Tác Động Của Hiv/aids Đến Sự Thụ Hưởng Các Quyền Con Người Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids

nhân loại về địa vị pháp lý của trẻ em. Trước kia, vấn đề trẻ em được nhìn nhận trong phạm vi gia đình thì nay vấn đề trẻ em đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Công ước còn thể hiện khát vọng chung của cộng đồng quốc tế nhằm nuôi dưỡng trẻ em trong sự tôn trọng nhân phẩm và là chủ thể quyền con người, giúp xua đi mọi hận thù, bất công và từ đó sẽ là một đảm bảo cho hòa bình và an ninh thế giới trong tương lai.

Công ước đã đề cập đến bốn nguyên tắc cơ bản là: Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em là ưu tiên hàng đầu; Không phân biệt đối xử; Đảm bảo sự sống cho trẻ ở mức tối đa; Đảm bảo quyền được tham gia của trẻ. Các quyền cụ thể được ghi nhận chủ yếu xuất phát từ bốn nguyên tắc này. Trong bối cảnh HIV/AIDS, các nguyên tắc của CRC vẫn được coi là cốt lòi trong việc xây dựng luật pháp, chính sách để đảm bảo các quyền con người của trẻ em. Chẳng hạn, liên quan đến nguyên tắc không phân biệt đối xử, Điều 2 CRC ghi nhận: “các quốc gia tham gia công ước phải thi hành mọi biện pháp thích họp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử”. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng mang tính phổ quát, chi phối toàn bộ các qui định khác của công ước trên mọi phương diện bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Vận dụng vào bối cảnh HIV/AIDS, nguyên tắc này đòi hỏi mọi trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có bố, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ em vì lý do này hay lý do khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải được bảo vệ và đối xử bình đẳng như tất cả mọi trẻ em khác. Do vậy, trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng được hưởng các quyền đã được quy định trong CRC như:

- Quyền sống và phát triển (Điều 6)

- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 24)

- Quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch (Điều 7)

- Quyền được hưởng an sinh xã hội (Điều 26)

- Quyền được học tập (Điều 28) v.v..

Đặc biệt công ước đã quy định trách nhiệm của các quốc gia tại Điều 33: “phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý”, góp phần phòng ngừa và hạn chế khả năng các em khỏi sự lây nhiễm HIV/AIDS qua những con đường này. Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ước đã

được áp dụng trực tiếp và cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia về phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nhận được những quan tâm, dành cho sự chăm sóc tốt nhất.

Có thể nói việc thúc đẩy và hưởng thụ các quyền con người đầy đủ, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc bảo vệ QTE. Và việc thúc đẩy thực thi có hiệu quả các quyền của trẻ em sẽ giúp tạo ra thế hệ tương lai phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, giúp các em biết bảo vệ quyền của mình trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm, quyền của người khác. Đây chính là cách thức mà mỗi quốc gia có thể góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu mà LHQ đã đề ra trong Hiến chương là xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, trong đó mỗi con người được tôn trọng phẩm giá và được tạo điều kiện để phát triển tự do tối đa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIV/AIDS ĐẾN SỰ THỤ HƯỞNG CÁC QUYỀN CON NGƯỜI CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS

1.2.1. Thế nào là trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 3

Định nghĩa về trẻ em đã được xác định tại Điều 1, CRC: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đã quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Đây là một quy định mở, trong đó mức trần tuổi 18 được coi là mức chuẩn nhưng không phải cố định, bắt buộc với mọi quốc gia. Nói cách khác, điều này cho phép các quốc gia có thể quy định độ tuổi được coi là trẻ em có thể khác nhau giữa các nước thành viên.

Chính vì lẽ đó, để phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối tượng trẻ em có HIV/AIDS cần được bảo đảm các quyền con người là những người dưới 18 tuổi, với những đặc trưng như sau:

a. Trẻ em sống chung với HIV/AIDS là những trẻ mang trong cơ thể căn bệnh về HIV, được xét nghiệm dương tính (+), nếu không được điều trị kịp thời căn bệnh

này sẽ phát triển sang giai đoạn tiếp theo (AIDS), làm nhanh chóng hủy hoại cơ thể của các em bằng cách làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Những trẻ em này phải chung sống suất đời với căn bệnh trên.

b. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm các nhóm đối tượng: Trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV cao là trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cha, mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của người mua bán dâm; trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường thiếu tình thương ruột thịt và nhận được ít tình yêu thương, sự vuốt ve như những trẻ nhỏ khác, các em thường cảm thấy buồn tủi và chán nản. Bên cạnh đó do thiếu sự giáo dục của cha, mẹ và sự ghẻ lạnh, tránh né của những người xung quanh nên các em thường dễ bị trầm cảm, chậm nói, chậm phát triển trí não, thiếu khả năng vận động và không được vui chơi cùng bạn bè.

Những trẻ em sống chung với căn bệnh HIV/AIDS thì lo sợ khi thấy những biểu hiện trên cơ thể mình. Trong suy nghĩ, các em hình thành ý niệm chết sớm bởi lo sợ không có thuốc chữa, những trẻ bị ảnh hưởng bởi người thân bị HIV/AIDS thì hoang mang ám ảnh, không có bệnh mà coi như có bệnh, các em luôn bị xa lánh, kỳ thị.

Từ những đặc điểm tâm lý của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã xuất hiện các nhu cầu của trẻ. Đó là nhu cầu về vật chất; Nhu cầu an toàn xã hội; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu được khẳng định.

- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu trước tiên mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mong được có, được đáp ứng các điều kiện vật chất tối thiểu là nhu cầu hết sức thiết thực và có tính quyết định đến quyền sống của các em, nhu cầu được ăn, ở, mặc, được chữa bệnh....là quyền con người cơ bản đầu tiên của các em. Chỉ khi nào đáp ứng được đầy đủ nhu cầu này thì trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS mới có điều kiện phát triển bình thường như những trẻ em khác.

- Nhu cầu an toàn xã hội: Được đảm bảo về vấn đề sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường là nhu cầu đặc biệt quan trọng đối với tất cả trẻ em và người lớn. Và đối với nhóm trẻ em trên nhu cầu này càng cần thiết được đáp ứng hơn, bởi khi đã mang trong mình căn bệnh nguy hiểm hoặc khi sống rất gần với căn bệnh này thì khả năng miễn dịch của các em không được cao như những trẻ em khác, các em cần được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bên cạnh đó các em cần được sự yêu thương vỗ về từ người thân trong gia đình. Nếu không được che trở bao bọc bởi gia đình và những người thân trẻ dễ bị rơi vào tâm trạng lo sợ, sống khép kín. Gia đình là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

- Nhu cầu được tôn trọng: Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường lo sợ, tự ti trước thái độ kỳ thị của cộng đồng xã hội, các em luôn mong muốn được mọi người tôn trọng, không bị phân biệt và phán xét.

- Nhu cầu được khẳng định mình: các em cũng luôn được mong muốn có vị trí trong xã hội, được mọi người nhìn nhận, nhiều em không chỉ dừng lại là được đến trường học tập mà các em cũng có trí tuệ, mong đạt điểm cao trong học tập, được hòa đồng vui chơi với bạn bè cùng trang lứa. Trên thực tế tại các diễn đàn có sự tham gia của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã mang lại cho cộng đồng xã hội cách nhìn nhận nhân văn, cảm thông và chia sẻ bởi bệnh tật không làm các em mất đi nghị lực sống, rất nhiều em đã thể hiện những khả năng trí tuệ của mình bằng các thành tích học tập, tấm gương vượt khó...

Như vậy trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng có những nhu cầu như tất cả mọi thành viên khác cũng cần được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cuộc sống để phát triển về thể chất và tinh thần bình thường. Xem xét các khía cạnh trên để thấy rò sự tác động nghiêm trọng của HIV/AIDS đối với trẻ em đồng thời đòi hỏi cộng đồng xã hội phải thay đổi nhận thức, giúp cho các cơ quan, chính quyền có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của các em trong xây dựng chính sách phải xuất phát từ những nhu cầu căn bản để từ đó làm cơ sở để thực hiện các chương trình hành động đúng hướng nhằm đảm bảo quyền con người tốt nhất cho các em.

1.2.2. Các hệ quả tiêu cực của tình trạng trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Tác động tiêu cực về mặt tinh thần.

HIV/AIDS đã tạo ra những tác động to lớn và sâu sắc về cuộc sống tinh thần của trẻ em. Phần lớn các em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc sống trong gia đình có người thân bị nhiễm HIV/AIDS phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề nan giải và khó khăn như: đói nghèo, thiếu dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc của người thân và gia đình. HIV/AIDS đã làm cho các em bị mặc cảm, chán nản, sợ hãi và tuyệt vọng, làm cho các em bị mất mát cô lập, mất đi sự trong sáng hồn nhiên thơ ngây đúng lứa tuổi, các em luôn tự ti trước bạn bè cùng trang lứa... Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần làm hạn chế việc hưởng thụ các quyền con người của các em. Một bộ phận lớn trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cả hai bị mất do HIV/AIDS đã mất đi quyền sống chung với cha mẹ, không còn nơi nương tựa được đưa vào các trại mồ côi, các cơ sở từ thiện, cơ sở điều trị... nhiều em lang thang đường phố làm đủ mọi nghề để kiếm sống nên dễ bị lạm dụng hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội...Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Hơn 50% trẻ trong số đó thuộc các gia đình nghèo và rất nghèo. [5]

- Bị phân biệt đối xử.

Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Biểu hiện của phân biệt đối xử là trẻ em có HIV/AIDS hoặc có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AID thường bị cộng đồng hoặc người thân xa lánh, bị ngăn cấm không cho tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc không được hưởng các chế độ về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, không được học tập, không được tiếp cận thông tin một cách bình đẳng như những trẻ em khác. Có rất nhiều cách thức biểu hiện sự phân biệt đối xử nhiều khi chỉ là “cái nhìn” không thân thiện của mọi người xung quanh cũng làm các em tổn thương, mặc cảm.

Thái độ của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV/AIDS luôn có thái độ xấu, tiêu cực. Thái độ này thể hiện qua ngôn từ, lời nói mang tính riễu cợt, nguyền rủa, thể

hiện ở sự phân biệt ứng xử. Thái độ tiêu cực với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng thể hiện sự hiểu biết không đúng về HIV/AIDS, về người bệnh của họ. Đặc biệt thái độ này được quan sát rò trong ứng xử kỳ thị, trong hành vi xua đuổi trẻ. Ví dụ như ở một số Trung tâm bảo trợ hoặc ở cộng đồng, trẻ có HIV không được đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi, học tập với trẻ khác. Điều này làm hạn chế các em tham gia vào đời sống xã hội, ngay cả khi các em còn khỏe mạnh.

Hiện nay thái độ của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thể hiện ở những mức độ khác nhau, cùng với thời gian và sự chuyển biến trong nhận thức đã phát triển theo các chiều hướng khác nhau, ban đầu là những định kiến, xa lánh, sợ hãi bị lây truyền từ các em, sau đó là chấp nhận nhưng với thái độ dè dặt lo lắng, sau cùng là sự đón nhận, hiện diện và chăm sóc, giúp đỡ.

- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thường bị bỏ rơi, bỏ mặc.

Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi đến (không ngoại trừ trường hợp các em bị bỏ rơi được gom về). Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình mình. Các em dễ bị mất gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế. Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Hầu như các em không đến trường học, không có những người bạn mà các em thích. Các em thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình thương yêu, sự vuốt ve như các trẻ nhỏ khác.

Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường bị hạn chế các hoạt động giao tiếp xã hội. Các em thường bị sống cách li và được chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí cả từ những người chăm sóc các em. Nếu trẻ vị thành niên bị HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội … Nhìn chung trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay về cơ bản là không có tương lai.

Xem xét nguồn gốc các gia đình, các em bé bị nhiễm HIV/AIDS đa phần xuất phát từ hậu quả của nạn phân biệt đối xử. Cha mẹ các em thường nghèo khó, mất nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ hoặc bị chết. Với những trẻ còn cha, mẹ, sự mặc cảm tự ti, tủi nhục và sự vô trách nhiệm đã khiến họ xa lánh, bỏ rơi các em. Bị bỏ rơi có nghĩa là các em bị từ chối nuôi dưỡng, sẽ phải sống và lớn lên trong môi trường không có người thân, có nhiều người cha, mẹ chỉ sau khi phát hiện đứa con do mình sinh ra bị nhiễm HIV đã đang tâm vứt bỏ các em. Các em bị mất đi quyền sống chung với cha, mẹ và hậu quả của sự bỏ rơi là các em lớn lên và trưởng thành không được phát triển bình thường về thể chất và tinh thần như những trẻ em khác.

- Bị xâm phạm những bí mật đời tư.

Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS có thể không được giữ những bí mật đời tư liên quan đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật. Điều này khiến cho các em là nạn nhân của tình trạng phân biệt, kỳ thị hay bỏ mặc, bỏ rơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thụ hưởng quyền con người cơ bản của các em. [42]. Và với những trẻ em có người thân mắc phải căn bệnh HIV/AIDS cũng bị nhìn nhận sai lệch, bị xa lánh trong môi trường học tập và chăm sóc sức khỏe...

Nhìn về tương lai, trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS mang bệnh cho đến lúc chết, sức đề kháng kém cùng với sự chăm sóc thiếu thốn dễ làm các em lâm vào tình trạng bệnh tật. Các em không có nghề nghiệp cho tương lai do không có sức khỏe, không được học văn hóa, học nghề và cơ bản tuổi thọ của các em rất thấp thường chết trước lúc trưởng thành. Bệnh tật, cô đơn, lo sợ mặc cảm của nhóm trẻ em này đã phản ánh một tồn tại xã hội, nó đòi hỏi sự thức tỉnh của cộng đồng xã hội về lòng nhân văn cao cả và đặc biệt là một hệ thống pháp luật đủ mạnh để có thể bảo đảm quyền con người của các em.

1.2.3. Các quyền con người cơ bản cần được bảo vệ đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Nhóm quyền sống còn và phát triển

Quyền sống còn là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của con người nói chung và của trẻ em sống chung với HIV/AIDS nói riêng, để được tồn tại

và được thụ hưởng các quyền phái sinh tiếp theo thì quyền sống phải tuyệt đối được tôn trọng. Từ quy định này, không có gì nghi ngờ, tất cả mọi trẻ em kể cả trẻ em sống chung với HIV/AIDS đều có quyền được sống và phát triển. Cũng không thể vì lý do mang trong mình vi rút HIV/AIDS mà các em bị tước mất quyền sống của mình. Vi phạm quyền sống của trẻ em sống chung với HIV/AIDS là vi phạm quyền con người. Tính mạng các em luôn bị bệnh tật đe dọa, các em có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng bất kỳ lúc nào do đó quyền sống phải được đảm bảo tối đa với nhóm trẻ em trên chính là phải đảm bảo tuyệt đối về tính mạng sức khỏe cho các em.

Để bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền sống của trẻ em, Ủy ban của Công ước về quyền trẻ em đã khuyến cáo các quốc gia phải bảo vệ trẻ em tránh lây nhiễm HIV; cung cấp các thông tin và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ vị thành niên và tiến hành các biện pháp bảo trợ đặc biệt cho những người có nguy cơ hay nhu cầu cấp thiết nhất. Nghĩa vụ của quốc gia trong việc thực thi quyền được sống, tồn tại và phát triển cũng nhấn mạnh yêu cầu phải quan tâm thích đáng đến đời sống tình dục cũng như các hành vi, lối sống đó không phù hợp với những gì được coi là chấp nhận được theo các tiêu chí văn hóa hiện hành đối với một độ tuổi nào đó. Các chương trình phòng chống chỉ đạt hiệu quả khi đánh giá đúng thực tế cuộc sống của vị thành niên, đồng thời tác động đến đời sống tình dục bằng cách đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận thông tin, kỹ năng sống và các biện pháp phòng tránh phù hợp.

Công ước đã khẳng định trẻ em có quyền được sống, cũng như được hưởng lợi ích từ các chính sách kinh tế, xã hội tạo cho các em cơ hội tiếp tục trưởng thành và phát triển theo nghĩa rộng nhất của từ này. Nhà nước có nghĩa vụ thừa nhận quyền sống và phát triển của trẻ em. Điều này cũng nảy sinh yêu cầu quan tâm đúng mức đến đặc trưng giới tính cũng như các hành vi và lối sống của trẻ em, kể cả khi điều này không còn phù hợp với quan niệm xã hội về những gì có thể chấp nhận được theo các quy tắc, chuẩn mực văn hóa thông thường đối với nhóm tuổi nhất định.

Liên quan đến quyền sống còn của trẻ em tại Điều 65, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Trẻ em được gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” Điều 67 quy định: "Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho trẻ khi trẻ bị mồ côi không nơi nương

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí