Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 2

Kết luận chương 3 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1. Kết luận 103

1.1. Về lý luận 103

1.2. Về thực trạng 103

1.3. Đề xuất biện pháp 103

2. Khuyến nghị 104

2.1. Với UBND tỉnh Tuyên Quang 104

2.2. Với Sở GD & ĐT Tuyên Quang 104

2.3. Đối với tỉnh đoàn Tuyên Quang 104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

2.4. Đối với UBND huyện Sơn Dương 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 2

vii

PHẦN PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GTS : Giá trị sống

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa quốc tế UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của GV và HS về giá trị sống 43

Bảng 2.2: Nhận thức của CBGV về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh 46

Bảng 2.3: Nhận thức của CBGV và HS về ý nghĩa giáo dục giá trị sống cho HS 47

Bảng 2.4: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 49

Bảng 2.5: Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể 53

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh 56

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ sử dụng hình thức trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 58

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh 60

Bảng 2.9. Mức độ thể hiện các giá trị sống cốt lõi ở học sinh THPT 62

Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng các giá trị sống cốt lõi ở học sinh THPT 64

Bảng 2.11: Những khó khăn cán bộ giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục

giá trị sống thông qua hoạt động tập thể cho học sinh 66

Bảng 2.12: Những khó khăn học sinh gặp phải khi được giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể 67

Bảng 3.1. Minh họa về bước 1 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động

tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 77

Bảng 3.2. Minh họa về bước 2 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động

tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 78

Bảng 3.3. Minh họa về bước 3 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động

tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 80

Bảng 3.4. Minh họa về bước 4 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động

tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 81

Bảng 3.5: Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang 90

Bảng 3.6: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 93

Bảng 3.7: Mẫu thực nghiệm 96

Bảng 3.8: Kết quả trước và sau khi thực hiện quy trình 100

DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 3.1. Mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học

sinh do cán bộ giáo viên đánh giá 91

Biểu đồ 3.2. Mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học

sinh do học sinh đánh giá 91

Biểu đồ 3.3. Mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học

sinh do cán bộ giáo viên đánh giá 94

Biểu đồ 3.4. Mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học

sinh do học sinh đánh giá 94

Biểu đồ 3.5. Kết quả trước và sau khi thực nghiệm quy trình 100

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong một vài thập kỷ gần đây, khi giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta nói nhiều đến hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (life skills) và giá trị sống (living values). Nó khác nhiều với cách giáo dục xưa qua lời nói suông, mà bằng hành động cụ thể để tuổi trẻ có khả năng hành động tích cực thật sự. Chúng ta đã nghe nhiều về kỹ năng sống, kỹ năng sống giúp cho tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu”. Nhưng nếu tuổi trẻ xem cái xấu ấy là “tốt” thì sao? Vì thế giáo dục giá trị sống phải đi song hành và là nền tảng cho giáo dục kỹ năng sống.

Theo quan điểm của các nhà khoa học thì giá trị sống luôn hiện hữu và tồn tại xung quanh chúng ta, là thứ tài sản vô giá của cuộc đời, giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay với sự phát triển lớn lao của khoa học công nghệ đã mang lại nguồn thông tin đa chiều, con người có điều kiện sống phát triển toàn diện.Vấn đề quan trọng là sống và phát triển phải hợp với quy luật phát triển của thời đại, tránh sai lầm, lạc hậu. Do đó giá trị sống càng có ý nghĩa vô cùng to lớn: Với xã hội nó định hướng giá trị, vị thế của dân tộc, góp phần làm nên sự ổn định, phát triển bền vững tạo nên hình thế đặc trưng của một đất nước. Với cá nhân sẽ là những thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi biểu hiện của cá nhân đó trong cuộc sống hàng ngày có ích cho bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Với học sinh trung học phổ thông hiện nay việc giáo dục hình thành giá trị sống đã mang lại cho các em những thái độ, xúc cảm, tình cảm tích cực, giúp các em có những hành vi, hành động đúng đắn trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và quan hệ xã hội. Các em hình thành nên những lối sống đẹp, có ích, có ý thức giữ gìn những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng….

Song bên cạnh đó, trước sự tác động của sự phát triển xã hội cũng như sự thay đổi trong tâm lý cá nhân đã tác động không nhỏ đến giá trị sống của học sinh. Một bộ phận học sinh không xác định được những giá trị sống cốt lõi trong xã hội dẫn đến có những kỹ năng sống vì lợi ích cá nhân, vô cảm với người khác và với xã hội. Biểu hiện là hiện tượng học sinh sống buông thả, chỉ biết hưởng thụ cá nhân, sống nhanh, sống gấp, thiếu tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm, thực hiện nghĩa vụ của bản thân với gia đình, xã hội và người khác.

Trong trường THPT nói chung và trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương hiện nay công tác giáo dục giá trị sống luôn được coi trọng, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học, từng giai đoạn. Đã có nhiều hình thức giáo dục như: giáo dục trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích hợp giáo dục trong các môn học, tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường… Điều đó đã mang lại hiệu quả ban đầu trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh chưa xác định được giá trị sống cốt lõi biểu hiện như: học tập và rèn luyện không có mục đích rõ ràng; vi phạm pháp luật, mắc các tai tệ nạn xã hội; tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình, vi phạm đạo đức thầy trò, bạn bè, sống buông thả, vô cảm…..

Để khẳng định vai trò nền tảng của giá trị sống trong việc rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh THPT, thiết nghĩ cần phải duy trì giáo dục liên tục một cách bền vững, mức độ rèn luyện phải được nâng cao. Điều đó cần thiết phải phối hợp, tích hợp nhiều hơn trong công tác giáo dục của nhà trường. Sử dụng các biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp trong công tác giáo dục để trở thành thói quen trong nhận thức và hành động của học sinh hiện nay.

Hoạt động tập thể trong nhà trường THPT là hoạt động thường niên, xuyên suốt cả năm học, nó mang lại sân chơi cộng đồng thoải mái hứng thú, giúp học sinh có sự hòa nhập, giao lưu với bạn học khi thực hiện nhiệm vụ mang tính trải nghiệm sáng tạo. Hơn nữa hoạt động tập thể luôn gắn với những chủ đề cập nhật thực tiễn của đời sống xã hội, gắn với những ngày lễ lớn của lịch sử dân tộc. Việc gắn giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT với hoạt động tập thể sẽ giúp học sinh tích cực chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng đã học một cách tự nhiên và hứng thú. Qua đó phát huy tính sáng tạo, niềm say mê của các em trong việc gìn giữ giá trị sống của bản thân mình, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ giá trị sống với người khác.

Vấn đề đặt ra trong việc kết hợp giáo dục giá trị sống với hoạt động tập thể là cần phải có một quy trình chặt chẽ đảm bảo hoạt động theo định hướng giá trị cốt lõi và giá trị cốt lõi được hình thành thông qua hoạt động tập thể..

Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu đó tôi chọn đề tài “Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể” với mong muốn tìm ra quy trình gắn kết việc tổ chức hoạt động tập thể của nhà trường với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT, từ đó giúp các em hiểu và trân trọng các giá trị sống cốt lõi trong đời sống hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể của học sinh THPT với quá trình giáo dục, hình thành phát triển nhân cách học sinh.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông và hoạt động tập thể của học sinh trung học phổ thông.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

4.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

4.3. Đề xuất biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể và thực nghiệm kiểm chứng biện pháp tại trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Có nhiều con đường để tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong đó có con đường giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Nếu đề xuất được biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể phù hợp thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. Là nền tảng giúp các em có kỹ năng tham gia vào quá trình giáo dục một cách chủ động, tích cực, hứng thú, sáng tạo từ đó hình thành nhân cách toàn diện cho bản thân.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung

Luận văn chỉ tổ chức khảo sát thực trạng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Bao gồm các trường THPT: ATK Tân Trào, ATK Sơn Dương, Đông Thọ, Kháng Nhật, Kim Xuyên, Sơn Dương và Sơn Nam.

Khảo nghiệm, thực nghiệm biện pháp quy trình giáo dục giá trị sống yêu thương, trung thực cho học sinh thông qua hoạt động tập thể chủ điểm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường THPT Sơn Nam.

6.2. Về khách thể điều tra

Về khảo sát thực trạng: Tiến hành nghiên cứu tại 7 trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang với mẫu khảo sát là 140 học sinh và 70 giáo viên.

Về khảo nghiệm và thực nghiệm: Tiến hành ở 3 trường THPT với số lượng: khảo nghiệm 110 học sinh và 20 giáo viên, thực nghiệm là 110 học sinh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu về giá trị sống, giáo dục giá trị sống, các hoạt động tập thể trong nhà trường phổ thông, về đặc điểm kinh tế, văn hóa dân tộc, giáo dục trong khu vực, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT,…. Đây là sơ sở xây dựng cơ sở lý luận cho việc xác định các nhóm đối tượng đặc thù của giáo dục giá trị sống và xây dựng được quy trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT qua hoạt động tập thể.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nhóm phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về thực trạng giá trị sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể. Các đối tượng điều tra là cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT.

- Nhóm phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý để có căn cứ đánh giá được thực trạng, tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

- Nhóm phương pháp quan sát sư phạm: Việc quan sát cách thức tổ chức hoạt động tập thể của nhà trường THPT sẽ làm căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp nghiên cứu, xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bố ích cho thực tiễn và cho khoa học.

- Phương pháp chuyên gia: Nhằm xin ý kiến các chuyên gia về kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng. Tính khả thi của biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể trước khi đưa ra khảo nghiệm, thực nghiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023