Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Tập Thể

Có thể thấy tập thể là một nhóm người có tổ chức phối hợp với nhau một cách chặt chẽ vì một mục đích chung. Sự tồn tại và phát triển của tập thể dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung.

Trong trường học có thể hiểu tập thể là sự tập hợp của giáo viên và học sinh trong sự gắn bó chặt chẽ, cùng nhau tiến hành những hoạt động có ích như học tập, lao động, công tác xã hội, văn nghệ, TDTT…

Những dấu hiệu cơ bản của hoạt động tập thế là sự thống nhất về mục đích, tính tổ chức trong quá trình làm việc chung. Một hoạt động tập thể được coi là thành công, có tác dụng giáo dục khi: Lợi ích chung của tập thể trở thành lợi ích của cá nhân; nội dung và tính chất của hoạt động có ý nghĩa quyết định với sự phát triển của tập thể… Thực tế có những nhóm tự phát, tuy có những quy định rất chặt chẽ nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân, đi ngược lại sự phát triển của XH, hoặc có những hoạt động tập thể không có nội dung bổ ích cụ thể hợp với chuẩn mực chung thì chỉ mang tính hình thức, ít có tác dụng giáo dục.

Tập thể được hình thành và củng cố khi mọi thành viên đã thấm nhuần sâu sắc lợi ích chung, biết giữ gìn, bảo vệ truyền thống và danh dự của tập thể. Khi đó tập thể sẽ trở nên vững mạnh, có tác dụng trong nhà trường và ngoài xã hội. Khi tham gia vào tập thể đó, mỗi học sinh sẽ cảm thấy tự tin và có sức mạnh để hành động. Để duy trì tốt hoạt động tập thể học sinh trong nhà trường thì mối thành viên phải tự giác, có tính kỷ luật, tính tích cực trong môi công việc được phân công.

Từ những nhận định trên có thể thấy vai trò tích cực của tập thể trong việc giáo dục học sinh. Do đó mỗi nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tập tập thể để giáo dục học sinh.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hoạt động tập thể trong nhà trường là hình thức hoạt động có mục đích, có kế hoạch thu hút nhiều học sinh tham gia nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu do tập thể đặt ra và hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung của hoạt động tập thể, tất cả giáo viên, học sinh trong tập thể phải được thống nhất về nội dung, kế hoạch chung. Trong làm việc phải nỗ lực thực hiện các công việc được phân công, cùng phối hợp, đôn đốc kiểm tra, giám sát, và giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành theo mục tiêu đã đề ra.

1.2.3.2. Về hình thức của hoạt động tập thể

Theo tác giả Hà Nhật Thăng: “Hoạt động tập thể trước đây thường quan niệm là hoạt động của các tổ chức do HS- SV chủ trì. Đó là những hoạt động của Đội TNTP, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hoặc của Hội Thanh niên HS, SV hay những hoạt động vui chơi giải trí do lớp phối hợp với Đoàn TN, Đội TNTP tổ chức” [23].

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành: Hoạt động tập thể bao gồm: sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [2, tr.44]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa hoạt động tập thể là một phần của hoạt động trải

nghiệm sáng tạo bao gồm các hình thức như: thưc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

đia, tham quan, câu lac

bô,

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 5

hoat

đông xã hôi/tình nguyên, diễn đà n, giao lưu, hôi lao đông,... [2, tr.26]

thảo, trò chơi, cắm trai, thưc

hà nh

Tác giả Nguyễn Dục Quang cho rằng: Hoạt động tập thể bao gồm sinh hoạt các đội tình nguyện, các câu lạc bộ theo chủ đề, sinh hoạt đội thanh niên xung kích, điều tra theo chủ đề nhất định, các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi tìm hiểu, các sân chơi lớn, thi rung chuông vàng ….[19].

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động tập thể rất phong phú và đa dạng cả về mặt nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành. Trong phạm vi của đề tài này tác giả chỉ tiếp cận hoạt động tập thể theo hình thức sinh hoạt chủ đề, chủ điểm diễn ra trong phạm vi lớp và trong phạm vi toàn trường THPT. Đó là những hoạt động theo chủ đề gắn với các chương trình năm học và chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

1.2.4. Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể

Do thời lượng dành cho việc học tập ở trường có hạn, khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, mục tiêu giáo dục toàn diện ngày càng phong phú, vì vậy hoạt động trong nhà trường phải được kết hợp để năng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Hoạt động tập thể trong nhà trường phổ thông hiện nay rất phong phú và đa dạng, được tổ chức hàng tuần, hàng tháng và trong các đợt thi đua chào mừng kỷ niệm các sự kiện quan trọng của đất nước. Mỗi hoạt động tập thể có tác dụng giáo dục học sinh góp phần hình thành ở các em ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, tính cộng đồng và trách nhiệm. Giúp các em rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, biết tổ chức, quản lý công việc hiệu quả và thích ứng được với cuộc sống. Hoạt động tập thể cũng hình thành nên những thái độ đúng đắn đối với mỗi sự việc, sự kiện, những tình

huống nảy sinh ở nhà trường, gia đình, trong cộng đồng dân cư nơi các em ở và với đất nước. Có thể thấy hoạt động tập thể là một hình thức giáo dục mang lại hiệu quả đáng kể trong nhà trường hiện nay.

Từ những yêu cầu của việc giáo dục giá trị sống và tổ chức hoạt động tập thể trong nhà trường phổ thông ta thấy có điểm chung trong việc thực hiện mục đích của việc giáo dục giá trị sống với mục đích của hoạt động tập thể là giúp học sinh thể hiện khả năng hành động của mình trong các mối quan hệ xã hội.

Do vậy tác giả đề cập đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là sự tích hợp, lồng ghép kiến thức qua hoạt động. Giáo dục giá trị sống qua hoạt động tập thể là một quá trình dưới sự dẫn dắt, tổ chức của nhà giáo dục thông qua nội dung và hình thức hoạt động giúp học sinh tích cực, chủ động và thể hiện khả năng hoạt động theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống.

1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

1.3.1. Hệ thống các giá trị sống

Có rất nhiều quan điểm phân chia giá trị sống.

Tháng 8 năm 1996 tại New York có 20 nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành một hội thảo trước sự ủy quyền của UNICEP, đã thảo luận và đi đến quyết định đưa ra 12 giá trị sống mà chúng ta cần hình thành cho trẻ đó là: Hòa bình, Tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do và đoàn kết [3].

Tại Việt Nam, trên cơ sở những giá trị sống cốt lõi của thể giới, các nhà khoa học đã đưa ra những giá trị sống cốt lõi đặc trưng như:

Tác giả Phạm Minh Hạc đã đề xuất phương án xây dựng hệ thống giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Các giá trị chung của loài người: chân, thiện, mỹ.

- Các giá trị toàn cầu: hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc, không xâm phạm chủ quyền.

- Các giá trị dân tộc: tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng.

- Các giá trị gia đình: hòa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình.

- Các giá trị của bản thân: Yêu nước; Dân chủ; Trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân; Cần cù (chăm học, chăm làm); Khoa học (duy lí, nghề

nghiệp, tác phong công nghiệp); Chính trực (trung thực, liêm khiết); Lương thiện (tôn trọng, yêu thương); Gia đình hòa thuận; Thích nghi và sang tạo; Chí hướng và cầu tiến. [8, tr.294 - 295].

Tác giả Lương Đình Hải- Viện trưởng Nghiên cứu Con người đưa ra 10 giá trị sống trong xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Tinh thần yêu nước Việt Nam; Tinh thần nhân ái; Anh hùng, dũng cảm; Biết chấp nhận (nhẫn), tiếp thu; Hiếu học; Sáng tạo; Cần cù; Lạc quan; Trọng đạo lý; Ưa ổn định [10].

Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy việc phân chia các giá trị sống nhằm mục đích hướng tới việc xây dựng con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng có thể phát triển toàn diện trong môi trường sống hiện nay.

Có quan điểm đưa ra những giá trị sống cụ thể, cần thiết và phù hợp với học sinh như: Tác giả Nguyễn Công Khanh có 10 giá trị sống cần thiết cho học sinh là: Giàu tình yêu thương, trung thực, biết quan tâm đến người khác, ham học hỏi, siêng năng, sống tôn trọng luật pháp, yêu hòa bình, biết nhận lỗi và biết tha thứ, sống chủ động tự tin, biết chấp nhận thử thách và luôn vượt khó [11, tr.71]. Tác giả Nguyễn Thị Tính cần giáo dục 4 nhóm giá trị sống là: Giáo dục giá trị đạo đức và ý thức nhân văn; giáo dục giá trị nghề nghiệp; giáo dục giá trị học tập, rèn luyện của bản thân trong đời sống hàng ngày; giáo dục giá trị trong các mối quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè, giá trị truyền thống văn hóa dân tộc...[24].

Với các quan điểm phân loại trên, tác giả sử dụng cách phân loại theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, Diane Tillman về 12 giá trị sống để làm cơ sở cho lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu

1.3.2. Mục tiêu cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã nêu rõ quan điểm: “Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với

Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lưc

đã hình

thà nh ở cấp trung hoc cơ sở; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những

hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều

kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tucsống lao đông” [2].

hoc

lên, học nghề hoăc

bướ c và o cuôc

Từ quan điểm đó đã hướng đến xây dựng con người mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Hai mục đích đó thống nhất với nhau, xây dựng con người phát triển toàn diện là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Giáo dục giá trị sống trong nhà trường phổ thông giúp cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ về hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn phản ánh sự tồn tại, phát triển của xã hội. Cụ thể:

- Về kiến thức: Cần làm cho học sinh biết được những biểu hiện của các giá trị truyền thống và hiện đại như lòng yêu nước, tình thương yêu, lòng khoan dung, tinh thần trách nhiệm, sự hòa hợp và sự quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày; biết được ý nghĩa của các phẩm chất này trong việc chung sống hòa bình với mọi người và với thiên nhiên.

- Về kỹ năng: Học sinh biết thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương, lòng khoan dung, tinh thần trách nhiệm, sự hòa hợp và sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh và với thiên nhiên.

- Về thái độ: Học sinh đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương, lòng khoan dung, tinh thần trách nhiệm, sự hòa hợp và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh và với thiên nhiên.

1.3.3.Nội dung giáo dục giá trị sống cần thiết cho học sinh THPT

Nội dung giáo dục giá trị sống đã được tổ chức UNESCO (Tổ chức khoa học, văn hóa và giáo dục thế giới) quan tâm từ rất sớm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong bốn trụ cột giáo dục được tổ chức này đưa ra (Learning to know - Học để biết, Learning to do - Học để làm, Learning to be - Học để làm người, Learning to live together - Học để cùng chung sống) thì nội dung “Học để cùng chung sống” là nội dung cốt lõi nhất, được các nhà giáo dục thuộc tổ chức UNESCO rất coi trọng [18].

Từ những phân loại về giá trị sống nói chung, từ mục tiêu và yêu cầu của đời sống xã hội. Tác giả xác định nội dung giáo dục giá trị sống dành cho học sinh trung học phổ thông bao gồm 12 giá trị sau đây: hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, yêu thương, khoan dung, khiêm tốn, trách nhiệm, trung thực, tự do, tôn trọng, giản dị và đoàn kết. Trong những nội dung đó có ba giá trị sống cốt lõi nhất là giá trị hòa bình, tình yêu thương và tôn trọng. Học sinh THPT nếu được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị

đích thực của mình trong quá trình phát triển nhân cách thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống bằng chính những giá trị cốt lõi được chính các em cảm nhận.

1.4. Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể

1.4.1. Vị trí, vai trò của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể ở trường THPT

- Vị trí, vai trò của hoạt động tập thể đối với việc giáo dục học sinh trong nhà trường THPT là:

+ Thứ nhất: là cầu nối giữa các môn văn hóa trên lớp với các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường thong qua các hình thức của hoạt động tập thể.

+ Thứ hai: Có ý nghĩa thực sự trong nhận thức và thể hiện thái độ, tình cảm và ước mơ trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.

+ Thứ ba: Là sự thúc đẩy sự tự tin, năng động và hình thành nên các năng lực của con người trong tình hình mới hiện nay.

- Vị trí vai trò của việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể ở trường THPT là:

+ Thứ nhất: Là sự tổng hợp các kiến thức đã học ở trường về các giá trị cốt lõi của đời sống phù hợp với lứa tuổi học sinh, được các em thể hiện thông qua hành động.

+ Thứ hai: Là cầu nối liên tục, thường xuyên giữa thái độ, xúc cảm tình cảm và hành vi của học sinh trong các mặt của đời sống xã hội.

+ Thứ ba: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, hình thành nên những năng lực lựa chọn, bồi dưỡng những giá trị cốt lõi của đời sống xã hội qua những kỹ năng sống câng thiết, phù hợp.

1.4.2. Mc tiêu giáo dc giá trsng cho HS THPT thông qua hot

đ ộ ng tp th

- Thứ nhất: Giúp học sinh củng cố các giá trị sống cốt lõi, tạo nền tảng cho việc rèn luyện các kỹ năng sống, đồng thời mở rộng và bổ sung các hình thức hoạt động thêm đa dạng và phong phú.

- Thứ hai: Thông qua hoạt động giúp cá nhân nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về các giá trị cốt lõi của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Học sinh

có ý thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Thứ ba: Giúp cho quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh diễn ra một cách tự nhiên, hứng thú, sáng tạo. Khi hoạt động trong tập thể giúp các em thể hiện khả năng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá các hành vi, thấy được giá trị sống của bản thân mình và tôn trọng, bảo vệ giá trị sống của người khác.

- Thứ tư: Đảm bảo được yêu cầu giảm tải theo hướng tích hợp các nội dung giáo dục trong đó có giáo dục giá trị sống. Việc gắn giáo dục giá trị sống với các nội dung giáo dục truyền thống, giáo dục dân tộc, giáo dục ý thức chấp hành, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội… sẽ tạo nên mối quan hệ logic trong lĩnh hội tri thức, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và làm nên tính phong phú trong hoạt động tập thể tại trường THPT.

Như vậy có thể nói mục tiêu của việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể rất toàn diện, nói thể hiện ở nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi cụ thể của cá nhân trong đời sống xã hội.

1.4.3. Ni dung giáo dc giá trsng cho hc sinh THPT thông

qua hot đ ộ ng tp th

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể tập trung vào giáo dục hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Những giá trị sống cần giáo dục cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập

thể là:

1. Hòa bình: Đó là một thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới

hòa bình. Hòa bình là trạng thái sống trong sự tĩnh lặng của nội tâm, tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. Giá trị này sẽ giúp các em hành động có suy nghĩ, bền vững trong từng việc làm.

2. Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là sự tự trọng - là biết giá trị của mình, sau đó tôn trọng là lắng nghe người khác là biết người khác có giá trị như mình. Giá trị

này sẽ giúp các em tự tin trong hành động, biết tự phê và phê bình, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác.

3. Hợp tác: Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau. Giá trị hợp tác sẽ giúp học sinh có thói quen làm việc tập thể và vì tập thể.

4. Trách nhiệm: Trách nhiệm là việc bạn góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lòng trung thực. Trách nhiệm giúp học sinh thể hiện hành động một cách đầy đủ, mang lại hiệu quả cao trong mỗi công việc.

5. Trung thực: Trung thực là nói sự thật. Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động đem lại sự hòa thuận. Trung thực giúp học sinh tôn trọng sự thật, hành động theo lẽ phải.

6. Giản dị: Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi thứ trở lên phức tạp. Giản dị mang lại cho học sinh phong cách sống thoải mái, tự tin, quan điểm hành động thuận theo tự nhiên, việc làm theo trình tự, kết quả vì thế mà đảm bảo sự vững chắc hơn.

7. Khiêm tốn: Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoác lác, khoe khoang. Học sinh biết được giá trị khiêm tốn sẽ học tập và rèn luyện theo đúng khả năng của mình. Đồng thời sẽ định hướng được tương lai nghề nghiệp cho bản thân.

8. Khoan dung: Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là sự thể hiện cá tính trong việc biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa. Giá trị này càng củng cố cho tinh thần làm việc tập thể, đồng thời biết cách ứng xử với mọi người xung quanh theo hướng thân thiện, hiểu biết lẫn nhau.

9. Đoàn kết: Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. Đoàn kết tạo điều kiện cho các em gắn kết trong một tập thể, phối hợp nhịp nhàng, tạo sức mạnh trong hành động.

10.Yêu thương: Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ. Giá trị yêu thương sẽ làm cuộc sống các em thêm thi vị, hành động có động lực để phấn đấu, công việc nhờ đó mà thành công hơn rất nhiều.

11. Tự do: Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của người khác. Giá trị tự do là giá trị đáng quý của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023