Bước 3: Trình bày bằng chữ và hình ảnh
Quy tắc, quy định bằng chữ viết ngắn gọn, hình ảnh đơn giản, phù hợp, dễ hình dung. Các quy tắc, quy định, hình ảnh được lấy từ bảng tổng hợp quy tắc, quy định do cô và trẻ đã cùng nhau thống nhất. Trẻ có thể tự vẽ các kí hiệu, hoặc hình ảnh minh họa dựa trên ý tưởng của trẻ. Nếu nội dung quy định khó vẽ, giáo viên có thể in hình để trẻ tô màu và cắt dán vào bảng nội quy.
Bước 4: Xác định vị trí và đặt bảng nội quy
Vị trí đặt bảng nội quy tùy thuộc và nội dung và phạm vi thực hiện. Nếu là quy định chung của lớp học, bảng nội quy nên được đặt ở các vị trí: Trước cửa ra vào hoặc ở góc tường gần cửa ra vào, thường là phía trẻ hay nhìn lên trong các giờ học, khu vực chơi chung, tủ để ba lô, giày dép.
Nếu là nội quy riêng cho từng hoạt động, từng góc chơi, giáo viên thống nhất với trẻ treo bảng nội quy vào từng góc hoặc ở khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động đó. Ví dụ nội quy góc thiên nhiên được đặt ở góc thiên nhiên, quy định về rửa tay hay giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ và tiết kiệm nước treo ở tường, phía trên bồn rửa tay. Chú ý vị trí các bảng nội quy đúng tầm mắt của trẻ để trẻ có thể “đọc”, nhớ và thực hiện hàng ngày.
Bên cạnh các bảng nội quy bằng hình ảnh và được treo ở các khu vực hoạt động ở lớp học, GV và trẻ nên thỏa thuận thêm các quy định bằng lời hoặc hiệu lệnh để củng cố việc thực hiện các nội quy. Ví dụ, Quy định trong giờ học: Cô vỗ tay 2 cái, trẻ “Trật tự”; Quy định trong giờ ngủ: “Giờ đi ngủ- Một, duỗi thẳng chân; Hai- hai mắt nhắm, Ba- Đặt tay lên ngực; Bốn – Không nói chuyện”; Quy định chuyển tiếp các hoạt động: GV có thể sử dụng âm nhạc, nên cho trẻ nghe một số bài hát/giai điệu và lựa chọn, sau đó thống nhất giữa cô và trẻ giai điệu/bài hát nào sẽ báo hiệu bắt đầu hoặc kết thúc giờ chơi, đến giờ đi rửa tay chuẩn bị vào bàn ăn. Tuyệt đối không dùng thước kẻ hoặc vật nào đó gõ vào bàn để làm hiệu lệnh. Hãy chú ý độ ồn trong lớp học, vì nếu càng ồn, càng không tạo ra được trật tự trong lớp học.
Giáo viên cần lưu ý rằng, các quy tắc hành vi trên không phải chỉ trẻ em mà tất cả mọi người trong nhà trường đều phải thực hiện. Người lớn cần làm gương cho trẻ trong mọi hành động để trẻ noi theo. Các thành viên trong môi trường giáo dục phải bình đẳng, không kể người lớn hay trẻ em.
Ngoài ra, để những quy tắc, quy định chung trở thành quy tắc ứng xử của riêng trẻ, GV có thể hướng dẫn trẻ làm sổ tay quy tắc ứng xử của cá nhân bằng cách vẽ hình ảnh, kí hiệu vào một quyển sổ nhỏ có hình dạng khác nhau (hình chữ nhật, hình tròn, hình trái tim, hình chiếc lá) do chính trẻ tạo ra. Mục đích chính của
những cuốn sổ tay này là giúp trẻ tự đặt ra những quy tắc, quy định hoặc công việc cần làm như một cam kết sẽ thực hiện.
Ví dụ: Sổ tay “Quy tắc ứng xử cá nhân”
Trang 2- Quy tắc ứng xử với người khác | Trang 3- Quy tắc ứng xử với môi trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Gvmn Về Nội Dung Giáo Dục Ttn Cho Trẻ 5-6 Tuổi
- Thực Trạng Nhận Thức Của Phụ Huynh Về Giáo Dục Ttn Dựa Trên Quyền Trẻ Em Cho Trẻ 5-6 Tuổi
- Biện Pháp Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Dựa Trên Quyền Trẻ Em Cho Trẻ 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non
- Tổ Chức Hoạt Động Chơi Cho Trẻ Trải Nghiệm Thực Hiện Quyền Và Trách Nhiệm Của Trẻ Em
- Phối Hợp Gia Đình Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Cho Trẻ 5-6 Tuổi Dựa Trên Quyền Trẻ Em
- Biện Pháp 3: Hướng Dẫn Cha Mẹ Giáo Dục Ttn Cho Trẻ Thông Qua Các Hoạt Động Khác
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
Tạo niềm tin cho trẻ em thông qua môi trường giàu tính nhân văn
Tạo niềm tin cho trẻ em vào bản thân, vào giáo viên, vào bạn, và vào môi trường giúp trẻ được thoải mái trong môi trường, từ đó sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động, tích cực tương tác với mọi người xung quanh, chủ động nhận ra và thực hiện các trách nhiệm của mình. Có nhiều cách để GV tạo niềm tin cho trẻ, trong đó có thể tập trung vào hai cách chính sau đây:
Sử dụng các yếu tố tự điều khiển trong lớp học để trao quyền cho trẻ
Khi tham gia bất kì một hoạt động nào, trẻ cần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chúng để tự giác, nỗ lực chủ động hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời biết tự kiểm tra đánh giá kết quả. Điều này giúp trẻ tự tin vào khả năng bản thân, từ đó sẵn sàng làm việc trẻ muốn. Các yếu tố “tự điều khiển” trong lớp học không phải là lời nói của giáo viên mà là các đồ dùng, phương tiện trực quan, chứa đựng những quy tắc hành động trong đó, được đưa vào môi trường giúp trẻ tự điều khiển hành vi khi sử dụng chúng, đó là “vé”, “thẻ”, “phù hiệu”, “bản kế hoạch làm việc”.
+ Các loại vé: Vé vào cửa, vé đi chợ, vé xem phim, vé tàu xe,…
+ Các loại thẻ: Thẻ nhân viên, thẻ ATM, thẻ giảm giá, thẻ hành nghề,…
+ Các loại phù hiệu: phù hiệu thanh tra y tế, phù hiệu công an nhân dân, phù hiệu học sinh, phù hiệu ô tô (tem xe),…
+ Bản kế hoạch làm việc: thường là bản phác thảo sản phẩm sẽ thực hiện trong hoạt động và các nguyên vật liệu cần thiết để làm ra sản phẩm do trẻ tự vẽ ra.
Để lựa chọn các yếu tố tự điều khiển trong môi trường hoạt động, trước tiên, giáo viên cần suy nghĩ về nội dung hoạt động của trẻ, trong đó, trẻ sẽ được tham gia những hoạt động nào, thực hiện vai chơi gì. Ở mỗi hoạt động, mỗi vai chơi, mỗi nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải thực hiện các công việc, hành động cụ thể nào, có những giới hạn phạm vi, quy định cho hành động, công việc đó không. Sau đó, giáo viên liên tưởng tới những yếu tố điều khiển hoạt động của con người trong thực tiễn, đó là những quy ước chung của xã hội dành cho mỗi người ở các vị trí, công việc, các vai trò xã hội khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên thiết kế và lựa chọn các chi tiết phù hợp với trẻ, được trẻ sử dụng trong quá trình chơi, quá trình hoạt động và sẽ định hướng cho trẻ biết cần phải làm gì. Chẳng hạn, khi trẻ sử dụng phù hiệu công an nhân dân trong trò chơi đóng vai, trẻ biết mình được quyền làm gì và cần thực hiện những công việc nào phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của một chiến sĩ công an.
Việc sử dụng các yếu tố này vừa giúp trẻ hứng thú với môi trường, vừa có tác dụng nhắc nhở trẻ về quyền hạn cũng như trách nhiệm của chúng trong môi trường. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển niềm tin vào khả năng của bản thân và gạt bỏ các lo lắng khi vào môi trường, nhờ đó trẻ sẽ chủ động, tích cực hơn trong hoạt động và các mối quan hệ. Giáo viên có thể tự nghĩ ra các chi tiết khác nhau để trao quyền cho trẻ tự do hoạt động dựa trên những quy định, định hướng hành động chứa đựng sẵn trong các yếu tố tự điều khiển đó. Các chi tiết này ngoài phần cố định để sử dụng được nhiều lần, nên có thêm các phần khác có thể thay đổi được hàng ngày trong các hoạt động của trẻ nhằm tăng hiệu quả giáo dục mang tính tích hợp ở trường mầm non. Ví dụ: vé đi chợ, vé tàu, vé xem phim nên có một phần trống để trẻ có thể ghi giá tiền vào đó; phù hiệu ô tô (tem xe) có phần trống để trẻ ghi trọng lượng hàng hóa tối đa xe có thể chở được.
Giáo viên giao tiếp với trẻ thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng
Xây dựng môi trường tâm lí nhằm giáo dục TTN cho trẻ em đòi hỏi giao tiếp của giáo viên với trẻ phải dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng, không có sự áp đặt, không có sự phán xét, không được đặt quyền của giáo viên cao hơn quyền của trẻ. Khi giao tiếp, tương tác với trẻ, giáo viên nên chú ý các điểm sau:
- Đặt mình vào vị trí của trẻ: Giáo viên muốn hiểu trẻ em phải đặt mình vào vị trí của trẻ em, nhìn bằng đôi mắt của trẻ em. Điều đó sẽ giúp giáo viên cảm nhận, khám phá được suy nghĩ, xúc cảm của trẻ, thấu hiểu hành động của trẻ và thể hiện được sự đồng cảm với chúng. Những việc làm cần thiết giáo viên có thể thực hiện đó là: thứ nhất, giữ bình tĩnh và suy xét trước khi có những phản ứng không hài lòng trước hành động, lời nói của trẻ như thể hiện sự nóng giận, quát mắng, đánh
giá thấp, hay sử dụng hình phạt. Thứ hai, quan sát để nhận ra và lắng nghe trẻ nói về lý do gây ra hành động của mình, lắng nghe để hiểu cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Thứ ba, thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình của mình đối với hành động của trẻ bằng cách phân tích nguyên nhân, hậu quả của sự việc và nêu lên những quy định, chuẩn mực. Cuối cùng, cân nhắc cách thức giải quyết dựa trên quy định chung của lớp học, theo sự thỏa thuận với trẻ và các bên liên quan.
- Chấp nhận trẻ: Mỗi trẻ em có cá tính, khả năng riêng. Chấp nhận trẻ là tôn trọng sự khác biệt của trẻ. Giáo viên thể hiện sự chấp nhận của mình thông qua ánh mắt trìu mến, nụ cười vui vẻ, cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói dễ nghe ngay cả khi trẻ làm nhiều lần không đạt được kết quả, khi trẻ không thích một điều gì đó. Miễn là những hành động, sở thích của trẻ không làm tổn thương người khác, không vi phạm về mặt đạo đức. Chấp nhận trẻ đòi hỏi sự kiên trì, không nóng vội ở giáo viên đồng thời cũng đòi hỏi giáo viên có những nỗ lực tìm kiếm giải pháp để có những tác động hỗ trợ trẻ tốt hơn.
- Giúp trẻ vừa đủ: Trẻ em luôn muốn tự mình làm và có nhu cầu được khẳng định bản thân. Vì vậy, giáo viên chỉ nên giúp trẻ vừa đủ, khi trẻ thấy thực sự cần thiết. Giáo viên cần đề nghị được giúp đỡ trẻ và nếu trẻ đồng ý thì mới can thiệp, hỗ trợ, không nên làm hộ trẻ, không quyết định thay trẻ. Giáo viên phải có khả năng quan sát để nhận ra tình huống trẻ thực sự cần giúp đỡ, đồng thời hiểu khả năng của từng trẻ để có thể đưa ra những cách giúp đỡ phù hợp nhất. Không phải lúc nào giáo viên cũng là người giúp đỡ trẻ, mà tuyệt vời hơn là giáo viên có thể tận dụng được những tình huống để trẻ có thể giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
- Tôn trọng và công bằng: GV cần tạo ra bầu không khí tôn trọng nhau trong lớp học, trong đó giáo viên tôn trọng trẻ em, trẻ tôn trọng các bạn và GV của mình. Điều này có thể thực hiện được thông qua mọi hoạt động hàng ngày khi mà GV chú ý đến lời nói và hành động của mình như: không gắn nhãn cho trẻ (chẳng hạn bạn này chậm lắm, bạn kia rất nghịch); giao quyền và nhiệm vụ một cách công bằng, không nên vì trẻ hay làm đổ mà không giao cho trẻ việc bê đồ, hay vì trẻ nhút nhát mà không trao quyền được làm trưởng nhóm, tổ trưởng, lớp trưởng. Tôn trọng trẻ còn được thể hiện trong lời nói của GV luôn dùng những ngôn ngữ tích cực, ghi nhận được những cố gắng, nỗ lực mà trẻ đã làm.
Chính cách giao tiếp với trẻ theo cách tôn trọng và bình đẳng của GV sẽ tạo cho trẻ thói quen ứng xử tôn trọng, bình đẳng với mọi người xung quanh. Trẻ cảm nhận được mình có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng và cũng thể hiện trách nhiệm đối xử với người khác một cách tôn trọng, bình đẳng và công bằng.
3.2.2. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho trẻ trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Các hoạt động trải nghiệm phong phú và thiết thực có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành TTN của trẻ. Bằng cách tạo cơ hội cho trẻ vừa là người tham gia, vừa là người cùng chuẩn bị và đồng tổ chức, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động cho trẻ được trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân với mình, với người khác và môi trường xung quanh như lao động tự phục vụ, trực nhật vệ sinh lớp học, chăm sóc cây và các hoạt động làm việc nhóm. Qua trải nghiệm, trẻ sẽ rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
3.2.2.1. Tổ chức hoạt động học giúp trẻ trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm của trẻ em
a) Mục đích - ý nghĩa
Hoạt động học tập (khám phá môi trường xung quanh) có nhiều ưu thế để giáo dục TTN cho trẻ bới tính trật tự, nguyên tắc và kỷ luật của nó. Nếu đưa nội dung khám phá Quyền và Trách nhiệm của trẻ em vào hoạt động này và tổ chức theo hướng trải nghiệm sẽ giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng thực hiện Quyền và Trách nhiệm một cách khoa học, lôgic và không mang tính áp đặt, giáo điều. Những điều trẻ tự rút ra được cho bản thân là những điều trẻ nhớ lâu hơn và tự giác thực hiện hơn. Mục đích của biện pháp này hướng tới:
- Về nhận thức: trẻ xác định được các Quyền của mình đáng được hưởng trong các hoạt động sống hàng ngày, đồng thời nhận ra những trách nhiệm cần phải thực hiện liên quan đến Quyền đó.
- Về tình cảm- thái độ: trẻ tôn trọng Quyền của mình và Quyền của mọi người xung quanh; vui vẻ, tự giác, cố gắng, nỗ lực hoàn thành các trách nhiệm của bản thân.
- Về kĩ năng-hành vi: trẻ có kĩ năng lựa chọn, cân nhắc và thực hiện các hành động trách nhiệm trong hoạt động sống hàng ngày.
b) Nội dung
- Lựa chọn nội dung giáo dục Quyền và Trách nhiệm cụ thể
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm
c) Cách tiến hành
Lựa chọn nội dung giáo dục Quyền và Trách nhiệm phù hợp với trẻ
Đề lựa chọn được nội dung về Quyền và Trách nhiệm cụ thể, phù hợp với trẻ, giáo viên cần thực hiện các công việc sau đây:
- Xác định bốn nhóm Quyền của trẻ em (Quyền sống, Quyền phát triển, Quyền được bảo vệ, Quyền tham gia): Việc xác định này giúp giáo viên dễ định
hướng trong lựa chọn nội dung và đảm bảo việc lựa chọn không quá thiên lệch về nội dung nhóm Quyền nào. Giáo viên có thể liệt kê một danh sách các Quyền trẻ em dựa trên bốn nhóm Quyền này. Việc phân nhóm chỉ mang tính tương đối để thuận tiện cho việc lựa chọn nội dung không bị trùng lặp, chồng chéo.
- Lựa chọn Quyền được ghi trong Công ước (hoặc Luật trẻ em), liên tưởng tới những nhu cầu cơ bản của trẻ em: Sau khi xác định được nhóm Quyền, giáo viên dựa vào bảng liệt kê danh sách các QTE để lựa chọn một số Quyền cụ thể, có tính đặc trưng cho lứa tuổi mầm non và là mối quan tâm của trẻ em. Ví dụ: Quyền sống (Điều 12, Luật trẻ em), Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16- Luật trẻ em), Quyền được vui chơi, giải trí (Điều 17, Luật trẻ em), Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Điều 27, Luật trẻ em); Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34, Luật trẻ em).
- Cụ thể hóa các Quyền trẻ em thành những nội dung giúp trẻ dễ hiểu, dễ thực hiện: Ở bước này, giáo viên suy nghĩ đến những nhu cầu, hoạt động đáp ứng nhu cầu của trẻ để đảm bảo được Quyền đã được lựa chọn ở bước 2. Chẳng hạn, để đảm bảo Quyền sống, trẻ cần được ăn uống đủ chất, khám sức khỏe thường xuyên và được chữa bệnh khi đau ốm, được có nhà ở, có quần áo mặc, được vệ sinh tắm rửa thường xuyên.
- Suy nghĩ về Trách nhiệm trẻ cần phải làm để thực hiện Quyền: Quyền đi đôi với Trách nhiệm, do đó trẻ thực hiện Quyền cũng là thực hiện Trách nhiệm của bản thân. Giáo viên cần xác định rõ những trách nhiệm (việc) trẻ cần phải làm để thực hiện Quyền (đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ), như: để được sống khỏe mạnh, trẻ cần ăn uống đủ chất, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe; khi đi khám sức khỏe, trẻ phải biết làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ; trẻ được sống trong ngôi nhà của mình, do đó trẻ phải biết dọn dẹp, giữ gìn ngăn nắp. Bước này sẽ định hướng cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm một cách vui vẻ và có tính khả thi cao.
- Lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp để trẻ học về Quyền và Trách nhiệm: GV cần xác định được những HĐ trải nghiệm nào có ưu thế để cho trẻ tham gia. HĐ đó vừa thỏa mãn nhu cầu cơ bản của trẻ (trẻ được làm một việc cụ thể mà trẻ thích và đáp ứng nhu cầu cần thiết) vừa đòi hỏi trẻ phải thực hiện ít nhất một công việc nhất định để có thể đáp ứng được Quyền của mình.
Bảng 3.1. Cách lựa chọn nội dung giáo dục Quyền sống và Trách nhiệm đảm bảo Quyền sống của trẻ
Điều 12: Quyền sống Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được đảm bảo tốt nhất các điều kiện sống và phát triển (Trích: Luật trẻ em, VN) | |
Cụ thể hóa nội dung Quyền | - Quyền được ăn uống đủ chất - Quyền có nhà ở - Quyền được chăm sóc y tế -………………………………………. |
Trách nhiệm thực hiện Quyền | - Trách nhiệm ăn, uống đúng giờ giấc; ăn hết suất; lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe - Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa (sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp; dọn dẹp đồ chơi; quét nhà; lau bàn) - Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng theo đơn. |
Lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp | - HĐ 1: Thưởng thức món ăn; phân loại/lựa chọn thực phẩm - HĐ 2: Xây dựng, lắp ráp ngôi nhà từ vật liệu thiên nhiên hoặc bìa cacton; xem tranh ảnh ngôi nhà của bé - HĐ 3: Khám răng, vệ sinh răng miệng (pha nước muối, súc miệng, đánh răng) |
Dưới đây là sơ đồ minh họa về cách GV có thể suy nghĩ, lên ý tưởng nội dung, hoạt động để tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá Quyền sống và các trách nhiệm đảm bảo Quyền sống của trẻ.
QUYỀN SỐNG
TRÁCH NHIỆM
HOẠT ĐỘNG
Ăn uống đủ chất
Ăn đa dạng thực phẩm Ăn hết suất
Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe
Thưởng thức món ăn
Phân loại/lựa chọn thực phẩm
Có nhà ở
Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa
Xây dựng/lắp ráp ngôi nhà (vật liệu thiên nhiên, bìa)
Xem tranh ảnh ngôi nhà của bé
Được chăm sóc
y tế
Xếp hàng khi khám sức khỏe
Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
Khám răng, vệ sinh răng miệng
Pha nước muối; súc miệng, đánh răng
Sơ đồ 3.1. Hướng dẫn lựa chọn nội dung, hoạt động trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm
Tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm khám phá Quyền và trách nhiệm
Tổ chức quá trình hoạt động trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Định hướng trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm
Để định hướng trẻ vào hoạt động, giáo viên khơi gợi nhu cầu, xúc cảm của trẻ. Đó có thể là những cảm xúc hào hứng, mong muốn, thích tự làm các công việc cho mình, nhu cầu làm việc và hiểu được các công việc mà trẻ cần phải làm để đảm bảo chính quyền trẻ được hưởng. Giáo viên có thể bắt đầu từ câu hỏi: Các con thích được làm gì? Các con thích điều gì? Điều gì là tốt cho bản thân các con? Muốn có những điều tốt đẹp cho bản thân, các con cần phải làm gì? Muốn lớn lên và khỏe mạnh, con cần phải làm gì? Bằng một vài câu hỏi, giáo viên cũng có thể khai thác thêm một chút kinh nghiệm trẻ đã có để định hướng vào nội dung học tập cụ thể của buổi trải nghiệm.
Bên cạnh hệ thống câu hỏi, giáo viên có thể sử dụng những tình huống có vấn đề thông qua tranh ảnh hoặc vở kịch, câu chuyện ngắn để khơi gợi trẻ suy nghĩ bước đầu về Quyền và Trách nhiệm của trẻ em, hình dung nội dung chính của hoạt động.
Bước 2: Trẻ trải nghiệm
Trẻ thực hiện Quyền và Trách nhiệm của bản thân, đây là giai đoạn trọng tâm của giờ học. Các hoạt động được diễn ra theo những nội dung đã dự kiến trong kế hoạch của giáo viên. Trẻ được trực tiếp tham gia những hoạt động đó theo lựa chọn của cá nhân trẻ hoặc theo cách sắp xếp có chủ định của giáo viên nhưng dựa trên Quyền của trẻ. Đối với giờ học khám phá về “Quyền sống và Trách nhiệm đảm bảo Quyền sống”, dựa trên ba nhóm hoạt động đã được dự kiến trước, giáo viên tổ chức thành ba khu vực hoạt động đã có sự sắp đặt, bố trí môi trường. Trẻ được nhận các thư mời ngẫu nhiên về các nhóm hoặc trẻ được tự chọn hoạt động mình thích, đồng thời giáo viên có thể đề xuất các tiêu chí để trẻ chọn nhóm (các bạn nào sâu răng, sún răng sẽ được đi khám răng). Trong quá trình trẻ tham gia trải nghiệm, giáo viên tận dụng tối đa cơ hội để trẻ thực hiện các trách nhiệm với bản thân, với người khác và với môi trường xung quanh.
Bước 3: Chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm về Quyền và Trách nhiệm của trẻ em
Sau quá trình trải nghiệm, giáo viên dành thời gian cùng trẻ thảo luận nhóm và tập thể để trẻ nói lên những điều trẻ đã suy nghĩ, nhận ra về trách nhiệm của mình. Các câu hỏi thảo luận hướng tới hai nội dung: Quyền và Trách nhiệm để thực hiện Quyền đó. Khi thảo luận, chia sẻ, giáo viên nên sử dụng các diễn ngôn về Quyền và Trách nhiệm. Phạm trù “Quyền” có các từ: Quyền, được làm, không được làm, vi