thể chỉ vì biết “mình thật là quỷnh, thật khó nhập cuộc”…Người sót lại của rừng cười.
Với những chi tiết miêu tả ngoại hình mà chủ yếu tập chung ở mái tóc Võ Thị Hảo đã cho người đọc thấy sự trôi chảy của thời gian, sự khốc liệt của chiến tranh đã tàn phá vẻ đẹp của người phụ nữ .
Cùng với việc miêu tả ngoại hình mà chủ yếu tập chung gây ấn tượng ở mái tóc, bên cạnh đó ánh mắt cũng được nhà văn rất chú trọng trong việc miêu tả, khắc họa qua những cái nhìn của nhân vật. Người ta vẫn nói đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn" bởi nơi đó người ta dễ nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như những tâm sự, những tâm trạng phức tạp trong tâm hồn người phụ nữ. Đọc truyện Dây neo trần gian mấy ai quên được ánh mắt của bà đồng “mắt bà đồng bỗng long lên song sọc…Đôi mắt có hàng mi dài của bà vằn đỏ”. Đôi mắt ấy cho thấy những ám ảnh, những day dứt khôn nguôi về một vết thương lòng sau chiến tranh mà khó thể hàn gắn được và nó lại quặn đau mỗi khi nghe nhắc tới. Đó còn là “đôi mắt màu biển tối của nàng mở to đến lạc tròng để cầu khẩn sự che chở” của nhân vật nàng trong Người đàn ông duy nhất. Sự cầu khẩn một cánh tay che chở vậy mà không một cánh tay, không một con người nào dám đứng ra cứu giúp nàng. Điều đó cũng cho thấy con người đang dần bị tha hóa, bị vô cảm trước nỗi đau nỗi khổ của đồng loại. Hay “đôi mắt hình hạnh nhân với đuôi mắt trĩu xuống che bớt những tia rực rỡ không ngừng chớp rạng dưới hàng mi biêng biếc tím…cái nhìn bạch cốt” của người đàn bà tinh quái rắp đem sóng tình khuấy động cửa thiền trong Lửa lạnh. Đó còn là “cặp mắt mèo hoang làm bàng hoàng, rụng rời người ngắm” của cung nữ Ngạn La [15]… Nhà Văn Võ Thị Hảo thường không miêu tả hết ngoại hình mà tùy từng nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, chọn lấy những chi tiết "biết nói" để phác họa hình ảnh nhân vật. Để vẽ lên cái thần thái, vẻ đẹp cũng như để phác họa sâu đậm nỗi bất hạnh của nhân vật. Cùng
với sự mô tả ánh mắt thì ta còn thấy sự lặp đi lặp lại như không bao giờ nguôi những tiếng khóc, những giọt nước mắt, đó là: Những giọt nước mắt rơi giàn giụa,“Ôi! Con của mẹ! Mẹ lại có con rồi! sung sướng quá”…của Phương trong Phiên chợ người cùi vui mừng, sung sướng vì sau khoảng hai năm ở trại phong Quy Hòa để điều trị bệnh thì nay chị đã có giấy xuất viện, đã được về bên con gái yêu của mình và sẽ không phải xa con nữa. Còn nhân vật nàng trong Hồn trinh nữ sau mười bẩy năm chờ đợi người yêu mà vẫn không tin tức thế rồi, có một buổi chiều, có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm, chàng trai trở về, trong niềm vui và hạnh phúc nhất là khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc thì nàng khóc: “Tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi”…Nhưng đa phần sự miêu tả tiếng khóc, những giọt nước mắt của các nhân vật nữ nhằm biểu hiện cho nỗi xót xa, đau khổ. Đó là tiếng “khóc oà” của Trang trong truyện Bàn tay lạnh khi biết bị Thẩm lừa dối, đó là những giọt nước mắt đau khổ vì không thể vượt qua được số phận, chị vẫn là người đàn bà bất hạnh thứ ba trong gia đình. Bởi vậy khi nhắc đến truyện xưa, chị đã không cầm được những giọt nước mắt “Những giọt nước mắt của chị rơi xuống cốc ca cao đang cầm trên tay”. Nhà văn Võ Thị Hảo đã tỏ ra là người khá tinh tế khi miêu tả những tiếng khóc, những giọt nước mắt, chính vì thế mà những tiếng khóc, những giọt nước mắt ở các nhân vật nữ của chị không một ai giống ai. Mỗi con người một số phận thế nên những giọt nước mắt đó cũng tượng trưng cho những khổ đau bất hạnh trong số phận của họ. Từ những nhân vật nữ trẻ tuổi đến những nhân vật có tuổi, từ những người bình thường đến những người xấu xí, tật nguyền về hình thức, từ những người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội đến những người cao sang quyền quý…dường như tất cả họ đều khóc. Đó là tiếng “khóc nức nở” của một cô gái mới lớn trong Vườn yêu khi đến với tình yêu đầu. Hay tiếng “òa lên khóc” của cô bé Lâm San khi đi lấy chồng, tiếng khóc như là sự chấm dứt
một tuổi thơ bé bỏng, vô tư, một tình yêu trong sáng hồn nhiên đầu đời với cháu lớn cồ để bước chân vào cuộc sống mới với những thăng trầm, những bất trắc mà không thể lường trước. Có khi là những tiếng khóc của người con gái lỡ dở trong tình yêu như Sải trong Con dại của đá. Khi giết chết kẻ bạc tình là Cáo Tờ Quẩy nàng đã “ngục đầu xuống hắn mà khóc” rồi về tự thú với vợ của hắn là Giàng Gau, thì bà cũng “Rũ xuống khóc"… để rồi đêm ấy “Núi đá nuôi tiếng khóc của hai người đàn bà”. Có lúc lại là tiếng khóc của những người phụ nữ có tuổi như người mẹ của Cháu-lớn- cồ mỗi khi nhắc đến dì Lâm San bà thường “Gạt nước mắt đi” vì thương Lâm San. Đó tiếng “òa khóc” của người vợ trong Trận gió màu xanh rêu…Đó còn là những giọt nước mắt của nhân vật nàng trong Tim vỡ khi “Nước mắt nàng rơi lã chã trên gò má” là “những giọt nước mắt viền quanh bờ mi” của nữ hoàng Pháp Luật trong Nữ hoàng cô đơn. Hay “Dòng nước mắt lặng lẽ tuôn ra” của Thuận trong Góa phụ đen. Và nhất là tiếng khóc đớn đau của những người phụ nữ trong truyện Người sót lại của Rừng Cười khi thì: “Cả bốn cô gái ôm nhau khóc cay đắng” rồi cả những “tiếng khóc không ra tiếng”. Bên cạnh tiếng khóc của những con người bình thường thì tiếng khóc của những người tật nguyền quả thực còn xót xa hơn vì họ “khóc không ra nước mắt” và người mù thì “nước mắt chỉ chui trở vào nghèn nghẹn trong ngực” trong tác phẩm Làn môi đồng trinh. Hay “tiếng khóc ngở như gai” của cô gái điếm trong Biển cứu rỗi…Tưởng rằng chỉ có những con người bình thường, người nghèo khổ, tật nguyền, những người sống dưới tầng đáy xã hội mới khóc. Nhưng không ngờ tiếng khóc còn được bật ra từ những người có quyền uy, danh tiếng lẫy lừng thiên hạ như Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan:“Canh ba là Thái Hậu bật dậy, cuống cuồng đi lại, có lúc chạy điên loạn như người bị đuổi bắt, rồi quấn hàng trục lớp chăn gấm ôm chân ngồi co trên giường mà khóc kể, gào thét”[15] và “thỉnh thoảng khóc gọi tên Dương Thái hậu rồi nghiến răng kèn
kẹt”[15], hay “tiếng khóc giẫy cào cấu đòi về với mẹ” [15] của cô cung nữ bé bỏng Ngạn La và tiếng “khóc lóc vật vã kêu cứu” của Ngạn La khi bị giam trong lãnh cung [15]. Rồi tiếng khóc của tiểu thư Nhuệ Anh một mực đòi trả trầu cau cho nhà Lý Câu: “Nhuệ Anh lăn lộn khóc lóc một mực xăm xăm đòi trả trầu cau [15] ,trong đêm tân hôn với công tử Lý Câu, nàng đã bỏ trốn để đi tìm Từ Lộ, khi nhận ra mình đã chạy ra xa bờ Sông Tô “Nhuệ Anh ngồi thụp xuống bưng mặt khóc nức nở” [15]cho đến khi tìm được Từ Lộ và trao thân cho chàng, Nhuệ Anh xin đi theo nhưng Từ Lộ không đồng ý nàng cố níu chân Từ Lộ và “gương mặt ngước lên đầm đìa nước mắt” [15]. Ngay cả khi đã là sư bà ở động Trầm rồi mà những giọt nước mắt vì người nàng yêu, người đã làm lỡ dở cả cuộc đời nàng, vậy mà những tiếng khóc, những giọt nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi:“Sư bà run rẩy như cố ghìm tiếng nấc [15], “sư bà cố kìm những giọt nước mắt”[15]…và “Trước mắt ta nay đã không còn Đạo Hạnh, không Thần Tông. Chỉ có thân xác một Từ Lộ đã chết… cả đời ta có khóc là khóc cho người đó”…[15].
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Đạo Đức Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo
- Vấn Đề Giới Tính Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 11
- Nghệ Thuật Tạo Màu Sắc Huyền Thoại
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 14
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Võ Thị Hảo có những miêu tả rất riêng của một nhà văn nữ, có cảm giác chị đứng trước gương vẽ lại chân dung một ai đó mà đối tượng không thể ai khác là một người phụ nữ. Đó là một mái tóc, một ánh mắt, những giọt nước mắt …Tất cả như thuộc về người phụ nữ, như những hình ảnh biểu tượng rõ nhất về vẻ đẹp nét riêng biệt và nỗi đau của riêng họ- cái mà ta không thể thấy khi miêu tả những người đàn ông. Như vậy từ việc đi sâu vào miêu tả và khắc họa những nét cơ bản ở ngoại hình nhân vật nữ không chỉ ở dáng vẻ, ở mái tóc hay ánh mắt mà ở cả những tiếng khóc, những giọt nước mắt. Võ Thị Hảo đã cho người đọc thấy những hình ảnh đó có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa nhân vật. Đặc biệt tiếng khóc và những giọt nước mắt cùng với sự lặp đi lặp lại như không bao giờ ngưng trong hầu hết các tác phẩm và sự tăng cường tập trung miêu tả những âm
thanh, những hình ảnh đó ở nhân vật không chỉ là biểu hiện thái độ đau xót và đồng cảm của nhà văn mà còn thể hiện một vốn ngôn ngữ về miêu tả tiếng khóc, những giọt nước mắt vô cùng phong phú của tác giả. Hình ảnh đó còn là nỗi ám ảnh, là biểu tượng cho sự bất hạnh và nỗi khổ đau của nhân vật.
Không phải ngẫu nhiên mà Võ Thị Hảo rất chú ý đến việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài nhân vật dù đó là nạn nhân của chiến tranh, hay những con người xấu xí tật nguyền, những con người bình thường hay những nhân vật đẹp mang tính huyền thoại- những nhân vật được nhà văn lý tưởng hoá để thể hiện những khát vọng vươn tới sự hoàn thiện hoàn mĩ, nhưng tất cả đều là những số phận khổ đau, với những kết cục bi đát. Có lẽ bởi một phần do những yếu tố thuộc cá tính của tác giả, một phần là do cảm nhận về thời đại của nhà văn: Một thời đại đầy dẫy những cạm bẫy, những bất an…luôn luôn rình rập con người, mà chính xác hơn đó là một thời đại với những“va đập bạo liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu và sự bi thảm đến mức trớ trêu của số phận con người” [15]. Chính vì thế, khi đọc các sáng tác của Võ Thị Hảo người đọc như có cảm giác mỗi câu chuyện lại thấm đầy nước mắt và cuộc đời của nhân vật thì cứ chảy theo những dòng nước mắt đó.
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý
Trong sáng tác của các nhà văn nữ nói chung và của Võ Thị Hảo nói riêng, điều mà người đọc dễ nhận thấy nhất đó là cốt truyện thường ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó các suy nghĩ của con người trước sự kiện đó thì lại rất được chú ý. Cuộc sống hiện thực không mấy khi được miêu tả trực tiếp khách quan mà nó được khúc xạ, được cảm nhận thông qua suy nghĩ của nhân vật và thế giới nội tâm với những diễn biến tâm lý phức tạp, bí ẩn.Thế giới tinh thần nhân vật là đối tượng chính để nhà văn đi sâu khám phá. Điều này cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người phức tạp, bí ẩn, con người tự nhận thức của các tác giả nữ là khá thống nhất trong văn học giai đoạn này. Cũng như
một số cây bút nữ khác, Võ Thị Hảo cũng tỏ ra là người rất tinh tế và có nhiều biện pháp nghệ thuật khi miêu tả những trạng thái cảm xúc, những biến chuyển trong tâm lý của mỗi cá nhân- con người. Lúc thì tác giả sử dụng độc thoại nội tâm trực tiếp thể hiện tâm lý nhân vật: “Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời một con mụ điên ấy ư ? Thế thì mình cũng điên rồ nốt
!”…Lúc lại miêu tả gián tiếp: “Nàng bỗng nức lên khóc và ôm choàng lấy mái đầu anh, như cách một người mẹ đang vòng tay che chở cho đứa con trai…Nàng ru khuôn mặt ấy trong lòng và cảm thấy tim như muốn vỡ ra vì thương xót”…Dây neo trần gian. Khi đi sâu miêu tả tâm lý của những con người tật nguyền ,nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng những con người ấy tuy tật nguyền nhưng họ cũng vẫn ước mơ, vui, buồn ,cảm nhận cuộc sống ,biết hạnh phúc và cũng biết thấm thía nỗi đau vô bờ .Nên họ cũng ao ước được yêu bởi một tình yêu trong sáng, diệu kì: “Mỗi lần mưa nàng lại bước ra ngoài trời, mong mỏi một chút chạn nhẹ nơi làn môi, để có cảm giác là mình cũng được hôn, những cái hôn của nửa kia ngọt ngào”, Làn môi đồng trinh. Giống như Hằng, Tâm trong Máu của lá cũng thấm thía và nhận biết nỗi đau là một kẻ tật nguyền bởi: “Tạo hoá đã say rượu khi nặn ra em” và mỗi “khi khách đến nhà em thường kiếm cớ lánh mặt …Lúc thi vào đại học đạt điểm ưu nhưng không một trường nào nhận vì lỗi hình thể, em đã cầu cho mình hoá điên…cầu cho mình được chết. Khi nhận được giấy báo tử của anh Tuân- người yêu quí em nhất trên đời này, em dường như sắp chết còn mẹ thì bị xuất huyết não liệt giường. Cả ngày mẹ nằm mở mắt chong chong, thảng thốt nhìn em cười như nhìn một vật lạ”…Nhưng thật trớ trêu, tại sao trời nỡ thổi vào cái vỏ tật nguyền đó một tâm hồn có khả năng nhận biết nỗi đau của mình . “Mắt con bé rưng rưng nó cần những lời yêu ngọt ngào như cần nước”…Vì thế mà Tâm tự nuôi cho mình ảo tưởng về một chàng trai khổng lồ cứu giúp cô, níu kéo cô với cuộc đời qua những bức thư của Tuân, Huân và Hoàng cho
đến khi cô nhận ra “đã đến lúc phải trở thành một người đàn bà”…và phải trở về với thế giới của chính mình.Vì “thế giới của các anh quá rộng lớn. Còn thế giới của em thì nhỏ bé. Em phải trở về thế giới của chính mình. Phía chân trời có thể có một chú lùn. Nếu có, chú sinh ra là để cho em. Chú sẽ đến, cười bằng cái miệng rộng: Cô bé xấu xí đợi anh lâu lắm rồi phải không
?” Những rung cảm, những mong ước,và yêu thương như thế là biểu hiện của những tâm hồn trong sáng, thánh thiện.Thể hiện những nhân vật biết suy nghĩ, dằn vặt và biết thấm thía nỗi buồn đau. Võ Thị Hảo đã tìm thấy trong chiều sâu tâm hồn họ là khát khao sống như những người bình thường.
Trong sáng tác của mình, nhà văn đã xây dựng các nhân vật nữ và phần lớn họ đều được nếm trải những thăng trầm cũng như thấm thía những đớn đau trong cuộc sống. Trước “cái nhìn như chôn sống”của người lính gác đèn nơi đảo hoang với cái nhìn đầy vẻ khinh miệt, người đàn bà “thấy nhục và quờ tay tìm cái nón, che người”…Và rồi khi anh cố xua đuổi người đàn bà đi để dẫn đến cái chết của thị anh đã ân hận và cũng nhất thiết rằng: “Nữ Thần Biển, nếu có cũng sẽ không mang khuôn mặt nào khác, mà mang chính khuôn mặt đau đớn, tuyệt vọng và kiêu hãnh của Nữ Thần Trôi Dạt bởi vì Nữ Thần Biển cũng là đàn bà Biển cứu rỗi.
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo rất nhiều những nhân vật nữ được miêu tả trong trạng thái giằng xé, đấu tranh, đắn đo trong tình yêu cũng bởi một lẽ họ không có lòng tin vì đã một lần thất bại nên họ sợ không dám yêu, không dám đi đến tận cùng của tình yêu. Để khi tình yêu tuột khỏi tầm tay họ mới dằn vặt, tiếc nuối như Hạnh trong Tiếng vạc đêm, Thuận trong Goá phụ đen. Hạnh trong Tiếng vạc đêm, sống với ám ảnh một số phận bất hạnh truyền kiếp và bản mệnh cô lại có cô thần nên trong lòng lúc nào cũng cô đơn, lạnh lẽo. Hơn thế mang nặng mặc cảm đàn ông là những kẻ dối lừa, phụ bạc Hạnh sợ không dám yêu bởi nàng có“trái tim tật nguyền” và dòng họ nàng thì
có“người đàn bà chửa thắt cổ chết vì đàn ông”. Thế nên sau một lần đổ vỡ hạnh phúc, cô không tin sẽ có được một hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Bởi vậy, Hạnh đã có những suy tư vừa day dứt vừa tiếc nuối trong tình yêu với Thụ, thể hiện ở đoạn độc thoại nội tâm: “Ừ- tại sao nhỉ ? Tại sao? Đáng lẽ chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần.Ta cũng cần được an ủi, được che chở. Tại sao ta cứ làm khổ mình?… Sao ta lại bỏ trốn? sao ta hèn nhát? Sao không vứt bộ mặt lạnh này đi. Sao không gục đầu vào ngực anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn khóc, để nước mắt em làm ướt ngực anh…rằng…dù ngày mai có ra sao thì anh vẫn là người đàn ông mà em cần” …Thế nhưng thật mâu thuẫn khi Hạnh lại chỉ muốn “yêu thế thôi! Giữ cho gần như giữ một ảo ảnh đẹp”. Bởi Hạnh sợ cuộc đời sẽ làm tầm thường, thô bỉ nó. Đây là tâm trạng thường thấy ở những người phụ nữ tinh tế, nhạy cảm trong tình yêu, luôn giữ khoảng cách với người mình yêu, không cho xa, không cho gần để rồi rơi vào cô đơn và “nếm trải cảm giác của một con chim xa xứ dù mùa đông chưa tới song hơi lạnh đã nhấm nhẩm da thịt”. Thuận trong Goá phụ đen cũng vậy. Cô đã từng trải qua nhiều mối tình, từng đau khổ vì đàn ông và cũng làm không ít đàn ông phải khổ vì mình.Trái tim yêu thương bé nhỏ của cô tưởng đã tật nguyền khi thấy: “mẹ nàng đã lấy phải một người chồng ti tiện, em gái nàng mang bầu với một gã sở khanh. Người đàn bà hàng xóm đầu tắt mặt tối nuôi chồng mà vẫn bị chồng đánh đập”.Thế nên để trả thù cho những người đàn bà bất hạnh đó: “Nàng chỉ thích nếm lại cảm giác vờn một đấng nam nhi để đến khi anh ta bị thôi miên rồi thì lại ngẩng cao đầu nhón gót bỏ đi không nhìn lại. Vậy mà trước Đang, Thuận lại bối rối, e thẹn, và thấy hạnh phúc- niềm hạnh phúc của một nàng goá phụ đã cố khép lòng mình mà không thể. Mặc dù đã từng luyện cho mình thói quen sống không có đàn ông, vậy mà một tháng vắng Đang, Thuận thấy cuộc đời thật vô nghĩa, trống vắng, và nhạt nhẽo vô cùng. Hai người họ đã gắn bó với nhau