Ý Kiến Gvmn Về Nội Dung Giáo Dục Ttn Cho Trẻ 5-6 Tuổi

- Quan niệm của GVMN về GDTTN dựa trên Quyền trẻ em

Bảng 2.7. Ý kiến GVMN về GDTTN dựa trên Quyền trẻ em


STT

Nội dung

Số lượng (n=120)

Tỉ lệ (%)


1

GDTTN dựa trên QTE là trao quyền cho trẻ em trong quá trình HĐ, làm cho trẻ em hiểu rõ quyền của mình, từ đó

trẻ ý thức được việc thực hiện trách nhiệm của bản thân.


54


45.00

2

GDTTN dựa trên QTE là dạy về Quyền và Trách nhiệm

cho trẻ em thông qua những bài học cụ thể

3

2.50


3

GDTTN dựa trên QTE là tích hợp, lồng ghép giáo dục về Quyền và Trách nhiệm của trẻ vào các hoạt động ở

trường MN


63


52.50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 10

Bảng trên cho thấy, có 45% GVMN đã hiểu đúng về GDTTN dựa trên QTE, khi lựa chọn GDTTN dựa trên QTE là trao quyền cho trẻ em trong quá trình hoạt động, để từ đó trẻ hiểu về Quyền của mình và có ý thức thực hiện trách nhiệm. Những GV lựa chọn ý kiến này là những GV coi trọng việc trao quyền cho trẻ, cho trẻ được hưởng Quyền, để trẻ tự trải nghiệm, tự dẫn dắt quá trình hoạt động của chính mình để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 55% GV lựa chọn hai ý kiến còn lại chỉ đúng một phần vì họ nhấn mạnh tới vai trò chủ động, vai trò giảng dạy của GV nhiều hơn là coi trọng vai trò chủ động, tích cực của trẻ em trong quá trình GDTTN dựa trên QTE.

a) Về việc thực hiện giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN

Về nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.8. Ý kiến GVMN về nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi



STT


Nội dung

Không lựa chọn

Có lựa chọn

SL

%

SL

%


Nhận thức về trách nhiệm





1

Các trách nhiệm (công việc) trẻ phải làm ở trường

và ở nhà

0

0

120

100


2

Trách nhiệm của những người xung quanh trẻ (cha mẹ, cô giáo, những người lao động trong các ngành

nghề, …)


53


44.17


67


55.83

3

Thế nào là có trách nhiệm và không có trách nhiệm

68

55.67

52

43.33


Nhận thức về Quyền






4

Các Quyền của trẻ khi thực hiện các trách nhiệm

(Ví dụ: Trẻ có trách nhiệm giữ gìn đồ chơi và quyền được chơi với các đồ chơi)


27


22.50


93


77.50


5

Mối liên kết giữa Trách nhiệm và Quyền (Khi trẻ

thể hiện có trách nhiệm là trẻ đã tôn trọng quyền của mình và người khác


78


65.00


42


35.00

Theo kết quả khảo sát, GVMN đã lựa chọn các nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN ở các mức độ khác nhau. Các nội dung được GV lựa chọn từ nhiều nhất đến ít nhất lần lượt là: Trách nhiệm (công việc) trẻ phải làm ở trường và ở nhà (100%); các Quyền khi thực hiện trách nhiệm (77.50%); trách nhiệm của những người xung quanh (55.83); thế nào là có trách nhiệm và không có trách nhiệm (43.33%) và ít nhất là mối quan hệ giữa Quyền của trẻ và Quyền của người khác (35%). Kết quả này cho thấy các nội dung giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em đã được đa số GV biết đến ở khía cạnh bên ngoài, dễ xác định như công việc phải làm, Quyền của trẻ được hưởng khi thực hiện công việc, trách nhiệm của những người xung quanh trẻ, nhưng ở mối quan hệ giữa Quyền của trẻ và Quyền của người khác; hay ở khía cạnh khái niệm trừu tượng “Trách nhiệm là gì”, GV cho rằng hơi khó với trẻ nên có ít GV lựa chọn hơn.

Thực tế, khi GV thực hiện chương trình, GDTTN cho trẻ đã xuất hiện trong các chủ đề, dưới hình thức ngầm, tuy nhiên nội dung GDTTN trong các bài học còn mờ nhạt, chưa rõ ràng. Giáo viên chủ yếu nói tới giáo dục phẩm chất đạo đức nói chung như: biết chăm sóc bản thân (chủ đề bản thân), yêu thương mọi người trong gia đình (Chủ đề gia đình), đoàn kết, giúp đỡ bạn, vâng lời cô giáo (Chủ đề trường mầm non), kiên trì trong công việc, chăm chỉ làm việc (chủ đề nghề nghiệp), yêu quý, chăm sóc, bảo vệ động- thực vật (chủ đề động vật, thực vật). Do đó, nội dung GDTTN còn khá tản mạn, và chưa được hệ thống một cách có chủ đích trong quá trình xây dựng nội dung và lập kế hoạch.

Về biện pháp giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN

Bảng 2.10 dưới đây cho thấy, trong quá trình thực hiện chương trình GDMN, GV đã thực hiện khá nhiều BP và hướng tới việc giáo dục TTN cho trẻ về cả mặt nhận thức, thái độ và hành vi, có tới 9 biện pháp GV đã sử dụng đạt mức khá thường xuyên và thường xuyên trên 50%, một biện pháp được lựa chọn dưới 50% là “Hướng dẫn PH” (45%). Trong 10 biện pháp, BP được sử dụng thường xuyên và khá thường xuyên nhất là “Dạy trẻ quy tắc, quy định” (81.67%), “Sử dụng yếu tố tự điều khiển trong lớp học” (74.16%), “Giao nhiệm vụ” (72.5%), “Khơi gợi tinh thần tự nguyện của trẻ trước khi làm việc” (72.5%). Các BP còn lại vẫn còn tỉ lệ giáo viên thỉnh thoảng và hiếm khi sử dụng chiếm 30% trở lên là: “Hướng dẫn PH” (55%), “Dạy trẻ về Quyền đi đôi với trách nhiệm” (44.16%), “Nêu gương người có TN” (40.84%), “Tạo cơ hội cho trẻ tự đánh giá việc thực hiện TN” (38.33%), “Tạo cơ hội cho trẻ tự ra quyết định và chịu TN” (32.5%) và “Tổ chức các HĐ trải nghiệm vừa sức để trẻ thể hiện TN” (32.5%).


Bảng 2.9. Những biện pháp GVMN đã sử dụng nhằm giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi


STT

Biện pháp

Chưa thực hiện

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Khá thường xuyên

Thường xuyên

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dạy trẻ quy tắc quy định

0

0

3

2.50

19

15.83

57

47.50

41

34.17

2

Giao nhiệm vụ

0

0

0

0.00

33

27.50

35

29.17

52

43.33


3

Tạo cơ hội cho trẻ đưa ra quyết định và

chịu trách nhiệm về quyết định của mình

0

0

4

3.33

35

29.17

35

29.17

46

38.33


4

Tổ chức các HĐ trải nghiệm vừa sức để

trẻ thể hiện các trách nhiệm của bản thân

0

0

1

0.83

38

31.67

43

35.83

38

31.67


5

Khơi gợi tinh thần tự nguyện của trẻ

trước khi thực hiện công việc

0

0

1

0.83

32

26.67

43

35.83

44

36.67


6

Tạo động lực cho trẻ thực hiện trách

nhiệm bằng các yếu tố tự điều khiển

0

0

7

5.83

24

20.00

43

35.83

46

38.33


7

Tạo cơ hội cho trẻ tự đánh giá việc thực

hiện trách nhiệm

0

0

0

0.00

46

38.33

33

27.50

41

34.17


8

Nêu gương những người có trách

nhiệm (Cô giáo, bạn bè, các nhân vật trong phim, truyện)


0


0


3


2.50


46


38.33


28


23.33


43


35.83

9

Dạy trẻ về quyền đi đôi với trách nhiệm

0

0

15

12.50

38

31.67

32

26.67

35

29.17


10

Hướng dẫn phụ huynh giáo dục TTN

cho trẻ ở nhà

0

0

6

5.00

60

50.00

27

22.50

27

22.50


65

Thông tin từ phỏng vấn chỉ ra rằng các nhóm BP được GV sử dụng khá thường xuyên và thường xuyên là những BP quen thuộc với họ và tốn ít công chuẩn bị. Thường đầu năm học, GV chuẩn bị môi trường lớp học và trang trí các góc lớp, khu vực hoạt động, kèm theo một số bảng nội quy, các bảng hướng dẫn hoạt động. Tuy nhiên, các nội quy này chủ yếu do GV xây dựng, lựa chọn, chưa có sự tham gia của trẻ. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy các bảng nội quy còn đặt khá cao so với tầm mắt của trẻ, ít trẻ để ý và nhớ đến chúng. Các BP còn nhiều GV thỉnh thoảng và hiếm khi sử dụng là do còn khá mới với họ. GV chưa xác định rõ được mục đích và nội dung GDTTN cho trẻ trong hoạt động cụ thể như thế nào. Họ mới hình dung rằng nêu gương bé ngoan, người tốt việc tốt, đó là người có trách nhiệm. Họ cũng thừa nhận rằng, họ đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, nhưng để định hướng đến mục tiêu trải nghiệm thực hiện Quyền và Trách nhiệm, sau đó chia sẻ và dùng các diễn ngôn về Quyền và trách nhiệm thì còn rất ít. Hướng dẫn PH giáo dục TTN cho trẻ ở nhà chưa được nhiều GV thực hiện, do nhà trường chưa có hướng dẫn triển khai về vấn đề này.

Qua quan sát hoạt động cụ thể, chúng tôi lựa chọn hai hoạt động để phân tích. Hoạt động thứ nhất: HĐ chơi góc- MN05 (xem phụ lục). Trong quan sát này, GV chưa đứngvề phía trẻ, chưa hiểu trẻ nên đã có những tác động không cần thiết, thậm chí làm mất đihứng thú của trẻ. Khi trẻ không được đáp ứng nhu cầu chơi sẽ dẫn đến việc trẻ không cómục đích chơi rõ ràng và không hoàn thành nhiệm vụ chơi của mình (trẻ đến mỗi gócmột lúc). Trong 4 lần tương tác với trẻ, hai giáo viên sử dụng hành động chiến lược đếnba lần, chỉ có một lần (lần 4) là giáo viên sử dụng hành động giao tiếp đạt được sự đồngý và hài lòng của trẻ. Kết thúc buổi chơi, C không được chơi hoàn toàn tự do theo sởthích của mình và không cảm thấy sự thỏa mãn, vui vẻ trong cuộc chơi. Hoạt động thứhai: Tạo hình “Bé và chiếc ô”- MN01 (xem phụ lục). Trong quan sát số 2 này, GDTTNđược thực hiện một cách tiềm ẩn. GV thực hiện việc GDTTN một cách vô thức (khôngđặt mục đích đó ngay từ đầu hoạt động). GV giao nhiệm vụ cho NTH úp cốc, yêu cầuNVNQ chịu trách nhiệm bằng một hình phạt do mất trật tự và phạt đứng làm bài khi emmắc lỗi cắt tóc của bạn. GV nhắc nhở trẻ thực hiện các hành vi đúng: cất quần vào ba lô(đối với em TGB), chỉ lấy một chiếc ô đủ dùng cho mình (đối với em VBL); nhặt rácxung quanh chỗ ngồi (đối với cả lớp). Cách giao tiếp của GV vẫn là mệnh lệnh, có lúcGV làm hộ trẻ ngay mà không để cho trẻ tự làm, chưa có quy tắc rõ ràng nào được đề ranhằm sửa đổi hành vi. Nếu GV biết chuyển những nhắc nhở đó thành các quy định vàchuyển hành động chiến lược thành hành động giao tiếp giúp trẻ hiểu được các quy định,chuẩn mực hành vi phù hợp (cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, làm đâu sạch đấy, chỉ lấy đủdùng cho mình) thì trẻ sẽ làm một cách tự nguyện hơn, dễ dàng hình thành thói quen cótrách nhiệm hơn.

Các quan sát cho thấy rằng TTN mới được GV lựa chọn dạy cho trẻ thông qua quy định, kỷ luật, bắt buộc trẻ phải tuân theo, chưa thấy GV quan tâm tới sự hài hòa của bản thân trẻ với những người xung quanh, trách nhiệm không phải là gánh nặng mà là sự quan tâm. GV cần biết quan tâm, tôn trọng và hiểu biết đứa trẻ, ứng xử một cách có trách nhiệm với trẻ thì trẻ sẽ cảm nhận và học theo điều đó. Hơn nữa, các GVMN đã sử dụng các phương pháp khác nhau để giáo dục TTN cho trẻ: nội quy lớp học (bảng nội quy, lời đồng dao, vè), giao nhiệm vụ, cho trẻ lao động. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em đều có cơ hội như nhau. Những trẻ nhanh nhẹn thường được giao nhiều việc hơn, với những trẻ GV cho rằng yếu, vụng về thì hầu như không được giao nhiệm vụ bê đồ, chia cơm cho các bạn hay đứng đầu các nhóm hoạt động.

Về hình thức hoạt động giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.10. Ý kiến GVMN về hình thức hoạt động GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi


STT

Các hình thức

Ý kiến giáo viên

SL (n=120)

Tỉ lệ (%)

1

Chế độ sinh hoạt (đón-trả trẻ, ăn- ngủ- vệ sinh)

99

82.50

2

Hoạt động học tập

113

94.17

3

Hoạt động lao động

90

75.00

4

Hoạt động vui chơi (chơi góc, chơi tự do, chơi ngoài trời)

117

97.50

5

Hoạt động lễ hội

53

44.17

6

Hoạt động tham quan

69

57.50

Theo ý kiến GV, hiện nay hình thức tổ chức được sử dụng nhiều nhất để giáo dục TTN cho trẻ là hoạt động vui chơi và hoạt động học tập (97,5% và 94,17%). Số liệu này cho thấy GV đang xác định và sử dụng hai hoạt động có ưu thế: một hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, một hoạt động sẽ là chủ đạo khi trẻ vào lớp Một. Chế độ sinh hoạt hàng ngày xếp vị trí thứ 3. GV đã biết tận dụng các tình huống có thể giáo dục TTN cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua chế độ sinh hoạt một ngày, tạo ra việc lặp lại thói quen, hành vi trách nhiệm cho trẻ trong các hoạt động. Trong khi đó, hoạt động lao động cũng chiếm 75%, nhưng chưa được chú trọng như ba hình thức trên. Mặc dù hoạt động lao động lứa tuổi này còn mang yếu tổ chơi nhưng đây lại là hoạt động có nhiều thế mạnh để giáo dục TTN cho trẻ. Một hình thức lao động đơn giản của trẻ ở lứa tuổi này sẽ giúp trẻ nhận thức được phần việc mình cần làm và trách nhiệm mình cần chịu trước mỗi việc mình làm. Nếu được giáo viên chú trọng hơn nữa hình thức tổ chức này, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế hơn và hình thành TTN bền vững hơn. Đứng ở hai vị trí cuối cùng là hoạt động tham quan và hoạt động lễ hội.

Về phương tiện giáo dục trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.11. Ý kiến GVMN về phương tiện giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi



STT


Các phương tiện

Ý kiến GVMN

SL (n=120)

Tỉ lệ (%)

1

Thế giới đồ vật (đồ dùng, đồ chơi, các tài liệu trực quan)

103

85.8

3

2

Phương tiện nghệ thuật: phim, truyện, rối, tác phẩm âm

nhạc, tạo hình,…

87

72.5

0

3

Sự kiện xã hội xung quanh trẻ: tình huống, các hoạt động

trẻ phải thực hiện các trách nhiệm (hoạt động tự phục vụ, lao động, trò chơi, lễ hội,…)


107

89.1

7

4

Môi trường tự nhiên

107

89.1

7


Bảng kết quả trên cho thấy, giáo viên đã sử dụng đa dạng hóa các loại phương tiện giáo dục TTN cho trẻ, đặc biệt là tận dụng môi trường tự nhiên và các sự kiện xã hội xung quanh trẻ, chiếm tới 89,17%. Sự lựa chọn này của giáo viên khá phù hợp với lý thuyết về giáo dục hành vi bằng hoạt động và thông qua hoạt động thực tiễn. Thế giời đồ vật (bao gồm đồ dùng, đồ chơi và các tài liệu trực quan) và phương tiện nghệ thuật cũng được giáo viên lựa chọn với tỉ lệ cao (85,83% và 72,5%) nhưng trong thực tế quan sát lớp học và dự giờ hoạt động của GV, chúng tôi nhận thấy hai loại phương tiện này vẫn chưa thực sự phong phú và chưa có nhiều hoặc chưa được tận dụng vào quá trình tổ chức hoạt động có tích hợp GDTTN cho trẻ. Vẫn còn 27,5% GVMN chưa đánh giá đúng vai trò của phương tiện nghệ thuật vì họ chưa nhìn thấy ưu thế của phương tiện này có thể tác động tới xúc cảm, tình cảm của trẻ, kích thích trẻ mong muốn, yêu thích và tự giác thực hiện trách nhiệm của mình.

Về thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.12. Ý kiến GVMN về thuận lợi và khó khăn của việc GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi


STT

Nội dung

Ý kiến GVMN (n=120)

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Thuận lợi



1

Sự chỉ đạo, hướng dẫn từ Ban giám hiệu

77

64.17

2

Cơ sở vật chất đảm bảo đủ các phương tiện có

thể sử dụng để giáo dục TTN

93

77.50

3

Trong chương trình GDMN đã có những nội

dung giáo dục TTN cho trẻ

86

71.67

4

Sự phối hợp và đồng thuận trong quan điểm

giáo dục của gia đình trẻ

97

80.83


Khó khăn




STT

Nội dung

Ý kiến GVMN (n=120)

Số lượng

Tỉ lệ (%)


1

Chương trình hoạt động của lớp và nhà trường

khá dày đặc nên khó có cơ hội tích hợp nội dung giáo dục TTN cho trẻ


32


26.67

2

Số trẻ trong lớp đông nên hạn chế việc quan tâm

GDTTN cho từng cá nhân trẻ

76

63.33

3

Thói quen, nếp sống, văn hóa gia đình chưa tốt

làm cản trở việc GDTTN cho trẻ

78

65.00

4

Hiểu biết của bản thân về vấn đề GDTTN cho trẻ

còn hạn chế

40

33.33

5

Ít có tài liệu hướng dẫn cụ thể về GDTTN cho

trẻ em

71

59.17


Trong quá trình thực hiện GDTTN cho trẻ 5 – 6 tuổi, GVMN bày tỏ có khá nhiều điều kiện thuận lợi, theo thứ tự từ thuận lợi nhiều nhất đến ít nhất là: sự phối hợp và đồng thuận của gia đình (80,83%), cơ sở vật chất (77,5%) và chương trình GDMN (71,67%), cuối cùng là sự chỉ đạo, hướng dẫn của BGH (64,17%). Theo nhận định về các yếu tố thuận lợi từ phía giáo viên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp của GV với gia đình trẻ là vô cùng quan trọng, song yếu tố kết hợp với BGH nhà trường chưa được giáo viên đánh giá cao. Theo chúng tôi, trong giáo dục trẻ với bất kỳ nội dung nào thì việc phối kết hợp tốt của Nhà trường, gia đình và GV đều rất quan trọng, giúp cho việc triển khai nội dung, phương pháp giáo dục có hệ thống và có sự kiểm tra, đánh giá kết quả.

Bên cạnh đó, GV cũng gặp khó khăn do thói quen nếp sống văn hóa gia đình chưa tốt (65%) và lớp số trẻ quá đông (63.33%), ít tài liệu hướng dẫn GDTTN cho trẻ (59,17%), hiểu biết của GV về GDTTN còn hạn chế (33,33%). “Chương trình hoạt động” ít gây trở ngại nhất cho GV trong việc GDTTN cho trẻ (26,67%), điều này chứng tỏ tích hợp nội dung GDTTN vào chương trình nhà trường sẽ có tính khả thi cao. Ngoài ra, một số GV còn đề cập đến khó khăn khác như: nhiều trẻ không hợp tác do bố mẹ ở nhà làm hộ mọi việc. Như vậy, muốn GDTTN cho trẻ hiệu quả thì GV cần có các tài liệu vừa hướng dẫn cho họ, vừa hướng dẫn cách thức phối hợp với gia đình nhằm tăng cường hiểu biết của cả GV và cha mẹ về GDTTN dựa trên QTE.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.13. Ý kiến GVMN về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi

TT

Yếu tố ảnh hưởng

K

I

C

L

RL

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ

0

0.00

0

0.00

46

38.33

42

35.00

32

26.67

2

Vị trí của trẻ trong gia đình

6

5.00

19

15.83

46

38.33

30

25.00

19

15.83

3

Giới tính của trẻ

41

34.17

14

11.67

43

35.83

20

16.67

2

1.67


4

MT vật chất ở trường MN và

gia đình

5

4.17

11

9.17

44

36.67

36

30.00

24

20.00


5

MT tâm lí xã hội ở trường MN

và GĐ

0

0.00

13

10.83

45

37.50

46

38.33

16

13.33

6

Hành vi của cha mẹ

0

0.00

0

0.00

13

10.83

42

35.00

65

54.17

7

BP giáo dục của cha mẹ

3

2.50

0

0.00

16

13.33

30

25.00

71

59.17

8

Trình độ học vấn của cha mẹ

6

5.00

33

27.50

57

47.50

19

15.83

5

4.17

9

Văn hóa gia đình

0

0.00

8

6.67

41

34.17

39

32.50

32

26.67

10

BP giáo dục của GV

0

0.00

0

0.00

31

25.83

27

22.50

62

51.67

11

Trình độ của GV

5

4.17

14

11.67

44

36.67

43

35.83

14

11.67

12

Kinh nghiệm của GV

0

0.00

3

2.50

44

36.67

54

45.00

19

15.83


13

Cách thức quản lý của nhà trường

3

2.50

14

11.67

49

40.83

38

31.67

16

13.33

Chú thích: K-Không ảnh hưởng; I- Ít ảnh hưởng; C- Có ảnh hưởng; L- Ảnh hưởng lớn, RL- Ảnh hưởng rất lớn

Theo ý kiến của GVMN, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi là: BP giáo dục của cha mẹ, Hành vi của cha mẹ và BP giáo dục của GV. Tính tỉ lệ GV lựa chọn không ảnh hưởng và ít ảnh hưởng, chúng tôi xác định ba yếu tố ảnh hưởng ít nhất là Giới tính của trẻ (45,84%), trình độ học vấn của cha mẹ (32,50%), vị trí của trẻ trong gia đình (20,83%).

Trong các yếu tố thuộc về bản thân trẻ, GV cho rằng đặc điểm tâm lí cá nhân trẻ có ảnh hưởng rõ nhất đến TTN của trẻ, yếu tố ảnh hưởng thứ hai là vị trí của trẻ trong gia đình, yếu tố ít ảnh hưởng nhất là giới tính của trẻ.

Trong các yếu tố thuộc về môi trường giáo dục, đa số GV lựa chọn mức có ảnh hưởng trở lên, chiếm tỉ lệ là 86.67% (MT vật chất) và 89.16% (MT tâm lý). Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 1/5 GV chưa đánh giá đúng vai trò của yếu tố môi trường hoạt động đối với giáo dục TTN cho trẻ.

Trong các yếu tố về gia đình trẻ, yếu tố được GV cho rằng có ảnh hưởng nhiều nhất đến TTN của trẻ là hành vi của cha mẹ, thứ hai là biện pháp giáo dục của cha mẹ (97.5% GV lựa chọn mức có ảnh hưởng trở lên). Nhưng trong hai yếu tố này, tỉ lệ GV lựa chọn mức ảnh hưởng rất lớn nhiều hơn dành cho Biện pháp giáo dục của cha mẹ

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí