Đặc Điểm Các Trường Được Lựa Chọn Để Khảo Sát Của Đề Tài


65. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

66. Lê thị Thủy (2001), Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

67. Hoàng Thị Thu Trang (2014) "Một số vấn đề về giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (219).

68. Hoàng Trinh (1996), Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chủ nghĩa nhân văn và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Giản Tư Trung (2013), Về đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo,

http//giaoduc.net.vn, ngày 21/12/2013.

70. Trung tâm internet Việt Nam (2012), Báo cáo tài nguyên internet Việt Nam, Hà Nội.

71. Võ Minh Tuấn (2004), Ý thức đạo đức sinh viên Việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, mã số 50102.

72. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

73. K.Đ. Usinxki (1948), Toàn tập, Tập 2, Nxb Viện Khoa học giáo dục nước Cộng hòa Liên bang Nga.

74. Ủy ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 21

75. Văn Đình Ưng (1994) (Chủ nhiệm), Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên, Học viện Chính trị quốc gia - Phân viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.

76. Trần Nguyên Việt (2002), "Giá trị nhân văn, truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa", Trong sách: Giá trị truyền thống trước những thách thức toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


77. Vinđenban V (1848 - 1915), Lịch sử triết học cận đại (1878 - 1880).

78. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1998), Cơ sở Văn hóa Việt Nam,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

79. Website: http://tienphongonline.vn/bai-van-tu-hao-nguoi-viet-nam.html

80. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội


PHỤ LỤC

PL1. Kế hoạch khảo sát đề tài


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày 15 tháng 9 năm 2013


KẾ HOẠCH KHẢO SÁT CỦA TÁC GIẢ


Tên đề tài: “Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”

Người thực hiện: Bùi Thanh Thủy và các cộng sự


1. Mục đích yêu cầu khảo sát

- Lựa chọn điểm một số trường đại học, cao đẳng trên một số lĩnh vực đào tạo để có kết quả khảo sát đảm bảo cơ sở dữ liệu khoa học, khách quan và tin cậy cho việc suy đoán duy lý ra diện.

- Bước đầu đưa ra nhận định, đánh giá về thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần tác động tích cực đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

2. Đặc điểm các trường được lựa chọn để khảo sát của đề tài

- Tác giả đề tài lựa chọn điểm trường để tiến hành khảo sát nằm trong hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là một trong những địa bàn có số lượng sinh viên tập trung đông nhất của cả nước.

- Hà Nội và Hải Phòng là hai thành phố lớn phản ánh nhịp sống công nghiệp, đô thị sôi động hơn, tính hội nhập có xu hướng cao hơn, tính tác động của các yếu tố, điều kiện kinh tế xã hội tới sinh viên rõ nét hơn.


- Sinh viên được lựa chọn tham gia mẫu điều tra đủ diện rộng và đại diện cho các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và khoa học xã hội. Sự lựa chọn phân mẫu phiếu điều tra là tương đối đồng đều cả về địa bàn và số lượng sinh viên, vừa đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tính đại diện.

- Đối tượng và quy mô khảo sát gồm: 9 trường với 2000 sinh viên, phân bố trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng. Địa bàn Hà Nội gồm các trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp (400 SV), Học viện Ngân Hàng (200 SV), Cao đẳng thực hành FPT (200 SV), Đại học Thăng Long (200 SV), Đại học Thủy Lợi (200 SV), Học viện Báo Chí (200 SV). Địa bàn Hải Phòng gồm các trường: Đại học Hải Phòng (200 SV), Đại học Hàng Hải Việt Nam (200 SV), Đại học Y Hải Phòng (200 SV).

3. Phương pháp, công cụ, thời gian khảo sát

a. Phương pháp, nội dung, công cụ khảo sát

a1- Sử dụng bộ “phiếu trưng cầu ý kiến” dành cho sinh viên gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn xoay quanh vấn đề nhân cách sinh viên, giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

Câu 1. Quan niệm của bạn về nhân cách?

Câu 2. Những biểu hiện của người sinh viên có nhân cách tốt? Câu 3. Bạn tự đánh giá nhân cách của mình thế nào?

Câu 4. Theo bạn, nhân cách sinh viên trong trường bạn như thế nào? Câu 5. Bạn thường chú ý mặt nào để rèn luyện nhân cách của mình? Câu 6. Bạn vui lòng cho biết công việc ngoài giờ lên lớp hàng ngày? Câu 7. Bạn quan tâm các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc?

Câu 8.Tác động của môi trường giáo dục và truyền thống gia đình đến nhân cách của bạn?

Câu 9. Mối liên hệ và tham vấn ý kiến gia đình của bạn?

Câu 10.Tham gia của bạn về hoạt động thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi họ hàng? Câu 11. Bạn có quan tâm đến những vấn đề thời sự đất nước, thế giới? Câu 12. Quan niệm của bạn về điều kiện hội nhập?

Câu 13. Điều bạn quan tâm, mong đợi hiện nay là gì?


Câu 14.Theo bạn, những nhân tố nào tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người bạn hiện nay?

Câu 15. Theo bạn, những nhân tố nào quyết định trực tiếp đến môi trường và hiệu quả giáo dục nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay?

Câu 16. Vai trò giảng viên tác động đến nhân cách sinh viên hiện nay?. Câu 17. Theo bạn, những tiêu chí nhân cách sinh viên Việt nam hôm nay?

Câu 18. Ý kiến của bạn về nhân cách, về giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên, giải pháp hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay và ngay chính bản thân bạn?

a2- Phỏng vấn sâu một số giảng viên, GVCN các trường khảo sát

1.Theo thầy (cô): Ý thức học tập của sinh viên hiện nay

2. Theo thầy (cô): Vai trò của giảng viên đối với nhân cách sinh viên?

3. Theo thầy (cô): Vai trò của Nhà trường đối với nhân cách sinh viên?

4. Theo thầy (cô): Vai trò của gia đình và xã hội đối với nhân cách sinh viên?

5. Theo thầy (cô): Vai trò ĐTN, Hội SV, GV chủ nhiệm với nhân cách sinh viên?

6. Theo thầy(cô):Quan niệm lấy SV làm TT trong GD tri thức và nhân cách?

7. Theo thầy (cô): Vai trò của GD giá trị VHTTTT dân tộc với nhân cách SV

8. Theo thầy(cô): Giải pháp hiệu quả để GD giá trị VHTTTT dân tộc cho SV? 9.Theo thầy(cô): Một số kinh nghiệm của thầy (cô) trong công tác chủ nhiệm? a3- Phỏng vấn sâu một số sinh viên các trường khảo sát

1. Tác động của giáo dục giá trị VHTTTTDT đến nhân cách SV?

2. Tác động của Nhà trường đến sự hình thành, phát triển nhân cách SV?

3. Tác động giảng viên giáo dục giá trị VHTTTTDT đến nhân cách SV?

4. Tác động của hoạt động tự quản của lớp đến nhân cách SV

5. Thời gian tự học hàng ngày của sinh viên?

6. Tác động của môi trường giáo dục và truyền thống gia đình đến SV?

7. ĐTN và hội SV với hoạt động giáo dục Giá trị VHTTTTDT cho SV?

8. Hiểu QĐ lấy hoạt động của SV làm TT giáo dục nhân cách như thế nào?

9. Điều bạn tâm đắc về giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV?

a4. Sử dụng một số tài liệu liên quan từ các trường khảo sát


a5. Sử dụng tài liệu và số liệu khảo sát sinh viên có liên quan của một số tác giả trong các năm 2010, 2011, 2012 làm đối chứng

a6. Xử lý tài liệu, số liệu khảo sát để rút ra kết luận cần thiết cho đề tài

b. Thời gian khảo sát

Tiến hành từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014


Người lập kế hoạch


Bùi Thanh Thủy


PL2. Phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Để nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập phát triển, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần hình thành phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”. Đề nghị bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách: Điền vào các dòng để trống và đánh dấu x vào các ô trống; tùy câu hỏi bạn có thể chọn câu trả lời phù hợp theo cách đánh giá của bạn.

Trân trọng ý kiến xây dựng của bạn, cảm ơn sự hợp tác của bạn!


I. Bạn vui lòng cho biết đôi nét về bản thân

1. Bạn là: Nam: 1 Nữ: 2

2. Bạn là sinh viên năm thứ mấy (xin ghi cụ thể):…………………………….. 3. Trường Đại học:………………………………………………….

4. Chuyên ngành đào tạo:………………………………………………………

5. Nơi ở gia đình bạn hiện nay: Thành thị: 1 Nông thôn: 2 Miền núi: 3

6. Mức sống hiện nay của gia đình bạn: Khá giả: 1 Đủ ăn: 2 Nghèo: 3

7. Bạn hiện đang ở: Kí túc: 1 Ngoại trú (nhà trọ): 2 Gia đình: 3

8. Hiện tại bạn đang tham gia:

- Cán bộ đoàn: 1 - Cán sự lớp: 2 - Đoàn viên: 3

- Sinh viên tình nguyện: 4 - Sinh viên: 5 - Thanh niên: 6

II. Trưng cầu ý kiến về nội dung đề tài

Câu 1. Theo quan niệm của bạn, nhân cách là gì?

- Nhân cách là tính cách con người: 1

- Nhân cách là tư cách đạo đức: 2

- Nhân cách là tài năng con người: 3

- Nhân cách là thuộc tính người có học: 4

- Nhân cách là thuộc tính người có văn hóa: 5

Ý kiến khác:……………………………………………………………….

Câu 2. Theo bạn, sinh viên biểu hiện thế nào là người có nhân cách tốt?

- Có lý tưởng cách mạng: 1 - Yêu nước, hoài bão cống hiến: 2

- Kính thầy, yêu bạn: 3 - Hiếu thảo với bố mẹ: 4

- Có ý chí nghị lực vươn lên: 5 - Tôn trọng giá trị truyền thống: 6

- Giao tiếp có văn hóa: 7 - Có ý thức học tập tốt: 8

- Quan niệm, mục đích sống tích cực: 9 Sống trung thực, bản lĩnh: 10

- Biết giữ chữ tín và lời hứa: 11- Tự trọng, không làm điều xấu: 12

- Sống có kỷ cương, tôn trọng pháp luật 13

Ý kiến khác:……………………………………………………………….

Câu 3. Bạn tự đánh giá nhân cách của mình thế nào?

Nhân cách tốt: 1 Tương đối tốt: 2 Chưa tốt: 3 Khó đánh giá: 4

Câu 4. Theo bạn, nhân cách sinh viên trong trường bạn như thế nào?

Xác định theo tỉ lệ % với các tiêu chí sau:

- Rất tốt: % - Tương đối tốt: % - Bình thường: %

- Không tốt: % - Rất không tốt: % - Khó đánh giá: %

Câu 5. Bạn thường chú ý mặt nào để rèn luyện nhân cách của mình?

- Tu dưỡng phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân: 1

- Điều chỉnh hành vi ứng xử với mọi người: 2

- Học hỏi ứng dụng những giá trị văn hóa truyền thống: 3

- Học hỏi ứng dụng những giá trị văn hóa thời đại: 4

- Học hỏi ứng dụng giá trị truyền thống và thời đại: 5

- Khó xác định 6

Câu 6. Bạn vui lòng cho biết công việc ngoài giờ lên lớp hàng ngày?

- Học thêm: - Thường xuyên: 1 - Đôi khi: 2 - Ít khi: 3

- Làm thêm: - Thường xuyên: 1 - Đôi khi: 2 - Ít khi: 3

- Tham gia SVTN, ĐTN: - Thường xuyên: 1 - Đôi khi: 2 - Ít khi: 3

- Gặp bạn bè: - Thường xuyên: 1 - Đôi khi: 2 - Ít khi: 3

Ngày đăng: 04/11/2022