh tế, người dân Tứ Kỳ luôn luôn có truyền thống cần cù, sáng tạo. Đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, giàu bản sắc. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Tứ Kỳ đã có những đóng góp xứng đáng công sức và xương máu của mình. Toàn huyện có 4.333 liệt sĩ, 1.722 thương binh, 1.037 bệnh binh, 216 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 02 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 02 anh hùng lao động. Đặc

biệt xã Hưng Đạo được 02 lần phong tặng danh hiệu là xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đây là niềm vinh dự và tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện.

Về GD&ĐT, toàn huyên Tứ Kỳ có 30 trườ ng Mầm non; 29 trườ ng Tiêủ

hoc; 27 trường THCS; 4 trường THPT; 1 Trung tâm GDTX; 1 Trung tâm Ki

thuât

tổng hợp - Hướ ng nghiệp và day

nghề. Nhiều năm qua, ngành GD&ĐT

huyện Tứ Kỳ nói chung, giáo dục THCS của huyện nói riêng đã gặt hái những thành tựu nhất định, tuy còn gặp nhiều khó khăn trước mắt nhưng huyện Tứ Kỳ vẫn vươn lên trở thành điểm sáng của tỉnh Hải Dương, góp phần vào sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Hải Dương trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về giáo dục.

2.1.2. Mục đích khảo sát

Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL tại một số trường ở địa bàn để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra biện pháp giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Địa điểm và thời gian khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở một số trường THCS đại diện trên địa bàn huyện Tứ Kỳ trong năm học 2015 - 2016. Đối tượng khảo sát gồm 122 cá nhân là GV và HS các trường được khảo sát. Cụ thể là:

Bảng 2.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát



STT

ĐỐI

TƯỢNG KHẢO SÁT

TRƯỜNG

THCS

Thị trấn Tứ Kỳ

THCS

Hưng Đạo

THCS

Minh Đức

THCS

Đại Đồng

THCS

Côṇ g Lac̣

THCS

Tiên Động

1

GV

2

2

2

2

2

2

2

HS

19

18

19

18

18

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - 7

Nhìn chung, những trường chúng tôi điều tra nêu trên đều có truyền thống dạy tốt, học tốt; đội ngũ GV giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, HS chăm ngoan, ham học.

2.1.4. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát GV và HS ở các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương về vấn đề giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua hoạt động GDNGLL gồm:

- Khảo sát và đánh giá nhận thức về vai trò của việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng việc thực hiện các phương pháp giáo

dục tình yêu biển, đảo cho hoc qua hoạt động GDNGLL.

sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông

- Khảo sát và đánh giá thực trạng việc thực hiện hình thức giáo dục tình

yêu biển, đảo cho hoc hoạt động GDNGLL.

sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua

- Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình yêu

biển, đảo cho hoc động GDNGLL.

sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt

2.1.5. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát các đối tượng, chúng tôi thực hiện các phương pháp sau:

- Điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập ý kiến của GV và HS về vấn đề cần nghiên cứu. Kế hoạch được tiến hành như sau: Soạn phiếu điều tra GV và HS, sau đó tiếp xúc, phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho GV, HS.

- Phỏng vấn GV cốt cán, HS các trường THCS khảo sát về vấn đề cần khảo sát, nhằm tìm hiểu và bổ sung thông tin đã điều tra.

- Dự giờ và quan sát các hoạt động GDNGLL ở một số trường THCS được khảo sát để thu thập các thông tin nhằm đánh giá thực trạng.

2.2. Thực trạng giáo dục tình yêu biển, đảo cho giáo dục tình yêu biển, đảo

cho hoc sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp

2.2.1. Nhận thức về vai trò của việc giáo dục tình yêu biển, đảo giáo dục tình

yêu biển, đảo cho hoc sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp

Để tìm hiểu nhận thức về vai trò của việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hai đối tượng là GV và HS ở các trường địa bàn nghiên cứu.

* Về phía GV:

Nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL


Câu hỏi điều tra

Tổng số GV điều

tra

Kết quả câu trả lời

Cần thiết

Bình

thường

Không cần

thiết

Theo thầy/cô, việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL có

cần thiết không?


12 (100%)

SL

%

SL

%

SL

%


11


92


1


8


0


0

Qua bảng thống kê, chúng ta thấy có 11/12 GV (chiếm 92%) cho rằng việc nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL là cần thiết. Điều này chứng tỏ, các thầy/cô đều quán triệt và nhận thức đúng đắn quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về tầm quan trọng của việc nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL.

Song để biến nhận thức đó thành hành động cụ thể trong nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL, thì mỗi GV phải là một tấm gương tự học, không ngừng

cập nhât kiến thức, rèn luyện, sáng tạo, hoàn thiện năng lực dạy học và quan

trọng hơn là có tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương, đất nước nói chung và tình yêu đối với biển, đảo Tổ quốc nói riêng để “truyền lửa” cho HS, tạo cho các em tình yêu biển, đảo quê hương, niềm say mê, hứng khởi trong tìm hiểu, khám phá các tri thức biển, đảo.

* Về phía HS:

Nhận thức của HS về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL được thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Thái độ của HS về việc tìm hiểu tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về biển, đảo‌


Câu hỏi điều tra

Tổng số HS

Kết quả câu trả lời

Rất yêu

thích

Bình

thường

Không

thích

Em có thích tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về biển, đảo Việt

Nam không?


110

(100%)

SL

%

SL

%

SL

%


82


75


20


18


8


7

Như vậy, có 82/110 HS khi được hỏi ý kiến đều trả lời: em thực sự thích tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về biển, đảo bởi nó có thể cho các những hiểu biết hữu ích những khám phá mới mẻ về vùng địa lí với lịch sử lâu dài của

Tổ quốc mình. Có thể các em chưa hiểu hết biển, đảo của đất nước nên khi thấy

những kiến thức về biển, đảo được nhắc nhớ với một quá khứ hào hùng thì cảm thấy rất hứng thú. Đây là một điều đáng khích lệ bởi HS không hề quay lưng với lịch sử của dân tộc. Song cũng có 7% HS không thích học các kiến thức về biển, đảo và 18% HS cảm thấy bình thường. Qua trao đổi với một số HS, chúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023