Những Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm được xem như một sự thay đổi trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCS theo hướng phát triển tích cực. Sự thay đổi và phát triển đòi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn minh của xã hội loại người hiện nay, không có sự phát triển nào bắt đầu từ con số không. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa trong đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS đòi hỏi:

- Tôn trọng nội dung chương trình hoạt động giáo dục đã được quy định để thực hiện tích hợp nội dung giáo dục quyền và bổn phận.

- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục và kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận nói chung, giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS nói riêng đề khái quát thành lí luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động giáo dục và giáo dục quyền và bổn phận, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp giáo dục quyền và bổn phận, các nghiên cứu về giáo dục quyền và bổn phận được tổ chức thông qua các hoạt động trải nghiệm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục học sinh nói chung, giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm nói riêng tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS đòi hỏi:

- Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và các yếu tố cấu trúc của giáo dục quyền và bổn phận thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS.

- Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

Các nguyên tắc nêu trên là những xuất phát điểm để đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục. Việc giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường mà còn phải có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác giáo dục quyền và bổn phận, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục gắn những nội dung lí thuyết vào đời sống thực tiễn của học sinh. Vì vậy cần đảm bảo tính thực tiễn trong tổ chức hoạt động giáo dục này. Cụ thể:

- Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THCS, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

- Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện của nhà trường, của học sinh và phụ huynh học sinh. Cụ thể như:

+ Nhân lực để thực hiện biện pháp.

+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần khai thác, huy động để thực hiện các hoạt động.

+ Sự phối hợp của PHHS, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các chủ thể tham gia công tác giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh là cán bộ quản lý, GVCN, Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM, PHHS và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh THCS.

3.2. Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.2.1.1. Mục tiêu

Xây dựng nội dung, chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng tập trung vào mục tiêu đã xác định, đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.

Kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Trên thực tế các trường THCS TP Hưng Yên đã thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận lồng ghép với các hoạt động ngoại hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên cần tăng cường quản lý nội dung này để đạt hiệu quả cao hơn. Bằng kế hoạch cụ thể và chi tiết, cần tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm được linh hoạt, nhịp nhàng hơn.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

- Khi xây dựng nội dung chương trình cần đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính phù hợp giữa các hoạt động trải nghiệm với các giá trị cần lồng ghép để giáo dục cho học sinh, nội dung phải bám vào 4 nhóm quyền và bổn phận được quy ước trong công ước quốc tế về quyền trẻ em đồng thời phải cụ thể hóa phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ đề tháng, đặc điểm tình hình trường, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm cao thì càng thu hút và kích thích tính tích cực của học sinh, khi đó hoạt động giáo dục quyền và bổn phận càng mang tính thuyết phục, hiệu quả.

- Bản kế hoạch cần được đưa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Làm gì? Đối tượng: dành cho đối tượng học sinh nào? Thời gian thực hiện: Vào lúc nào? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện: Ai? Chịu trách nhiệm công việc gì? Biện pháp cụ thể: Cách thức thực hiện? Kinh phí bao nhiêu?

Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm

Trường THCS………. ………………………….Năm học……………………………. Lớp………………….. Người soạn kế hoạch………………………………………….

Tháng

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6,7,8

Tên chủ đề











Mục tiêu HĐ











Nội dung HĐ











Hình thức HĐ











Lực lượng

tham gia











Thời gian











Địa điểm











Kinh phí











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 11

Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch tổ chức giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm

STT

Khối

Các quyền

và bổn phận

Hình thức tổ chức

Lực lượng

tổ chức


1

6

Quyền được tham gia

Chơi trò chơi

Hội diễn văn nghệ

Giáo viên chủ nhiệm

Đoàn TN…


7


Quyền được phát triển

Câu lạc bộ Diễn đàn

Giáo viên chủ nhiệm Chính quyền địa

phương

8

Bổn phận yêu kính ông

bà, cha mẹ

Hội thi tìm hiểu

Diễn đàn

Giáo viên chủ nhiệm

Đoàn TN

2

Khi xây dựng chương trình giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng và ban chỉ đạo cần tính đến số lượng hoạt động cho cả năm học, cho toàn trường. Căn cứ kế hoạch chung của trường, giáo viên chủ nhiệm xây dựng các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho lớp mình sao cho phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của học sinh đảm bảo học tập cùng với những trải nghiệm, bổ ích, lý thú, sáng tạo, hấp dẫn.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học (tháng 8), Hiệu trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm hoàn thành bản kế hoạch chương trình hoạt động để trình duyệt, chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, công đoàn nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận lồng ghép các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Quá trình thực hiện có thể điều chỉnh và bổ sung các hoạt động bị chồng chéo, không hợp lý (nếu có).

Nội dung giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cần đặc biệt chú ý lồng ghép với các hình thức như các trò chơi, các hoạt động

văn hóa nghệ thuật các dân tộc, sân chơi trí tuệ, hướng về nguồn, các ngày lễ kỷ niệm trong năm, ngày hội truyền thống dân tộc ở địa phương, tham quan du lịch để gây hứng thú, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, vừa duy trì những tình cảm, phát huy những giá trị sống tốt đẹp của dân tộc ta.

Bản kế hoạch phải được phổ biến rõ ràng tới các lực lượng tham gia giáo dục. Đối chiếu với cơ sở vật chất hiện có, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động để có kế hoạch trang bị, bổ sung từ đầu năm.

3.2.2. Đổi mới chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục cần được đổi mới theo hướng cụ thể hóa nội dung giáo dục gắn với các hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh hiệu trưởng cần sát sao trong chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục; chỉ đạo lập kế hoạch các hoạt động giáo dục trải nghiệm của giáo viên; chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục; chỉ đạo khâu kiểm tra đánh giá và chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

- Chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm lồng ghép giáo dục quyền và bổn phận phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại nhà trường. Chỉ đạo nhóm chuyên trách, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, đội thiếu niên cùng thống nhất xây dựng nội dung giáo dục quyền và bổn phận và các hình thức giáo dục quyền và bổn phận. Các quyền của trẻ em được thiết kế theo 4 nhóm trong công ước và quy định về bổn phận trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các hình thức giáo dục quyền và bổn phận thông

qua hoạt động trải nghiệm cần tập trung khai thác đó là: hình thức câu lạc bộ, hình thức trò chơi, hình thức diễn đàn, hình thức hội thi, hình thức tổ chức hoạt động nhân đạo, tham quan dã ngoại,... do đặc thù hoạt động giáo dục này đem lại hiệu quả cao hơn các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận khác nhưng trong quá trình tổ chức lại phải đầu tư lớn hơn cả về nội dung, hình thức hoạt động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, thời gian thực hiện, vì vậy nếu chỉ đạo không quyết liệt, bài bản, khoa học thì kết quả thu được sẽ không cao.

- Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng giáo dục: Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.

- Chỉ đạo đánh giá, xếp loại học sinh: Hiệu trưởng chỉ đạo GV đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trải nghiệm có tích hợp giáo dục quyền và bổn phận theo đúng các tiêu chí thể hiện trong văn bản hướng dẫn. Để chỉ đạo việc thực hiện hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả theo kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch công việc chi tiết, cụ thể, đảm bảo mỗi thành viên trong các lực lượng giáo dục xác định rõ ý nghĩa, nội dung công việc được giao: tại sao lại phải tiến hành công việc đó, công việc đó sẽ được tiến hành ở đâu, vào thời gian nào và cách thức thực hiện công việc đó như thế nào.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải nắm rõ các kế hoạch đã đề ra từ đó chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc và hiệu quả.

- Mọi thành viên tham gia thực hiện công tác giáo dục quyền và bổn phận theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng phải thực sự tâm huyết, có ý thức học hỏi trau dồi năng lực giáo dục cho bản thân.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí