Nguyên Tắc Tôn Trọng Quyền Của Trẻ Em Được Sống Trong Môi Trường Gia Đình Gốc

nuôi, để từ đó có cơ sở đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn pháp luật về nuôi con nuôi.

- Tạo cơ chế thuận lợi và sự an toàn về mặt pháp lý cho quan hệ nuôi con nuôi, đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em được nhận nuôi một cách hiệu quả nhất.

- Để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi hoặc những tranh chấp xảy ra trong quan hệ nuôi con nuôi.

Chương 2‌

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM QUA


Luật nuôi con nuôi được xây dựng trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, bảo đảm việc cho trẻ em làm con nuôi được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, góp phần đấu tranh phòng chống hiện tượng mua bán trẻ em hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi. Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong một văn bản Luật, trong đó chú trọng biện pháp bảo đảm tăng cường giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thu xếp được cho trẻ em làm con nuôi trong nước.

Trong phạm vi của luận văn, việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu qua một số nội dung cơ bản sau: nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi; vấn đề thực hiện các điều kiện của việc nuôi con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và vấn đề chấm dứt nuôi con nuôi. Các nội dung này được phân tích theo Luật Nuôi con nuôi, có so sánh với chế định nuôi con nuôi của Luật HN&GĐ năm 2000 trong quá trình thực hiện pháp luật nuôi con nuôi

2.1 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là những quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi tại Điều 4, bao gồm những nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 6

3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”.

Những nguyên tắc này vừa thể hiện quan điểm, tư tưởng của Nhà nước đối với việc nuôi con nuôi, vừa đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của người con nuôi. Những nguyên tắc này chưa được quy định một cách rõ ràng trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi trước đây.

2.1.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc

Đây là một nguyên tắc đã được thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế. Điều 3 Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em ghi nhận “ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là phải được cha, mẹ đẻ chăm sóc”. Lời nói đầu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 ghi “tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng” [39]. Lời nói đầu Công ước Lahay về nuôi con nuôi quốc tế “nhắc lại rằng, mỗi nước cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình” [7].

Có thể hiểu gia đình gốc là gia đình nơi trẻ em được sinh ra, bao gồm những người có quan hệ huyết thống, được sống trong gia đình với cha, mẹ đẻ là hạnh phúc nhất cho sự phát triển của trẻ em. Gia đình là nơi thực hiện chức

năng cơ bản để duy trì nòi giống và nuôi dưỡng trẻ em. Trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt trong bầu không khí yêu thương, hạnh phúc và cảm thông của những thành viên trong gia đình. Trong gia đình gốc, người bố và người mẹ là cần thiết về mặt tâm lý học cũng như sinh học đối với sự phát triển bình thường của trẻ. Do đó, việc trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu để bảo đảm trẻ em được lớn lên trong bầu không khí yêu thương của cha, mẹ đẻ. Việc duy trì trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc với cha, mẹ đẻ là biện pháp bảo đảm cao nhất để thực hiện quyền sống của trẻ em, không ai được phép tách trẻ em ra khỏi cha, mẹ đẻ. Trong trường hợp cần thiết phải đưa trẻ em ra khỏi môi trường gốc, thì điều đó cũng chỉ được thực hiện khi lợi ích tốt nhất đối của trẻ em đòi hỏi phải như vậy. Trẻ mồ côi cha, mẹ cũng được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất khi được sống chung cùng các anh chị em ruột hay các thành viên gia đình.

Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc, trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi đối với trường hợp trẻ em còn cha, mẹ đẻ hoặc người thân thích, Điều 20, 21 Luật nuôi con nuôi và Điều 9 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã quy định khi lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ về việc đồng ý cho trẻ làm con nuôi người khác thì cán bộ hộ tịch phải tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi, tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình.

Trường hợp cha mẹ đẻ do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề liên quan đến việc cho trẻ em làm con nuôi hoặc do bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố bên ngoài dẫn đến việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, nhưng sau đó muốn thay đổi ý kiến thì pháp luật cũng quy định cho họ được quyền rút lại ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 15 ngày

đối với việc nuôi con nuôi trong nước (Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) hoặc trong thời hạn 30 ngày đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, kể từ ngày được lấy ý kiến (Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP).

Đây là quy định hoàn toàn mới so với các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi trước đây. Quy định này đưa ra nhằm làm cho cha, mẹ đẻ nhận thức một cách rõ ràng trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con, tránh được tình trạng đưa ra quyết định không sáng suốt khi cho con đẻ của mình làm con nuôi người khác. Quy định này nhằm bảo đảm đến mức tối đa cơ hội để trẻ em được sống trong gia đình gốc của mình.

Thực tế công tác giải quyết việc nuôi con nuôi thời gian qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, trước đây theo quy định tại Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cần có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ, người giám hộ và trẻ em được cho làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, Luật HN&GĐ không quy định trách nhiệm, phương thức của các cơ quan chức năng trong việc lấy ý kiến. Có một số trường hợp người mẹ trẻ đơn thân có con ngoài giá thú, do quá lo lắng trước dư luận xã hội hoặc chịu áp lực bởi yếu tố khách quan đã vội vàng đồng ý cho con làm con nuôi người khác, để rồi sau này ân hận và quay lại tìm con thì đã quá muộn vì trẻ đã được cho làm con nuôi người khác. Ví dụ: trường hợp của V quê ở Quảng Bình, vào Huế làm việc mưu sinh, do lỡ có con với bạn trai, sợ gia đình biết nên ngay sau khi sinh con xong V cho cháu bé vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi An Hòa với cam kết đồng ý để Trung tâm nuôi dưỡng hoặc cho bé làm con nuôi người khác. Sau 1 năm suy nghĩ vì quá nhớ con V quay lại Trung tâm để xin lại con thì được biết cháu đã được cho làm con nuôi người nước ngoài. V đã rất đau khổ vì sau khi sinh con xong do lo sợ gia đình và dư luận nên V đã có quyết định khá nông nổi đối với đứa con do mình sinh ra.

Để tránh những trường hợp như trên, do những người liên quan chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ hậu quả của việc cho, nhận con nuôi, Luật Nuôi con nuôi đã có quy định tại Điều 20, Điều 21 việc kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan và trách nhiệm tư vấn của cán bộ. Luật cũng đã quy định việc cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày (Khoản 4 Điều 21) và nếu bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày (đối với nuôi con nuôi trong nước) và 30 ngày (đối với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài) kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi (Nghị định số 19/2011/NĐ-CP).

2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Trong quá trình nuôi con nuôi, lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt giữa người nhận con nuôi là nam hay nữ, đơn thân hay đã kết hôn; đồng thời không phân biệt việc con nuôi là trai hay gái nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong việc nuôi con nuôi và thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử về giới trong việc nuôi con nuôi.

Điều 21 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 đã quy định rằng: Các quốc gia thành viên mà công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất và…[39]. Quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi phải được đặt lên hàng đầu nhưng bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến lợi ích của cha, mẹ nuôi. Do vậy, Luật Nuôi con nuôi có các quy định vừa đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của con nuôi, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi. Bởi vì chỉ khi nào được pháp luật thừa nhận quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cha, mẹ nuôi mới có thể yên tâm thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con nuôi.

Bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đối với con nuôi, lợi ích của con nuôi là điều phải quan tâm trước tiên, vì nó liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống và suốt cuộc đời của trẻ, nên nó là yếu tố chi phối có tính quyết định đến việc cho nhận con nuôi. Do đó, đòi hỏi khi quyết định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng, điều kiện của cha, mẹ nuôi sao cho việc nuôi dưỡng trẻ em phải được đảm bảo nhất. Đối với cha, mẹ đẻ, việc cho con làm con nuôi chỉ phù hợp với lợi ích của trẻ khi cha mẹ đẻ không thể chăm sóc, nuôi dưỡng con mình tốt nhất vì những lý do sức khỏe, kinh tế hoặc bị cách li khỏi cuộc sống xã hội, cách ly khỏi trẻ theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo đúng mục đích của của việc nuôi con nuôi. Bởi trong thời gian qua, một số trường hợp người nhận con nuôi đã lợi dụng việc nuôi con nuôi, có các hành vi bóc lột sức lao động của con nuôi, xâm phạm tình dục đối với con nuôi mà lâu nay báo chí đã đưa tin như trường hợp em V, 12 tuổi, ở Châu Đốc, An Giang bị cha nuôi xâm hại; em Nguyễn Thục Phi, 9 tuổi, ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi bị cha mẹ nuôi hành hạ, đánh đập; một cháu bé 2 tuổi ở Pleiku, Gia Lai bị “mẹ nuôi” hành hạ và rao bán với với giá 20 triệu đồng… Những việc làm đó là hoàn toàn trái với mục đích của việc nhận nuôi con nuôi, trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quy định này của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 là cơ sở để phòng ngừa, ngăn chặn, và xử lý những hiện tượng xã hội tiêu cực đó.

Điều 4 Công ước Lahay 1993 đã nêu: Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách mà việc nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến ở mức độ cần thiết và đã được thông báo kỹ lưỡng về những

hệ quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại,… Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách nói trên đã đồng ý một cách tự nguyện theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi… Không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói trên [7]

Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ- CP thì trước khi đưa ra sự đồng ý, những người liên quan phải được người lấy ý kiến thông báo, tư vấn đầy đủ mục đích của việc nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con khi được cho làm con nuôi. Sau khi được tư vấn đầy đủ thì ý kiến đồng ý đối với việc cho làm con nuôi của những người liên quan phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc. Sự tự nguyện trong việc nuôi con nuôi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thân phận của người con nuôi. Sự tự nguyện từ phía bên cho, bên nhận và bên được nhận (đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên) sẽ quyết định việc nuôi con nuôi có đúng với bản chất của nó không.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi, Luật Nuôi con nuôi đã có các quy định cụ thể tại các điều: Điều 6 về bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Điều 11 về quyền được biết nguồn gốc; Điều 13 về các hành vi bị cấm… Các quy định này đều hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Nuôi con nuôi phải được thực hiện một cách bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là nguyên tắc thể hiện đặc thù của truyền thống văn hóa - xã hội Việt Nam. Sự bình đẳng ở đây thể hiện ở nhiều khía cạnh. Xét về giới tính, việc nuôi con nuôi không phân biệt nam hay nữ. Nếu đủ điều kiện để nhận con nuôi hay để được làm con nuôi thì dù nam hay nữ đều có cơ hội như nhau. Xét về quyền lợi và lợi ích hợp pháp thì, con nuôi hay con đẻ đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024