Yêu Cầu Thực Hiện Các Cam Kết Quốc Tế Về Quyền Trẻ Em.

hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm oan người vô tội… đều phải xử lý nghiêm trước pháp luật. Do đó, đòi hỏi đội ngũ định tội danh, quyết định hình phạt cần phải nâng cao cả phạm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu được giao.

3.1.5. Yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em.

Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em. Ngay sau đó, Việt Nam nhanh chóng triển khai xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ quyền trẻ em như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em nay là Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với các Bộ Luật, Luật liên quan đến trẻ em như việc ban hành Bộ Luật Hình sự cũng có sửa đổi, bổ sung từ BLHS năm 1985 đến năm 1999 (được sửa đổi năm 2003) và nay là Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 217) thì các tội xâm hại tình dục trẻ em có những tên gọi thay đổi theo mỗi lần sửa đổi bổ sung đã thể hiện việc chú trọng bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em của pháp luật hiện thời lúc bấy giờ về cơ bản đã hài hòa các quy định của hệ thống pháp luật trong nước với Công ước về quyền trẻ em.

Trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hiện nay quy định pháp luật hiện hành đã chính thức ghi nhận Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục tại Điều 25 Luật Trẻ em năm 2016.

“Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.”

Kể từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho mọi trẻ em. Tuy nhiên, tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay có những diễn biến phức tạp và chiều hướng gia tăng. Trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em cần tích cực và chủ động thực hiện. Do đó, yêu cầu này đòi hỏi cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời, yêu cầu này không chỉ đòi hỏi đối với hoạt động lập pháp mà còn đối với hoạt động áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam. Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, nhất là hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) cần thực hiện các cam kết Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết.

3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Ngoài việc quán triệt nghiêm túc các yêu cầu nêu trên, để đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Theo nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020 như sau: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 9

nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [10; tr. 2,3]

BLHS năm 2015 là bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp của nước ta. Bộ luật ra đời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,… trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã đảm bảo tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án xâm hại tình dục và xâm phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi còn có một số vướng mắc khó khăn cần phải hoàn thiện như sau:

- Tại khoản 1 Điều 145 BLHS năm 2015 không quy định rò người phạm tội phải biết rò khi thực hiện hành vi phạm tội bị hại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nên có nhiều trường hợp người phạm tội không hề biết người mình thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi và cũng không thể biết được, hoặc có trường hợp bị hại cố tình dấu thông tin sai sự thật về tuổi của mình, mặt khác khi quan hệ giao cấu thì có sự thuận tình của bị hại. Chính vì thế trên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không biết đối tượng xâm hại là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi nhưng vẫn bị xét xử với lỗi cố ý và tuyên mức hình phạt rất nặng. Việc không quy định rò ràng đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực trong xã hội đó là đã đưa ra xét xử nhiều trường hợp không phải là tội phạm và làm oan người vô tội. Để khắc phục được những bất cập trong quy định này để tạo tiền đề cho việc định tội danh đúng và chính xác và có sự thuyết phục, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung điều luật theo hướng người

thực hiện hành vi phạm tội phải biết rò người mình có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác là người đủ 13 đến dưới 16 tuổi như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực nhiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người mà biết rò từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

- Tại khoản 2 Điều 145 BLHS năm 2015 qui định: “đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật cơ thể từ 31% đến 60%” và khoản 3 Điều 145 BLHS năm 2015 qui định: “a) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”. Vậy trường hợp đặt ra, nạn nhân của tội này có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% thì sẽ định tội danh như thế nào. Đây là điểm chưa rò ràng trong cấu thành tội phạm gây khó khăn trong việc định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng theo khoản 2 hoặc khoảng 3 của tội danh này. Do vậy cần sửa đổi khoản 3 Điều 145 BLHS 2015 theo hướng: “a) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 60% trở lên”.

3.2.2. Kịp thời giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

- Giải thích pháp luật về giới tính của chủ thể của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Điều 145 BLHS năm 2015 qui định “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Do Điều luật không qui định rò giới tính của chủ thể của tội phạm, để thống nhất trong việc giải quyết các vụ án về tội này Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày

01/10/2019 để hướng dẫn. Tuy nhiên, hướng dẫn này vẫn còn hạn chế chủ thể của tội phạm như:

Thứ nhất: Tại Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 có hướng dẫn về một số tình tiết định tội như sau: “1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào…”. Như vậy, chủ thể của tội xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể là nam, nữ giới vẫn chỉ có thể là đồng phạm như tổ chức, xúi giục, giúp sức.

Thứ hai: Đối với hành vi quan hệ tình dục khác Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 đã quy định: “…Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính...” chưa khắc phục được vướng mắc khi xác định vụ việc xâm hại tình dục được thực hiện giữa những người liên giới tính, người chuyển giới.

Vì vậy cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể rò ràng hơn để dễ áp dụng trong thực tiễn.

+ Giải thích rò về giới tính của người bị hại: Tương tự như trên thì việc xác định giới tính người bị hại cũng không được điều luật qui định rò ràng chỉ qui định là “người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Như vậy, ta có thể hiểu nạn nhân ở đây bao gồm cả nam và nữ hay cả người đồng giới, người liên giới tính, người chuyển giới. Thực tế qua công tác điều tra, truy tố và xét xử thời gian qua chỉ nhìn nhận ở một khía cạnh bị hại là nữ giới chưa xử lý vụ án nào bị hại là nam giới hay là người chuyển giới. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về giới tính của người bị hại là nam hay nữ hay là người

đồng tính, người liên giới tính, người chuyển giới để có cách nhìn nhận thống nhất trong việc giải quyết vụ án trong thực tiễn.

+ Về tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất loạn luân” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 có hướng dẫn về dấu hiệu có tính chất loạn luân như sau: “1. Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:…”. Như vậy, dấu hiệu “có tính chất loạn luân” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS không được thể hiện trong các trường hợp được hướng dẫn tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP. Do đó, nhà làm luật cần bổ sung điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS vào khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết 06/2019/-NQ-HĐTP để có cơ sở thống nhất trong việc giải quyết vụ án trong thực tiễn.

3.2.3. Nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền

Con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Do đó, để đảm bảo áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này thì việc nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký…) là một yêu cầu cấp bách của công cuộc cải cách tư pháp. Bởi nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

hạn chế được tình trạng oan sai trong hoạt động tư pháp. Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh theo hướng đề cao quyền và trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ…” [11; tr.60]

Để thực hiện được phương án đó, cần triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể sau:

Một là: Đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán: Trước tiên cần đổi mới, hoàn thiện quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật tổ cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức tòa án nhân dân; mở rộng nguồn thi tuyển đối với Kiểm sát viên, Thẩm phán để thu hút nguồn nhân lực chất lượng; công khai hóa kế hoạch thi tuyển chọn Kiểm sát viên, Thẩm phán, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh trong các kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Kiểm sát viên, Thẩm phán.

+ Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người tiến hành tố tụng phù hợp với từng vị trí cụ thể. Chú trọng truyền đạt các nội dung mới của pháp luật, kỹ năng xét xử, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng dân vận…đảm bảo kiến thức được truyền đạt vừa rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành nhằm giúp thẩm phán nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Có như vậy mới có thể

hạn chế được những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ những người tiến hành tố tụng.

+ Cần quan tâm hơn nữa đến việc cải cách chế độ tiền lương cũng như đãi ngộ khác, đặc biệt là “trợ cấp nghề nghiệp” cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viênThẩm phán, để họ thực sự yên tâm thực thi công vụ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực không đáng có

Hai là: Đối với Hội thẩm nhân dân và cán bộ tư pháp khác thư ký Tòa án, Thẩm tra viên…. cần tập trung triển khai các biện pháp cụ thể để nâng cao vai trò, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kiến thức pháp luật, tin học, kiến thức xã hội cho họ. Bên cạnh đó cần quy định cụ thể, rò ràng về điều kiện tuyển chọn Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên,.

Để Hội thẩm nhân dân thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng, ngoài những yêu cầu chung, họ phải có kiến thức xã hội sâu rộng, kiến thức về tâm lý học. Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân cũng cần phải thường xuyên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Để họ thực hiện đúng vai trò của mình trong hoạt động xét xử, tránh hiện tượng ỷ lại vào quyết định của Thẩm phán khi xét xử .

3.2.4. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết xét xử, xây dựng án lệ.

+ Để đảm bảo hoạt động xét xử của TAND nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vấn đề không kém phần quan trọng là phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của TAND.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022