Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ Biểu Hiện Ttn Của Trẻ 5-6 Tuổi

TC1: Nhận thức về trách nhiệm

TC2: Hành động thực hiện trách nhiệm

TC3: Thái độ trách nhiệm

Mỗi tiêu chí được mô tả với những chỉ báo cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi


Tiêu chí

Chỉ

báo

Biểu hiện

Loại trách

nhiệm


TC1:

Nhận thức về trách nhiệm


1.1

Biết phải tự phục vụ và bảo đảm an toàn cho bản

thân (ăn, mặc, vệ sinh, chơi, học luôn vui vẻ, thoải mái).


Trách nhiệm với bản thân

1.2

Hiểu mỗi người đều phải tự chăm sóc và bảo vệ cơ

thể theo khả năng của mình.

1.3

Hiểu nếu không chăm sóc cho bản thân tốt thì sẽ

ốm đau, mệt mỏi


1.4

Nêu được các việc nên làm (chào hỏi, giúp đỡ, chăm sóc, giữ lời hứa,…) và không nên làm (nói dối, tranh giành, lấy trộm đồ, làm hỏng đồ, chen

lấn xô đẩy,…) với người khác;


Trách nhiệm với người khác

1.5

Giải thích được tại sao nên và không nên làm

những việc đó với mọi người xung quanh;

1.6

Hiểu mỗi người đều phải chịu hậu quả về hành

động đã gây ra cho người khác.

1.7

Nêu được những việc nên làm và không nên làm

với MTXQ


Trách nhiệm với MT


1.8

Giải thích được nếu có hành động đúng sẽ giúp cho môi trường, hoặc không đúng sẽ ảnh hưởng

xấu cho môi trường

1.9

Hiểu mỗi người cần phải biết nhận lỗi và sửa sai

khi gây ra hậu quả xấu với MT

TC2:

Hành động thực hiện trách nhiệm

2.1

Luôn thực hiện các công việc tự phục vụ;


Trách nhiệm với bản thân

2.2

Hoàn thành tốt và đúng thời gian các công việc tự

phục vụ;

2.3

Đánh giá đúng kết quả tự phục vụ và nhận lỗi/sửa

sai khi không làm tốt công việc cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.


Tiêu chí

Chỉ

báo

Biểu hiện

Loại trách

nhiệm


2.4

Luôn chia sẻ, giúp đỡ khi người khác cần;


Trách nhiệm với người khác

2.5

Thực hiện tốt những công việc được phân công

hoặc được đề nghị giúp đỡ;

2.6

Nhận lỗi, sửa sai khi có lời nói, hành động không

đúng với người khác.


2.7

Luôn thực hiện các hành động BVMT: Giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi; chăm sóc cây trồng/vật nuôi; giữ vệ sinh nơi hoạt động; tiết kiệm điện,

nước và nguyên vật liệu.


Trách nhiệm với MT

2.8

Thực hiện tốt các hành động bảo vệ MT

2.9

Nhận lỗi và sửa chữa khi có hành động gây tổn hại

cho MT


TC3: Thái độ trách nhiệm

3.1

Tự giác làm các công việc tự phục vụ

Trách nhiệm với bản thân

3.2

Cố gắng làm tốt các công việc của cá nhân.

3.3

Tự nhận lỗi và sửa sai khi không làm tốt các việc

tự phục vụ

3.4

Vui vẻ với mọi người xung quanh;

Trách nhiệm với người khác

3.5

Chủ động quan tâm, giúp đỡ người khác;

3.6

Sẵn sàng nhận lỗi/sửa lỗi khi có hành động không

đúng với người khác

3.7

Hứng thú khám phá MTXQ (cây cối, con vật, đồ

vật); yêu quý, giữ gìn đồ chơi, nơi hoạt động;


Trách nhiệm với MT


3.8

Tự giác, tự nguyện thực hiện các công việc chăm sóc động thực vật, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, nơi

hoạt động;

3.9

Tự nhận lỗi và sửa sai khi có hành động không

đúng với cây cối, con vật, đồ vật, nơi hoạt động.

B. Thang đánh giá

Thang đánh giá gồm 3 mức độ: cao, trung bình, thấp. Mỗi tiêu chí đều đánh giá theo ba mức độ như sau:

Mức độ 1: Tính trách nhiệm cao (6≤ ĐTB ≤9)

Trẻ nhận thức được nhiều công việc cần phải làm, nên làm để tốt cho mình, cho người khác và cho môi trường (trên 15 việc), hiểu vì sao cần phải làm việc đó

xuất phát từ lý do bên trong, lường trước kết quả không tốt có thể xảy ra và bản thân trẻ sẽ chịu trách nhiệm gánh vác, sửa chữa hậu quả đó. Luôn thực hiện và hoàn thành công việc cần phải làm hàng ngày, đánh giá đúng kết quả và tự nhận trách nhiệm. Trẻ chủ động làm việc, vui vẻ, cố gắng làm tốt việc của mình và của nhóm, đánh giá công bằng, không thiên vị; chủ động nhận lỗi (nếu có lỗi)

Mức độ 2: Tính trách nhiệm trung bình (3≤ ĐTB <6)

Trẻ nhận thức được một số công việc cần phải làm, nên làm cho bản thân, người khác và môi trường (4-15 việc); hiểu lý do cần thực hiện trách nhiệm từ phía bên ngoài (sợ trách phạt, vì vâng lời, để được khen, vì là bé ngoan), nhận được hậu quả nhưng không nhận mình phải chịu trách nhiệm và hành động cần thực hiện để sửa lỗi. Thực hiện đúng công việc khi được nhắc nhở, hoàn thành với sự giúp đỡ hoặc chỉ hoàn thành phần việc cá nhân, không hỗ trợ nhóm, Đánh giá đúng khi được hỗ trợ, không tự nhận hậu quả. Thường vừa làm vừa chơi, hoặc nhắc mới làm; chỉ vui vẻ, hoàn thành việc của mình, không quan tâm đến bạn và việc chung; đánh giá đúng kết quả nhưng chưa chủ động nhận lỗi.

Mức độ 3: Tính trách nhiệm thấp (0≤ ĐTB < 3)

Trẻ kể được rất ít công việc cần phải làm (0-3 việc), chưa hiểu vì sao cần phải thực hiện công việc, chưa nhận ra được hậu quả và việc mình phải chịu trách nhiệm gánh vác, sửa chữa; có ý đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác. Không làm hoặc bỏ dở công việc, đánh giá không đúng, không công bằng. Chưa tự giác làm việc, không tự giác nhận trách nhiệm, nhận lỗi.

C.Cách đánh giá

Đánh giá nhận thức về trách nhiệm: Sử dụng các câu hỏi kèm tranh minh

họa.


Hệ thống câu hỏi như sau:

*Trách nhiệm với bản thân (tự ăn uống, mặc quần áo, rửa chân tay, đánh răng

cất dọn đồ chơi, đồ dùng học tập; đi ngủ, đi vệ sinh, mang túi đi học...)

-Hàng ngày, con cần làm các công việc gì cho con?

-Tại sao con phải tự làm các công việc đó?

-Nếu làm chưa xong, chưa tốt thì sẽ ra sao?

Nếu trẻ chưa hiểu, có thể hỏi vào việc cụ thể, kết hợp sử dụng cặp tranh số 1 và

số 2.

*Trách nhiệm với người khác: nên (chào hỏi, xin phép/đề nghị, giúp đỡ, giữa lời

hứa), không nên (nói dối, mắng chửi, lấy trộm/ làm hỏng đồ, xô đẩy...)

-Con nên làm và không nên làm điều gì với bố mẹ (cô giáo, các bạn)?

-Tại sao con nên làm hoặc không nên làm điều đó với mọi người?

-Nếu con làm điều gì không tốt với mọi người thì con nói gì với họ hoặc làm gì để sửa sai?

Nếu trẻ chưa hiểu, có thể hỏi cụ thể, kết hợp sử dụng cặp tranh số 3 và số 4.

*Trách nhiệm với môi trường: nên làm (chăm sóc cây cối, các con vật; giữ sạch nơi ở, chơi, sinh hoạt; giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vật liệu) và không nên làm (bứt hoa, bẻ cành, đánh đập con vật; vứt rác bừa bãi, vệ sinh không đúng nơi qui định...)

-Hãy nêu những việc con nên làm hoặc không nên làm với môi trường?

-Tại sao con nên làm hoặc không nên làm những việc đó?

-Khi con làm việc gì có hại cho môi trường thì con cần làm gì để sửa sai?

Nếu trẻ chưa hiểu, có thể hỏi cụ thể, kết hợp sử dụng cặp tranh số 5 và số 6. Đánh giá hành động và thái độ trách nhiệm: Sử dụng các bài tập khảo sát Bài tập khảo sát gồm 3 bài tập:

Bài tập 1: Làm rối ngón tay (mỗi nhóm 2 trẻ, làm rối ngón tay về một loại

quả)

Bài tập 2: Lau dọn, sắp xếp giá đồ chơi (3-5 trẻ một nhóm, nhiệm vụ: Lau giá

đồ chơi, lau đồ chơi và sắp xếp giá đồ chơi).

Bài tập 3: Chăm sóc cây (3-5 trẻ một nhóm, trẻ dùng bình tưới hoặc ca múc nước để tưới cây, dùng khăn lau lá, dùng kéo cắt lá vàng hoặc lá bị sâu)

Cách tiến hành khảo sát: Người khảo sát đưa ra nhiệm vụ, tiến hành quan sát lần lượt từng nhóm và ghi chép các hành động của trẻ. Có thể quan sát một lúc 2 nhóm làm việc cạnh nhau. Riêng bài tập 1 có thể quan sát 4-5 nhóm trong cùng thời gian. Mỗi tiêu chí được tối đa 9 điểm, bao gồm 9 chỉ số. Mỗi chỉ số được chấm điểm theo 3 mức độ: cao (1 điểm), trung bình (0.5 điểm), thấp (0 điểm) (Xem thêm phụ lục 4).

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức và thực hiện giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN ở trường mầm non

Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được xác định dựa trên phân tích, thống kê các ý kiến của 120 GVMN đã có kinh nghiệm dạy lớp 5 tuổi ít nhất 2 năm, tại các trường mầm non ở Hà Nội, Nam Định. Trong đó, giáo viên có số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 35 năm, số năm kinh nghiệm ít nhất là 2; số năm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhiều nhất là 27 năm, số năm dạy trẻ 5-6 tuổi ít nhất là 2. Số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ là 2, trình độ đại học là 36, trình độ cao đẳng là 42, trình độ trung cấp là 40, xem biểu đồ dưới đây:



Biểu đồ 2.1. Trình độ của GVMN tham

gia khảo sát

Biểu đồ 2.2. Kinh nghiệm của GVMN

tham gia khảo sát


Kết quả sẽ được phân tích, đánh giá về: nhận thức, quan niệm của GVMN về TTN, biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi; nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi và giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em. Việc phân tích định tính sẽ được kết hợp trong quá trình phân tích định lượng nhằm làm rõ thực trạng trên.

a)Nhận thức của GVMN về giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

Quan niệm của GVMN về tính trách nhiệm và cấu trúc của TTN

Bảng 2.3. Quan niệm của GVMN về TTN và cấu trúc của TTN


TT

Quan niệm

Số ý kiến

(n=120)

Tỉ lệ

(%)


Về TTN



1

Là ý thức pháp luật của cá nhân về việc cần phải làm,

nếu không làm phải gánh chịu hậu quả

3

2.50

2

Là quan điểm đạo đức của cá nhân về việc cần phải

làm và sẵn sàng chịu hậu quả do mình gây ra

27

22.50


3

Là phẩm chất tâm lý của cá nhân, thể hiện cá nhân đó

ý thức được việc cần phải làm và cam kết thực hiện có kết quả, chịu hậu quả của những việc mình làm


90


75.00


Về cấu trúc TTN



1

Nhận thức về trách nhiệm

113

94.70

2

Hành động thực hiện trách nhiệm

96

80.00

3

Thái độ thực hiện trách nhiệm

103

85.83

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, đa số GVMN có quan niệm, nhận thức đúng về TTN (75% GV chọn ý kiến 3), đây sẽ là thuận lợi để bồi dưỡng giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục TTN cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn 25% GV quan niệm chưa

đúng và đủ về TTN của trẻ 5-6 tuổi. Thực trạng này đòi hỏi việc nghiên cứu các biện pháp GDTTN cho trẻ phải quan tâm đến bồi dưỡng nhận thức của giáo viên về TTN trong mối quan hệ với giáo dục phẩm chất, tính cách. Phần lớn GVMN đều xác định cấu trúc TTN gồm 3 thành phần: nhận thức, hành động và thái độ, trong đó ý kiến lựa chọn nhận thức về trách nhiệm là nhiều nhất (94,7%) và ý kiến lựa chọn hành động thực hiện trách nhiệm là ít nhất (80%). Tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể. Tỉ lệ này chứng tỏ rằng GV được khảo sát đồng thuận cao về cấu trúc TTN gồm 3 thành phần: nhận thức, hành động, thái độ.

Quan niệm của GVMN về biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.4. Ý kiến GVMN về biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi


Nhận thức về trách

nhiệm

Hành động trách

nhiệm

Thái độ trách nhiệm

X

Loại trách nhiệm

Chỉ số

ĐTB

mức độ đồng ý

Thứ bậc

Chỉ số

ĐTB mức độ đồng ý

Thứ bậc

Chỉ số

ĐTB mức độ đồng ý

Thứ bậc

1.1

4.39

5

2.1

4.14

9

3.1

4.21

7

TN với bản

thân


4.09

1.2

4.42

3

2.2

3.9

18

3.2

4.14

9

1.3

3.97

15

2.3

3.78

27

3.3

3.86

20

1.4

4

13

2.4

4.52

1

3.4

4.35

6

TN với người khác


4.08

1.5

4.47

2

2.5

3.94

16

3.5

3.86

20

1.6

3.93

17

2.6

3.89

19

3.6

3.8

25

1.7

4.42

3

2.7

4.21

7

3.7

4.1

12

TN với môi trường


4.02

1.8

3.8

25

2.8

4.14

9

3.8

3.99

14

1.9

3.85

23

2.9

3.86

20

3.9

3.82

24


X

4.14



X

4.04



X

4.01





Kết quả khảo sát cho thấy, GVMN đều đồng ý và rất đồng ý với các biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi được đưa ra, trong đó, mức độ đồng ý với biểu hiện về thái độ là cao nhất (4.14), thứ hai là biểu hiện hành động (4.04), thấp nhất là về nhận thức (4.01). Đối với các loại trách nhiệm, GVMN đồng ý với các biểu hiện trách nhiệm với bản thân là cao nhất (4.09), thứ hai là các biểu hiện trách nhiệm với người khác (4.08) và thấp nhất là các biểu hiện trách nhiệm với môi trường (4.02). Điều này phù hợp với thực tế là GVMN thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN, trong chương trình đề cập đến các mục tiêu giáo dục liên quan đến trách nhiệm với bản thân trẻ nhiều hơn so với các mục tiêu giáo dục liên quan đến trách nhiệm với người khác và với môi trường.

Hiểu biết của GVMN về giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

- Nhận thức của GVMN về Quyền trẻ em

Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN về các Quyền của trẻ em


Nhóm Quyền trẻ em

Số lượng (n=120)

Tỉ lệ (%)

Quyền sống

64

53.33

Quyền phát triển

120

100

Quyền được bảo vệ

77

64.17

Quyền tham gia

19

15.83


Trong câu hỏi này, GV được viết tên các QTE mà họ đã thực hiện ở trường mầm non. Nhóm Quyền được sống được GV đề cập đến với các từ như Quyền được sống, Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, Quyền được mưu cầu hạnh phúc. Nhóm Quyền phát triển được đề cập đến với các từ: Quyền được học tập, vui chơi, Quyền tự do và phát triển năng khiếu, Quyền được tôn trọng, yêu thương, bình đẳng. Nhóm Quyền được bảo vệ được đề cập đến với các từ: Quyền được chăm sóc, bảo vệ, Quyền được bảo vệ thân thể, Quyền được an toàn, không bị đánh đập, xúc phạm. Nhóm Quyền tham gia được đề cập đến với các từ: Quyền tham gia, được lắng nghe, được nói lên ý kiến và quan điểm riêng, được ra quyết định. Kết quả thống kê cho thấy, nhóm Quyền phát triển được nhiều GV đề cập đến nhất (100%), nhóm Quyền tham gia được ít GV đề cập đến nhất (15.85%). Kết quả này phản ánh đúng thực trạng ở trường mầm non, GV thực hiện khá tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, nhưng cơ hội cho trẻ được lắng nghe, nêu ý kiến, thực hiện ý tưởng của bản thân, tham gia vào việc chuẩn bị môi trường, tự lựa chọn hoạt động học tập vui chơi còn hạn chế.

Có 97.7% GVMN trả lời rằng đã biết đến thông tin về QTE, chủ yếu từ nguồn internet (69.8%). Các nguồn thông tin khác có số lượng ý kiến ít hơn, lần lượt là: Ti vi, đài phát thanh (34.9%), Ban giám hiệu nhà trường (23.3%), các văn bản của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT (20.9%) và từ sách báo, tạp chí (14%).

Chưa có nhiều giáo viên có hiểu biết về nguyên tắc thực hiện QTE. Trong bốn nguyên tắc “Không phân biệt đối xử”, “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ”, “Đảm bảo Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống”, “Đảm bảo Quyền được lắng nghe”, giáo viên biết đến nhiều nhất là nguyên tắc “Không phân biệt đối xử”.

- Quan niệm của GVMN về giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.6. Nhận thức của GVMN về GDTTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi



STT


Nội dung

Ý kiến GVMN

Thứ bậc

Số lượng

(n=120)

Tỉ lệ

(%)

1

Tạo ra MTGD mà trong đó tất cả trẻ được tôn

trọng

112

93.33

1

2

Giúp trẻ hiểu về Quyền và Trách nhiệm của bản thân

84

70.00

2

3

Đặt Quyền trẻ em cao hơn Quyền của GV

11

9.16

7

4

GV và trẻ đều có quyền bình đẳng

42

35.00

4

5

Đặt Quyền của GV cao hơn Quyền trẻ em

0

0

8

6

Đáp ứng mọi quyền của trẻ em

17

14.16

5

7

Trao quyền cho trẻ để trẻ tự giác thực hiện các

trách nhiệm nhằm đáp ứng quyền của mình

17

14.16

5

8

Cho trẻ tự do hoạt động trong khuôn khổ các

quy tắc, quy định do chính trẻ đặt ra

67

55.83

3


Bảng trên cho thấy phần lớn GVMN hiểu đúng về cách tiếp cận Quyền trẻ em trong GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi nhưng chưa đầy đủ. “Tạo môi trường mà mọi trẻ đều được tôn trọng” được nhiều ý kiến lựa chọn nhất (93.33%), phù hợp với hiểu biết của họ về nguyên tắc “Không phân biệt đối xử”. “Giúp trẻ hiểu về Quyền và Trách nhiệm” nhận được nhiều lựa chọn thứ hai (70%) cho thấy GVMN nhấn mạnh đến giáo dục nhận thức cho trẻ trong GDTTN dựa trên QTE. “Cho trẻ tự do hoạt động trong khuôn khổ quy tắc do chính trẻ đặt ra” xếp vị trí thứ ba và thứ tư (55.83%), tuy chiếm tỉ trọng trên 50% nhưng vẫn còn hơn 45% GVMN chưa nhận thức được việc trẻ được tự do hoạt động trong kỉ luật có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp trẻ tự ý thức trách nhiệm của mình. Nhưng quy tắc và kỉ luật trong lớp học mẫu giáo hiện nay chưa phải do chính trẻ cùng nhau đặt ra, điều này liên quan đến thực tế ít GVMN biết tới quyền tham gia của trẻ. “Trao quyền cho trẻ” và “Đáp ứng mọi quyền của trẻ em” được rất ít GVMN lựa chọn (14.16%), thực tế là GVMN đặt quyền của mình cao hơn trẻ em (theo phân tích định tính trong quá trình quan sát hoạt động), đồng thời cũng phù hợp với tỉ lệ lựa chọn “GV và trẻ đều có quyền bình đẳng” không cao (35%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022