Thực Trạng Hình Thành Và Phát Triển Các Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Nam



Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam chủ yếu là đá vôi để sản xuất xi măng phục vụ cho xây dựng, giao thông và thuỷ lợi. Tổng trữ lượng đá vôi được đánh giá khoảng hơn 7 tỷ m3, tập trung ở các vùng huyện Thanh Liêm, Kim Bảng. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân có diện tích bãi bồi

ven sông Hồng lớn, nên có điều kiện để phát triển sản xuất gạch nung...

Tài nguyên du lịch: Hà Nam có một số danh lam thắng cảnh du lịch như: Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc - Ba Sao, huyện Kim Bảng, Kẽm Trống ở huyện Thanh Liêm, núi Đọi ở huyện Duy Tiên,…và một số di tích lịch sử văn hoá (Đền Trần Thương, Từ đường Nguyễn Khuyến, Lễ hội Tịch điền, Long Đọi Sơn, tượng đài 10 cô gái Lam Hạ,…).

Với đặc điểm như trên, Hà Nam nắm giữ vị trí địa lý kinh tế quan trọng đối với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế Hà Nam qua các năm 2015 - 2019 được thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2019


Nội dung

Đơn vị

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng sản phẩm (giá SS 2010)


Tỷ đồng


22.751,7


25.620,1


28.389,1


31.763,7


35.139,1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế


%


13,4


12,6


10,8


11,9


10,6

GRDP bình quân/người


Tr.đ/người


42,4


48,3


48,6


56,4


62,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hàng năm của tỉnh Hà Nam



+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 11,3%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân cả nước; thu ngân sách tăng cao, bình quân tăng 28,7%/năm. Riêng năm 2019, kinh tế tỉnh Hà Nam có những bước phát triển khá toàn diện: Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 62,9 triệu đồng/người, gấp 1,6 lần so với năm 2015; thu ngân sách nhà nước đạt 19.558,1 tỷ đồng, tổng chi ngân sách đạt 16.663,7 tỷ đồng.

Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 90,8% trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp giảm còn 9,2%. Thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, nằm trong nhóm 10 tỉnh đứng đầu về thu hút vốn FDI.

Về lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động: Dân số trong độ tuổi lao động

477.473 người (nam từ 15-59, nữ từ 15 – 54) chiếm 55,9% so với tổng dân số. lực lượng lao động là 486,9 nghìn người chiếm 75,4% so với dân số từ 15 tuổi trở lên. lực lượng lao động 15 tuổi đang làm việc là 478,9 nghìn người, trong đó: Lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26,3%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,0%, ngành dịch vụ chiếm 29,7%. Tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ năm 2019 là 96,9 nghìn người trong tổng số 486,9 nghìn người, chiếm 19,9% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,83%, trong đó: Khu vực thành thị 1,70%; khu vực nông thôn là 1,86%.

2.1.2. Thực trạng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Hà Nam được biết đến là một tỉnh nhỏ thuần nông, kinh tế chậm phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, với số dân gần 80 vạn người nhưng có đến 90% dân số sống ở khu vực nông thôn. Để thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn; cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tỉnh Hà Nam đã đưa ra chủ trương, ban hành cơ chế nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó có việc phát triển CCN. Từ năm 2004, tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Song trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có quy mô còn nhỏ, số lượng ít,



sản xuất chưa tập trung, đất sản xuất chưa được quy hoạch tổng thể để tập trung pháp triển. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định 1421/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 về Quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) huyện, thị xã; cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015 với 16 CCN có tổng diện tích quy hoạch 279 ha và 05 cụm TTCN - làng nghề (thuộc cấp xã quản lý) có tổng diện tích quy hoạch 30ha. Tuy nhiên, do chính sách ban hành chưa đủ mạnh, nhu cầu phát triển của thực tiễn và việc bổ sung, điều chỉnh, mở rộng CCN nên đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 18 CCN với tổng diện tích 371,52 ha. Trong đó có 15 CCN được thành lập, đã đi vào hoạt động với diện tích 355,92 ha và có 3 CCN chưa thành lập, đi vào hoạt động với diện tích 15,6 ha.

Hiện nay các CCN thu hút đầu tư được 202 dự án, với nguồn vốn đăng ký hơn

13.000 tỷ đồng. Trong đó, có 184 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, 11 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng và 7 dự án chưa triển khai hoặc tạm dừng hoạt động. Năm 2019, doanh thu của các doanh nghiệp trong CCN đạt trên 15.000 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm 2018, doanh thu tăng cao tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn như Công ty CP APPE JV Việt Nam, Công ty CP Khoáng sản Fecon,…. Thu nộp ngân sách năm 2019 đạt 265 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2018. Nhờ có các CCN mà tỉnh đã giải quyết được việc làm cho hơn 12.000 lao động với thu nhập bình quân 4,5 – 5,0 triệu đồng/người/tháng.

2.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam

2.2.1. Thực trạng chính sách về quy hoạch

Từ năm 2004, UBND tỉnh Hà Nam đã giao Sở Công Thương nghiên cứu lập quy hoạch mạng lưới phát triển các CCN-TTCN trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, Sở Công thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện lập và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam ở các giai đoạn khác nhau và phù hợp với tình hình



thực tế của địa phương. Nhìn chung, thời gian qua công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được thực hiện theo đúng định hướng và chủ trương của Chính phủ. Theo đó công tác quy hoạch phát triển CCN của tỉnh Hà Nam được thể hiện thông qua các văn bản sau:

- Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 9/8/2004 của UBND tỉnh Hà Nam về quy hoạch mạng lưới CCN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn đến 2010.

- Quyết định số 1421/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 của UBND tỉnh Hà Nam về quy hoạch mạng lưới các CCN – TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn đến 2010, tầm nhìn đến năm 2015 thay thế quyết định số 1058 nêu trên.

- Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về phê duyệt đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Nghị quyết số 36/2017/NQ-HĐND ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển công nghiệp – thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Quyết định số 58/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp – thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2035.

Để triển khai thực hiện nội dung của các văn bản nêu trên, hiện nay tỉnh Hà Nam đã quy hoạch 18 CCN với tổng diện tích 371,52 ha theo bảng 2.2



Bảng 2.2: Danh sách cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam



TT


Tên CCN


Địa điểm

Thành lập


Văn bản

Diện tích

(ha)

A

CCN đang hoạt động: 15 CCN


355,92

I

Thành phố Phủ lý



1

CCN Nam Châu

Sơn

Châu Sơn, Phủ Lý

1770/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

19,0

2

CCN Kim Bình

Kim Bình, Phủ Lý

1769/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

56,07

3

CCN Tiên Tân

Tiên Tân, Phủ Lý

1768/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

8,0

II

Huyện Kim Bảng



4

CCN Biên Hòa

Ngọc Sơn, Kim Bảng

1771/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

8,49

5

CCN Thi Sơn

Thi Sơn, Kim Bảng

1661/QĐ-UBND ngày 31/12/2010

29,49

6

CCN Nhật Tân

Nhật Tân, Kim Bảng

1765/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

17,5

III

Huyện Duy Tiên



7

CCN Cầu Giát

Chuyên Ngoại, Duy Tiên

1773/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

17,04

8

CCN Hoàng Đông

Hoàng Đông, Duy Tiên

1776/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

9,2

IV

Huyện Thanh Liêm



9

CCN Thanh Lưu

Thanh Lưu, Thanh Liêm

1764/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

5,7

10

CCN Thanh Hải

Thanh Hải, Thanh Liêm

1767/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

16,5

11

CCN Kiện Khê I

Kiện Khê, Thanh Liêm

1662/QĐ-UBND ngày 31/12/2010

76,79

V

Huyện Lý Nhân



12

CCN Hoà Hậu

Hoà Hậu, Lý Nhân

1772/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

9,22

VI

Huyện Bình Lục



13

CCN Bình Lục

Trung Lương, Bình Lục

1775/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

30,6

14

CCN An Mỹ - Đồn

Đồn Xá, Bình Lục

1766/QĐ-UBND ngày 31/12/2014

41,72





Thành lập

TT

Tên CCN

Địa điểm


Văn bản

Diện tích

(ha)

15

CCN Trung Lương

Trung Lương, Bình Lục

648/QĐ-UBND ngày 19/4/2019

10,6

B

CCN chưa hoạt động: 03 CCN


15,6

1

CCN làng nghề Nha

Mộc Nam-Duy Tiên

Chưa thành lập

3,0

2

CCN Tiêu Động

Tiêu Động, Bình Lục

Chưa thành lập

10,0

3

CCN Kiện Khê

Kiện Khê, Thanh Liêm

Chưa thành lập

2,6

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam)

Thời gian qua, các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam được hình thành và phát triển theo 3 nhóm:

- Nhóm 1: 10 CCN được hỗ trợ xây dựng hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm:

+ Các CCN được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng (thực hiện theo Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày 01/8/2003 của UBND tỉnh Hà Nam) có 09 CCN và chủ đầu tư là UBND cấp huyện hoặc cấp xã (các CCN: Biên Hòa, Cầu Giát, Nam Châu Sơn, Hòa Hậu, Kim Bình, Thi Sơn, Hoàng Đông, Thanh Lưu, Nhật Tân)

+ CCN do NSNN ứng trước tiền GPMB, đầu tư hạ tầng, tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư: 01 CCN (CCN Kiện Khê I)

Các CCN thuộc nhóm này có tổng diện tích là 248,5 ha, đã lấp đầy 100% diện tích và hoạt động tương đối ổn định.

- Nhóm 2: 02 CCN được xây dựng hạ tầng bằng nguồn vốn của nhà đầu tư (CCN Bình Lục và Trung Lương) có diện tích là 41,2 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 80% diện tích

- Nhóm 3: 03 CCN không có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, không đầu tư bằng ngân sách nhà nước mà do các doanh nghiệp thuê đất sản xuất kinh doanh tự đầu tư



xây dựng hạ tầng dùng chung theo quy hoạch của tỉnh (các CCN: Thanh Hải, An Mỹ - Đồn Xá, Tiên Tân), cụ thể:

+ CCN Thanh Hải, huyện Thanh Liêm đã lấp đầy 100% diện tích. Hiện nay các doanh nghiệp thuê đất sản xuất đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng dùng chung (đường nội bộ, đường gom, điểm đấu nối ra QL1,…)

+ CCN An Mỹ-Đồn Xá, huyện Bình Lục mới giải phóng mặt bằng được 22,5 ha (đạt 54% so với diện tích quy hoạch là 41,72ha), đã giao đất cho 10 doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, hoạt động sản xuất.

+ CCN Tiên Tân, thành phố Phủ Lý đã giao 8,0 ha đất cho doanh nghiệp, đúng bằng diện tích đất theo quyết định thành lập CCN. Các doanh nghiệp hoạt động trong cụm bám dọc, đấu nối trực tiếp ra Quốc lộ 1A và không có đường gom.

Đối với 03 CCN chưa hoạt động, chưa có quyết định thành lập CCN:

+ CCN Nha Xá chưa hoạt động nên chưa phải lập hồ sơ thành lập CCN

+ CCN Tiêu Động, Kiện Khê: Sở Công Thương đã hướng dẫn UBND huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm lập hồ sơ thực hiện thủ tục quy hoạch và thành lập CCN nhưng do chưa có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên chưa đủ điều kiện để ban hành quyết định thành lập.

Trong số các CCN trên địa bàn tỉnh, về cơ bản đều có quy hoạch được phê duyệt, quy hoạch chi tiết đã phân khu chức năng theo tính chất ngành nghề, kết nối hạ tầng trong và ngoài CCN. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quy hoạch chưa xem xét kỹ lưỡng hết các yếu tố phát sinh, do đó khi thực hiện cần phải được điều chỉnh, khắc phục những bất cập đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, cụ thể:

Công tác triển khai, thực hiện quy hoạch CCN của tỉnh còn manh mún 6/18 CCN diện tích dưới 10ha, vị trí không phù hợp gần khu dân cư, không có quỹ đất để mở rộng CCN. Việc lập quy hoạch chưa lấy ý kiến nhân dân, còn đơn thư của người dân do CCN gần khu dân cư gây ồn, khói bụi....Một số CCN đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết nên việc xây dựng hạ tầng kết nối của doanh nghiệp thiếu thống nhất, chưa phù hợp với quy hoạch chung (CCN



Trung Lương, CCN An Mỹ, CCN Tiên Tân). Không quy hoạch định hướng liên kết giữa các doanh nghiệp trong CCN, giữa các CCN với nhau.

Việc chấp hành xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt tại một số CCN còn chưa nghiêm, không tuân thủ quy hoạch được phê duyệt và các quy định chung về quản lý hoạt động các CCN. Còn có doanh nghiệp trong CCN đấu nối trực tiếp ra đường Quốc lộ 1A (CCN Thanh Hải; CCN Tiên Tân); Quốc lộ 38 (CCN Cầu Giát); đường ĐT497 (nay là Quốc lộ 37B - CCN An Mỹ, Đồn Xá) gây mất an toàn, cản trở giao thông, chưa phân loại được CCN để có giải pháp quản lý, phát triển.

Một số CCN đã có doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa đảm bảo các thủ tục hồ sơ theo quy định, chưa có hồ sơ thành lập, mở rộng CCN (CCN Kiện Khê, CCN Tiêu Động, CCN Thi Sơn ).

Quy hoạch ngành nghề hoạt động trong các CCN tại một số địa phương chưa phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn đến một số doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy hoạch, tự chuyển đổi ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh so với đăng ký ban đầu mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận, gây khó khăn cho công tác quản lý, có ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất sơn, mỹ ký, nhuộm, giặt… (CCN Hoàng Đông, CCN Nhật Tân).

Quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp không cân đối với đất công cộng (đất cho sản xuất công nghiệp chiếm 65%, đất công cộng còn 35%), đây là sự bất cập của quy hoạch CCN của tỉnh Hà Nam.

Từ thực trạng quy hoạch các CCN nêu trên, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra quan điểm đổi mới định hướng đầu tư phát triển, cụ thể như sau:

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo động lực thu hút vốn đầu tư từ nhân dân, từ doanh nghiệp, từ xã hội. Khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế về liên kết vùng để tạo ra những đột phá mới trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu đầu tư phát triển những năm qua để tiếp tục khai thác có hiệu quả phục vụ mục tiêu phát triển giai đoạn tới. Thay đổi hoặc xác lập mới những quan điểm, định hướng lớn mang tính dài hạn, mang tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022