Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 20


KẾT LUẬN


Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời và lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Các GTVH tinh thần TTDT được hình thành và trường tồn cùng lịch sử đã trở thành cốt lõi trong hệ giá trị của dân tộc, là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh để dân tộc ta phát triển, hành trình cùng nhân loại. Các thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn, phát huy các GTVH tinh thần TTDT, đồng thời biết tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo những tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, các GTVH tinh thần TTDT luôn giữ vai trò quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách của con gười Việt Nam.

Ngày nay, các GTVH tinh thần TTDT vẫn tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở, nền tảng trong việc hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Đối với thế hệ trẻ nói chung và SV Việt Nam nói riêng, là lực lượng xã hội to lớn, tiêu biểu cho sức sống năng động sáng tạo, hăng hái nhiệt tình, nhưng còn thiếu kinh nghiệm và đang trong quá trình định hình nhân cách thì các GTVH tinh thần TTDT càng trở nên cần thiết trong việc điều chỉnh nhận thức, hành vi và định hướng cho họ. Vì vậy, phát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong việc hình thành, phát triển nhân cách SV hiện nay là một nhiệm vụ rất quan trọng và cũng là yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đòi hỏi phải đáp ứng.

Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với vận hội lớn để phát triển cùng nhiều thách thức đan xen. Hoàn cảnh xã hội mới đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc về mọi mặt. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được là những mâu thuẫn lợi ích, tác động trái chiều và xung đột giá trị. Đáng lo ngại là những hiện tượng phản giá trị, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Vì vậy, giáo dục nhân cách cho


SV phải trên cơ sở kế thừa, phát huy GTVH tinh thần TTDT và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Đây không những là một sự kết hợp chuẩn định hướng cho quá trình hình thành, phát triển nhân cách SV hiện nay mà còn có ý nghĩa sâu xa đối với tương lai, tiền đồ đất nước.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục GTVH tinh thần TTDT phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho thế hệ trẻ SV là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là một tầm nhìn, một chiến lược vì tương lai tiền đồ đất nước. Và các quan điểm định hướng, hệ thống giải pháp được xác định chính là những điều kiện cần và đủ để phát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay theo chuẩn mực giá trị truyền thống và hiện đại.

Chúng ta có niềm tin mãnh liệt vào bản lĩnh Việt Nam, một dân tộc đã trải qua bao thử thách khắc nghiệt trong lịch sử và luôn chiến thắng. Những GTVH tinh thần TTDT đã trường tồn cùng lịch sử là tài sản vô giá của dân tộc không thể bị đánh mất. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực trong việc truyền lại cho SV, là thế hệ đang trưởng thành những giá trị tốt đẹp nhất mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cơ sở đó giúp SV nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong cuộc sống xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên nhân cách tốt đẹp cho thế hệ SV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 20


1. Bùi Thanh Thủy (2009), “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Thế giới di sản, (5), tr. 64-65.

2. Bùi Thanh Thủy (2009), “Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.49-53.

3. Bùi Thanh Thủy (2009), “Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, Tạp chí Thăng Long-khoa học & công nghệ, (2), tr.15-17.

4. Bùi Thanh Thủy (2009), “Nghĩ về các quan điểm phát triển văn hóa Thăng Long Hà Nội”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, tr.62-64.

5. Bùi Thanh Thủy (2009), “Nguồn lực văn hóa và phát huy nguồn lực văn hóa trong quan hệ với phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Triết học, (8), tr.80-86.


CÁC CÔNG TRÌNH THAM GIA ĐỀ TÀI KHOA HỌC


1. Bùi Thanh Thủy (2009), Vấn đề ổn định tâm lý, tập quán, lối sống, văn hóa, tạo niềm tin sau giải phóng mặt bằng, Kỷ yếu đề tài “Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, vấn đề và giải pháp”, Viện nghiên cứu phát triển KTXH- Hà Nội, Đồng chủ biên: PGS,TS. Nguyễn Chí Mỳ, TS. Hoàng Xuân Nghĩa.

2. Bùi Thanh Thủy (2014), Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên, Trong tập sách “Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đồng chủ biên: PGS, TS Lương Gia Huy - PGS,TS. Nguyễn Thế Kiệt.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Anh (Chủ nhiệm) (2008), Nhân cách sinh viên hiện nay, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.

2. L.M. Ác- khan-ghen-xki (1983), Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội.

3. Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969), Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969, Trang tin điện tử /Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (1995), Nghị quyết 09/NQ của Bộ Chính trị khóa VII ngày 18/2/1995 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dangcongsan.vn, ngày 22/11/2004, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo các trường đại học,

http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.cpv.org.vn, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), http://www.moet.gov.vn, ngày 16/11/2013.

8. Bộ Khoa học Và Công nghệ (2011), Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Mã số: KX.03/11-15 (Theo Quyết định số 3087/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), Hà Nội.

9. Ngô Bảo Châu (2013), Bài nói chuyện với sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội chiều 13/3/2013 về chủ đề "Học như thế nào?", Website Đại học Bách khoa Hà Nội.

10. Trường Chinh (1975), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.


11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), "Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa", Trong sách: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học-con người-xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Vũ Thị Kim Dung (1998), “Cách tiếp cận văn hoá theo quan điểm triết học Mác”, Tạp chí Triết học, (01).

15. Đinh Xuân Dũng (2013), Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị Trung ương 7 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Website dangcongsan.vn.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, dangcongsan.vn, ngày 7/11/2013.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, dangcongsan.vn, ngày 9/6/2014.


23. Nguyễn Khoa Điềm (1994), "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", Trong sách: Văn hóa Việt Nam, một chặng đường, Nxb Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa văn nghệ, Hà Nội.

24. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Phạm Duy Đức (2012), Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong giai đoạn mới, xaydungdang.org.vn.

26. Nguyễn Hàm Giá (Chủ nhiệm) (1995), Giáo dục định hướng XHCN nhân cách sinh viên trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Đại học tổng hợp Hà Nội, Số đăng kí: B93-05-109, Hà Nội.

27. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đao đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm), Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNN-HĐH đất nước, Chương trình khoa học xã hội, mã số 04, Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm), Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Chương trình khoa học xã hội mã số 04, Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm), Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế, Đề tài mã số KX05-07, Hà Nội.

33. Cao Thu Hằng (2012), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

34. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ.


35. Hội Sinh viên Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ IX, Tuổi trẻ online, tháng 7-2013.

36. Bùi Thị Thanh Huyền (2011), Sự biến đổi đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội.

37. Lê Thị Thanh Hương (Chủ nhiệm) (2009), Nhân cách văn hóa tri thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài Mã số KX. 03.11/06-10 cấp Nhà nước, Hà Nội.

38. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Vũ Khiêu (Chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam; xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Phong Lê (2013), Trao đổi xung quanh giá trị, ý nghĩa của Đề cương văn hóa Việt nam 1943 và những vấn đề khác liên quan, Website: Văn hóa Nghệ An -Thứ sáu, 22 Tháng 3. 2013, Nghệ An.

42. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

43. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh (1971), Công tác văn hoá văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

46. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

47. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử (2013), http:/ĐHKHXHNV, ngày 30/12/2013.

50. Hoàng Đức Nhuận (1996), Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KX.07.08, Hà Nội.


51. Phạm Quang Nghị (2005), Công cuộc đổi mới-Động lực lý luận phát triển lý luận và văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

52. Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

53. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

54. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

55. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu về tính cách dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Lê Hồng Phong (2014), Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Đào Duy Quát, “Đề cương văn hóa Việt Nam”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

58. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Hồ Sĩ Quý (2002), "Giá trị và giá trị truyền thống", Trong sách: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Hồ Sĩ Quý (2002), Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

61. Hồ Sĩ Quý (2005), Về giá trị và giá trị Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Spirkin.A.G (1989), Triết học xã hội, Tập 2, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội.

63. Phạm Huy Thành (2014), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.

64. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022