Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 3

- Phương pháp trắc nghiệm: Nhằm sử dụng một số bài trắc nghiệm để đo mức độ hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể

- Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm khảo nghiệm mức độ phù hợp và mức độ khả thi của biện pháp đã đề xuất.

- Phương pháp thực nghiệm: Nhằm thực nghiệm quy trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

7.3. Phương pháp khác

Sử dụng phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu thực trạng, sử dụng phần mềm SPSS để thống kê xử lý kết quả khảo sát thực trạng.

Sử dụng phương pháp kiểm định để đo tính khả thi của quy trình giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị thì cấu trúc luận văn bao gồm:

- Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông thông qua hoạt động tập thể.

- Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

- Chương 3: Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên quang thông qua hoạt động tập thể.

Chương 1

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Tư tưởng về giáo dục giá trị sống đã được hình thành từ thời cổ đại xuất phát từ việc hình thành phẩm chất và năng lực của người học: Khổng Tử (551-479TCN) một triết gia, nhà giáo dục nỗi lạc của Trung Quốc thời cổ đại đã gắn giá trị sống của con người với chữ “Đức”: “Người có đức thì không cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình như ở đâu thì có láng giềng ở đó”(Luận ngữ). Nghĩa là con người cần hành xử theo các chuẩn mực và tuyên truyền trong xã hội thế mới là người có “Đức”.[5]

Phật giáo cho rằng “Con người sống trên đời quý ở tấm lòng, nơi cái tâm bởi chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” thực chất là đánh giá cao vai trò của giá trị sống trong việc phân biệt thiện - ác, từ đó có kỹ năng sống làm điều thiện và tránh xa điều ác. [5]

Những nghiên cứu của Nhà giáo dục Xô viết vĩ đại A.S. Macarenco (1888- 1939) đã đánh dấu một vấn đề quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống đó là giáo dục giá trị sống của con người, khi giá trị sống thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ định hướng hành vi kĩ năng vào những việc hữu ích. Vì vậy phải lưu ý mối quan hệ giữa giáo dục giá trị sống và giáo dục kỹ năng sống. [1]

Diane Tillman đã có công trình nghiên cứu Những giá trị sống cho tuổi trẻ” gồm 12 bài học giá trị về các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và Đoàn kết. Con người thật sự có thể sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp bằng cách sử dụng các giá trị nội tại của chính mình làm cơ sở, nâng cao và phát huy các giá trị này để khẳng định một thông điệp: hãy sống quan tâm, chia sẻ niềm tin và sự cộng tác cao. Chúng ta không chỉ có thể tự cải thiện hình ảnh tương lai của chính mình một cách có ý nghĩa hơn, mà còn cho hình ảnh của thế giới mà chúng ta đang sống ngày càng phát triển, hướng tới đời sống văn minh một cách bền vững và sâu sắc hơn [3].

Vào những năm đầu thế kỷ XX, thuật ngữ “giá trị sống” đã được xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu giáo dục của UNICEP, trước tiên là chương trình

Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ trong các trường học. Phần lớn các công trình nghiên cứu quan niệm giá trị sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các giá trị của xã hội.

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống. Năm 1995 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Liên Hiệp Quốc đã thành lập một dự án giáo dục có tính chất toàn cầu gọi tắt là LVEP nhằm mục đích chia sẻ các giá trị vì một thế giới tốt đẹp hơn. Chương trình đã bắt đầu triển khai từ năm 1995 tại NewYork (Mỹ) và một số nước được UNESCO, UNICEF bảo trợ. Tuy nhiên con đường để đưa giá trị sống đến với từng trường học sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức của mỗi dân tộc và tạo ra những hiệu quả để chống lại những mặt trái của các phần giá trị do nền kinh tế thị trường mang lại là một bài toán nan giải cho giáo dục của mỗi nước. Trên cơ sở đó, tháng 8 năm 1996, Tại New York đã tập trung 20 nhà giáo dục học, tâm lý học tiêu biểu ở các nước trên thế giới nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp quốc và đã ban hành được hai tập tài liệu “Hướng dẫn các giá trị sống” và “Công ước về quyền trẻ em”...

Hiện nay chương trình này đã được 80.000 các tổ chức của 80 quốc gia thực hiện. Dựa vào chương trình nói trên, giáo dục nhiều nước cũng đi tìm phương pháp giáo dục giá trị sống đặc trưng riêng: Tại Mỹ từ năm 1996 tại Hội nghị Liên Bang, Tổng thống yêu cầu các trường học phải dạy những giá trị cốt lõi ý thức công dân mẫu mực. Năm 1998 đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Đến năm 2000 quốc gia này đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững. [24].

Những nghiên cứu của các nước trên thế giới đã tập trung tiếp cận vào 2 quan điểm của giá trị sống đó là:

Quan điểm tâm lý học giá trị (V. Wundt, Pa.Bien-tang; A.Meinong)

Theo quan điểm này, thế giới chủ quan của con người được xem xét như nguồn gốc của giá trị. Những mục đích của cá nhân, những cảm xúc riêng tư, ý chí và những nhu cầu, hay những định hướng của cá nhân hình thành trong xã hội đã được qui chiếu bởi những giá trị nào đó. Còn chính giá trị lại được hiểu như bất kỳ một vật nào đó có ý nghĩa, có giá trị đối với con người. Mặt mạnh của cách tiếp cận này là sự

thâm nhập sâu của nó vào sinh hoạt thường ngày và sự gắn bó chặt chẽ của nó với kinh nghiệm. Những mối quan hệ giữa cái chủ quan và cái khách quan và hiện tượng cùng thừa nhận chung các giá trị thì quan điểm này chưa giải thích được.

Trong công trình "Về tâm lý học tồn tại'' của A.Maslow đã được xuất bản ở Mỹ vào năm 1968, ông cho rằng tồn tại ba mức độ giá trị: Thứ nhất - đó là mức độ chung cho toàn thể mọi người. Thứ hai, mức độ giá trị của một nhóm người nhất định. Thứ ba, mức độ giá trị của các cá thể đặc thù. Như vậy, giá trị là tình huống chọn lựa được nảy sinh từ nhu cầu và đôi khi còn được đồng nhất với nhu cầu. Các nhu cầu hay các giá trị lại được gắn bó chặt chẽ với nhau có thứ tự và tiến triển. Những nhu cầu cơ bản này hay các giá trị này có thể được xem xét như mục đích hay như những bậc thang để dẫn đến mục đích duy nhất cuối cùng.

Như vậy, giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng những mục đích và lợi ích của họ. Thế giới giá trị đa dạng, nó bao hàm trong mình những mối quan hệ tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, những hệ thống đạo đức, thẩm mỹ và khoa học. Toàn bộ những cái đã nêu trên là những thành tố quan trọng nhất của bất kỳ văn hóa nào.

Quan điểm xã hội học giá trị (M. Weber, V.Dilthey; O.Spengler)

Theo quan điểm này, đời sống văn hóa xã hội của một cộng đồng người là cội nguồn của giá trị, còn chính bản thân giá trị lại được đồng nhất với các chuẩn mực, các nguyên tắc, cùng các quan điểm chuẩn mực đảm bảo sự hoạt động và sự biến đổi lịch sử của chúng. Cách tiếp cận này cho phép không chỉ khắc phục chủ nghĩa chủ quan mà còn nhận thức được sự độc đáo khách quan của vô số các nền văn minh khép kín. Nhưng sự tương quan giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa sự đổi mới và lỗi thời của các chuẩn mực không được xem xét và lý giải trong cách tiếp cận này.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu về giá trị và giáo dục giá trị sống: Việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, với xã hội luôn được thể hiện trong giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị ở nước ta từ trước tới nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tiêu chuẩn, tư cách đạo đức của người cách mạng. Người thường nói: “…đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền tảng, cái bản chất. Giống như sông phải có nguồn nước, không có nguồn thì sông khô cạn. Cây phải có gốc rễ, không có gốc thì cây khô héo. Người cách mạng phải

có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi cách mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…”. [14]. Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh cả kỹ năng sống (tài) và giá trị sống (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa tài và đức, trong đó cái đức được đề cao. Đạo đức và tài năng không phải là thứ sản phẩm bẩm sinh, do tạo hóa ban cho hoặc chờ đợi người khác mang đến mà phải đầu tư học vấn, mở mang tri thức và được trải nghiệm qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng của con người.

Công trình “Giá trị -định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do tác giả Nguyễn Quang Uẩn chủ nhiệm mang mã số KX-07-04 năm 1995 đã trình bày khá đầy đủ về hệ thống thang bậc giá trị, sự hình thành định hướng giá trị nhân cách cũng như quá trình giáo dục giá trị. Tác giả Phạm Minh Hạc đã nhận định “Đây là công tình đầu tiên triển khai ý tưởng đi vào nghiên cứu khoa học về giá trị (giá trị học) ở Việt Nam và đã nêu lên nhận định khái quát về những biến đổi rất đáng kể trong định hướng giá trị ở thanh niên ta” [7]

Tác giả Hà Nhật Thăng đã quan niệm giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên với mục đích là “Rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của thời đại” [22]. Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, THCS, THPT của môn Đạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm 2000 trên phạm vi cả nước.

Chương trình Giáo dục các giá trị sống (LVRC) tại Việt Nam. Năm 2000 chương trình Giáo dục các giá trị sống đưa vào Việt Nam dưới hình thức một tổ chức phi Chính phủ. Kể từ tháng 10 năm 2000 đến cuối tháng 12 năm 2014, LVRC tại Việt Nam đã thực hiện được 248 khóa tập huấn dành cho cộng đồng. Tháng 6 năm 2013, LVRC được thành lập như một tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhằm phát triển hơn nữa các hoạt động Giáo dục giá trị sống tại Việt Nam. Bên cạnh các khóa tập huấn Điều phối Viên Giá trị sống; tập huấn viên Giá trị sống; cũng như các chương trình Giá trị sống dành cho cộng đồng, LVRC còn tổ chức các khóa hội thảo, tọa đàm về Giá trị sống; thực hiện các dự án nghiên cứu về giáo viên, học sinh, gia đình, xã hội,… các lực lượng tham gia vào giáo dục học sinh thông qua các môn học ở trường phổ thông. Nhằm đẩy mạnh phát triển các hoạt động về Giá trị sống trong trường học và xã hội hiện nay.

- Về cách phân loại các giá trị: Năm 2001, tác giả Huỳnh Khái Vinh [9] nghiên cứu một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và cho rằng: Nền tảng và định hướng của các chuẩn mực xã hội là hệ thống giá trị, hệ thống giá trị ấy được biểu hiện trên ba nhóm lớn: Nhóm 1 là các giá trị vật chất và tinh thần được cả cộng đồng tin tưởng và quý trọng; Nhóm 2 là các giá trị nhân cách mà mỗi người tự xác định theo các hệ chuẩn của xã hội đòi hỏi sự “trở thành” của nhân cách; Nhóm 3 là các chuẩn giá trị xác định tính chất trình độ và điều chỉnh năng lực phát triển hợp lý giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và văn hóa.

- Về biện pháp giáo dục giá trị sống: Kể từ năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục đã phát động các trường phổ thông trong toàn quốc hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nhằm mang lại cho học sinh cả nước một môi trường giáo dục an toàn lành mạnh phù hợp với nhu cầu của địa phương và xã hội. Ngoài ra các trung tâm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, các phương tiện truyền thông với chuyên mục “Quà tặng cuộc sống”… đã giúp cho việc đa dạng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho tuổi trẻ.

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội thì giá trị sống được hình thành thông qua: “… chính quá trình, tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm thực tế. Đa dạng hóa các loại hình câu lạc bộ học sinh, tạo nhiều cơ hội để học sinh được trải nghiệm … là cách thức phù hợp nhất để giáo dục giá trị sống ở lứa tuổi học sinh”[11].

Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã đưa ra các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường. Các tác giả đã đề cập đến việc tích hợp giáo dục lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống là nền tảng và kỹ năng sống là công cụ, là phương tiện để tiếp nhận và thể hiện giá trị sống. [13].

Tác giả Dương Thị Cẩm Vân đã đưa ra hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng đó là hình thức góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. [28]

Tác giả Nguyễn Thị Phượng đã nghiên cứu tích hợp giáo dục giá trị sống trong một số bai giảng môn giáo dục công dân ở trường THPT nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục.

* Đánh giá chung:

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các giá trị sống phù hợp với con người Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng, góp phần khẳng định tầm quan trọng, tính cấp bách của việc giáo dục giá trị sống trong nhà trường. Đã chỉ ra các phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng. Tuy nhiên điều đó chỉ mang tính chất đề xuất các biện pháp giáo dục chung cho từng đối tượng trong cả nước.

Vấn đề đặt ra là việc giáo dục giá trị sống cần được gắn liền với giáo dục kỹ năng sống và thông qua các hoạt động trong nhà trường trung học phổ thông. Cần có những nghiên cứu biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể theo một quy trình gắn kết hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, để cho các giá trị sống trở thành nền tảng, định hướng học sinh rèn luyện kỹ năng sống và hình thành nhân cách.

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.1. Giá trị và giá trị sống

1.2.1.1. Giá trị

Trong Tiếng Anh có 2 thuật ngữ liên quan đến khái niệm giá trị là “value” và “Worth” trong đó “Value” có nghĩa là giá trị, giá cả, ý nghĩa; trong khi “Worth” vừa có nghĩa là giá trị, giá cả, ý nghĩa, vừa có nghĩa là phẩm giá, phẩm chất của con người [18].

Khái niệm giá trị được xem xét trên các góc độ khác nhau:

Ở khía cạnh đạo đức: Giá trị luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội [28]

Trong tâm lý học: khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách [8].

Xét theo góc độ tư tưởng và hệ tư tưởng của giai cấp, của xã hội: Các nhà nghiên cứu ở Viện Lịch sử kinh điển Laixich (Đức) đã cho rằng: “Giá trị như là điểm tích tụ về tư tưởng của một giai cấp, hoặc của một chế độ xã hội nhất định. Do đó trong nhiều trường hợp, giá trị thể hiện một cách lịch sử cụ thể các mục tiêu, quy tắc, lý tưởng về lợi ích xã hội, các yêu cầu của một chế độ xã hội và của một giai cấp nhất định. Do đó, trong nhiều trường hợp, giá trị là định hướng phát triển cơ bản của đời

sống tinh thần nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định”.[9] Có thể nói các nhà nghiên cứu đã dựa trên cơ sở quan điểm Mácxít coi giá trị mang tính lịch sử và tính xã hội.

Dưới góc độ Xã hội học: Giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội.

Theo từ điển Triết học do M.M.Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến Bộ Maxcơva, 1974), Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện, ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò là những vật định hướng hàng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và hiện tượng xung quanh mình”.

Tác giả V.P.Tugarinov (Liên Xô) lại cho rằng: “giá trị là những khách thể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người (lợi ích, hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũng như một cá nhân riêng lẻ với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng”[21]

Tác giả J.H.Fichter, nhà Xã hội học người Mỹ cho rằng: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội đều có một giá trị”[28]. John Maciology (Mỹ) cho rằng: “Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì không đáng mong muốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp hay xấu”[28]

L.Dramaliev (Bungari) coi giá trị là: “một thành tố khách quan của xã hội. Nó là một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, một liên hệ, một ý niệm), thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc tính, một khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ qua lại có tính chất xã hội giữa người với người trong

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí