Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thpt Thông Qua Hoạt Động Tập Thể

nhân loại, với học sinh thì tự do không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về đặc điểm lứa tuổi mà nó còn giúp các em chủ động trong mọi công việc.

12. Hạnh phúc: Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay dẫn đến xu hướng bạo lực. Học sinh nếu hiểu được giá trị hạnh phúc sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng, sẽ làm được nhiều việc hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn thế nữa học sinh sẽ thấy cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

Đây là 12 giá trị cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong quá trình hoạt động tập thể. Tùy từng hoạt động mà chúng ta lồng ghép giáo dục một hoặc nhiều giá trị. Mục đích cuối cùng là đảm bảo quá trình giáo dục giá trị sống diễn ra một cách tự nhiên, đúng quy trình và tạo được động lực cho quá trình hoạt động giáo dục và rèn luyện tri thức, thái độ và hành vi cho học sinh THPT.

1.4.4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể

Về cơ bản giáo dục giá trị sống cũng như giáo dục các nội dung khác cho học sinh THPT chúng ta cũng cần có những phương pháp giống nhau. Tuy nhiên đối với việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể thì chúng ta cần tiếp cận theo các hướng như: định hướng, đồng nhất hóa giá trị sống; hình thành thái độ, thói quen hành vi đạo đức. Do vậy phải áp dụng các phương pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm và khả năng của học sinh khi tham gia vào hoạt động tập thể.

1.4.4.1. Phương pháp nêu gương/mô hình mẫu

Người thầy là tấm gương để trò soi vào, để trò học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người tổ chức, điều khiển giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể rất cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề… đó là những kỹ năng đòi hỏi người thầy luôn phải tự rèn luyện mình để công tác để giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.

1.4.4.2. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác

Để học sinh hiểu và cảm nhận sâu sắc về các giá trị sống, giáo viên khi tổ chức hoạt động tập thể cần giải thích cho học sinh về các giá trị, những thể hiện đa dạng của giá trị sống trong từng hành vi của con người trong thực tiễn xã hội. Phần giới thiệu mục tiêu thường được thực hiện bằng phương pháp thuyết trình, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, dưới dạng lấy phiếu nhu cầu, dưới dạng trò chơi, câu đố… Các

phương pháp lựa chọn cần tạo ra sự thu hút và nảy sinh động cơ, nhu cầu muốn tìm hiểu ở học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

1.4.4.3. Phương pháp động não

Với mục đích làm cho học sinh tích cực và chủ động, sáng tạo tham gia vào hoạt động tập thể, phương pháp kích não (động não, bão não, khởi động…) rất nên sử dụng. Học sinh phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản và cần thiết. Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ích để thu thập một danh sách các thông tin.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 6

1.4.4.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết chọn lọc nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Trong hoạt động tập thể có thể được thực hiện qua quan sát video mà không phải ở dạng văn bản. Tình huống sử dụng phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những hoàn cảnh khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

Tình huống được xây dựng hay tuyển chọn cần sát với mục tiêu cần hình thành ở học sinh. Giáo viên là người hiểu rõ tình huống và mục đích giáo dục có thể đạt được từ tình huống.

1.4.4.5. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp khá phổ biến trong giáo dục tập thể, là sự tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó giáo dục các giá trị sống cần thiết. Giá trị sống được hình thành khi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi, bởi cá nhân thể hiện như thế nào trong trò chơi thì phần lớn cá nhân đó thể hiện như thế trong cuộc sống thực. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Trò chơi có rất nhiều ưu điểm trong việc giáo dục giá trị sống cho học sinh như: giúp học sinh rèn luyện khả năng quyết định lựa cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; hình thành năng lực quan sát, kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi; tiếp thu giá trị sống một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán; Hoẹt động giáo dục diễn ra một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong

học tập; giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.

1.4.4.6. Phương pháp hoạt động nhóm

Là phương pháp giúp tăng cường sự trải nghiệm và để đưa ra cách giải quyết theo kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Thực chất của phương pháp này là để người cùng tham gia trao đổi các giá trị sống theo nhóm nhỏ. Khi học sinh được thảo luận hay làm việc nhóm về giáo dục giá trị, sẽ tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến thái độ, giá trị hay kỹ năng cần hình thành.

Trong hoạt động giáo dục giá trị sống có thể xảy ra những mâu thuẫn, do vậy thảo luận có thể giúp cho mâu thuẫn được giải quyết và từ đó tạo bầu không khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đó. Một khi những giá trị tích cực được khám phá, học sinh sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị; dần dần họ thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ để hành động khác đi.

1.4.4.7. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là một phương pháp trong hoạt động nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một giá trị bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này, mà hơn thế, điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Bởi vì thay đổi hành vi luôn luôn là việc khó, nếu chỉ học và thực hành trải nghiệm các giá trị trong các tình huống giả định thì chưa thể đảm bảo học sinh sẽ có hành vi tích cực bền vững. Do vậy cần có sự thảo luận, vận dụng những điều học vào thực tiễn, củng cố những hành vi tích cực, tránh lặp lại những thói quen, hành vi tiêu cực.

1.4.4.8. Phương pháp tưởng tượng/nội suy

Các hoạt động tập trung tưởng tượng và suy ngẫm yêu cầu học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình. Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một thế giới hòa bình. Khi mường tượng ra những giá trị được ứng dụng, học sinh có thể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình. Đây là phương pháp giúp hoạt động tập thể hướng mọi người tập trung vào không gian giá trị sống làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn.

1.4.4.9. Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa

Đây là phương pháp tiếp sau các cuộc thảo luận nhằm giúp học sinh tự suy

ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ thuật, viết nhật ký, hoặc kịch,…giúp hình thành bản đồ tâm trí về các giá trị và phản giá trị để xem xét các tác động của giá trị và phản giá trị đối với bản thân, đối với các mối quan hệ và xã hội. Các hoạt động giáo dục giá trị có thể khơi dậy niềm thích thú thật sự, cổ vũ và thúc đẩy động cơ học tập ở học sinh.

1.4.4.10. Phương pháp trải nghiệm/thực hành

Để học sinh được thấm nhuần những giá trị sống đã học được, việc tổ chức các hoạt động thực tiễn có sự phân tích ý nghĩa, khơi dạy các cảm xúc của các cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động là quá trình đưa các giá trị vào thực tiễn cuộc sống của mình. Nhà giáo dục cần có kế hoạch cụ thể, với mục đích rõ ràng để đưa ra những giá trị cho học sinh được trải nghiệm trong quá trình hoạt động tập thể.

Việc phối hợp tốt giữa các phương pháp trên là phương tiện tuyệt vời để thể hiện những ý tưởng, cảm nhận các giá trị một cách sáng tạo, và biến những giá trị ấy thành hành động của bản thân học sinh. Chẳng hạn có thể kết hợp giữa thuyết trình, trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai kết hợp với sự khéo léo tổ chức của người thầy sẽ giúp cho việc biểu lộ và phát huy tinh thần tập thể, qua đó học sinh sẽ tự liên hệ với những giá trị vốn có sẵn của bản thân để nhận ra những gì mình thực sự mong muốn. Chính những phương pháp đó sẽ giúp học sinh biết khai thác những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong mình, các em nhận thức được những giá trị truyền thống, nhân loại và hình thành những giá trị ấy trong nhân cách của học sinh.

1.4.5. Các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể

Trước những yêu cầu của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh trong công tác giáo dục của các nhà trường phổ thông hiện nay. Đã có công trình nghiên cứu lồng ghép giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. Ở cấp THPT đã có công trình lồng ghép giáo dục giá trị sống thông qua môn giáo dục công dân. Tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn từ việc dạy học và tổ chức các hoạt động cho thấy năm nguyên tắc vàng khi thực hiện giáo dục giá trị sống qua việc tổ chức thành các hoạt động đó là:

- GD giá trị sống qua những câu chuyện cảm động.

- GD giá trị sống qua những câu hỏi… tự vấn chính mình?

- GD giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và tranh luận.

- GD giá trị sống bằng những quan sát, trải nghiệm thực tế.

- GD giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc. [21, tr.37]

Từ góc độ nghiên cứu tiếp theo tác giả nghiên cứu việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở nhà trường THPT tập trung vào các hình thức sau đây:

- Sinh hoạt chi đoàn: Là hoạt động của tổ chức đoàn ở lớp, thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ và chương trình công tác của Đoàn thanh niên trường học. Quy mô tổ chức là toàn bộ đoàn viên thanh niên trong các chi đoàn. Các hoạt động thường diễn ra trong sinh hoạt chi đoàn là công tác giáo dục tư tưởng, tực hiện phong trào và công tác tổ chức. Hình thức giáo dục giá trị sống thông qua hình thức này là tuyên truyền thông qua công tác giáo dục, định hướng nội dung công tác, giúp lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ Đoàn…

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, đội, nhóm học tập: Thông qua việc học sinh cùng tham gia, xây dựng các bài tập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống theo những chuẩn mực của đời sống xã hội.

- Các hoạt động chủ điểm: Là những hoạt động theo chương trình công tác năm học, một phần trong phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường THPT, quy mô tổ chức có thể nhỏ là cấp Chi đoàn, hoặc lớn ở cấp trường. Các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động này thường là: Thi kể chuyện theo chủ đề; Hội thi Bí thư Chi đoàn giỏi; tham gia các hoạt động múa hát, văn nghệ, kịch, tiểu phẩm, tham gia các hoạt động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa…

- Nói chuyện truyền thống: Được tổ chức trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3,… hình thức này nhằm khơi dậy cảm xúc của các em thông qua những câu chuyện cảm động về giá trị sống cốt lõi trong những hoàn cảnh cụ thể, phù hợp và có liên quan trong cuộc sống hiện tại.

- Sinh hoạt ngoại khóa: Đây là hình thức phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức ở trong trường nhằm tổ chức hoạt động quy mô cấp trường: Hình thức sinh hoạt như tổ chức ngày hội đọc, ngày hội công nghệ thông tin, thi hùng biện tiếng Anh, sinh hoạt chuyên đề… Qua đó giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh thực hiện các hoạt động có định hướng theo chủ đề qua đó hình thành

nên những giá trị sống có liên quan đến các hoạt động trong buổi ngoại khóa đó.

- Sinh hoạt tập thể hàng tuần: Đây là hoạt động tập thể được tổ chức trong tuần bào gồm sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường với quy mô tổ có thể là cấp lớp, cấp khối hoặc cấp trường tùy theo điều kiện thời gian học tập của mỗi trường. Các hoạt động tập thể thường diễn ra chủ yếu là tuyên truyền, thi trí tuệ, trò chơi, tọa đàm… Nên trong hoạt động này cần được tích hợp giáo dục các giá trị sống trong từng phần cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tạo cảm giác linh hoạt, tích cực, thoải mái cho người thực hiện và người tiếp nhận trong quá trình tham gia hoạt động đó.

1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể

1.4.6.1. Yếu tố từ phía giáo viên

Năng lực chuyên môn, kĩ năng tổ chức, điều khiển, định hướng các hoạt động và kiến thức về giá trị sống của giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể.

Giáo viên phải có năng lực thiết kế, tích hợp các giá trị sống vào hoạt động cụ thể, tổ chức thực hiện một cách phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao và đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra.

Để hoạt động phát huy được hứng thú, tính tích cực chủ động, mang tính thiết thực và hiệu quả cao cho học sinh, giáo viên phải có kỹ năng hoạt náo, khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp, định hướng được các hình thức hoạt động tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ nhận thức của học sinh trong quá trình hoạt động.

Giáo viên phải có sự am hiểu về các giá trị sống, biết lựa chọn những giá trị sống cốt lõi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đảm bảo đúng chuẩn mực của xã hội. Ngoài ra giáo viên phải là người sống có giá trị, có thái độ tích cực, tôn trọng các giá trị sống, hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể trong nhà trường THPT. Để đạt được yêu cầu này giáo viên phải thường xuyên, tích cực trong việc tìm kiếm các thông tin về giá trị sống và thực hiện nó trong các hoạt động tập thể một cách thành thạo.

1.4.6.2. Yếu tố từ phía học sinh

Kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là do chính người học quyết định. Các yếu tố tâm lý của học sinh sẽ tác động hình thành nên tính cách, khí chất chi phối bầu không khí của hoạt động tập thể. Một hoạt

động tập thể được coi là phù hợp khi hoạt động đó phải tạo động lực cho học sinh rèn luyện để hình thành giá trị. Hoạt động tập thể phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình hoạt động, biết cách đối mặt, tìm cách vượt qua khó khăn trong mỗi tình huống cụ thể, vận dụng tri thức để hình thành hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cũ.... Điều quan trọng là thông qua đó giúp cho học sinh tự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của mình để trở thành người sống có giá trị trong cộng đồng

1.4.6.3. Yếu tố từ phía nhà trường

Cán bộ quản lý các trường THPT phải coi giáo dục giá trị sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong năm học. Phải coi trọng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các hoạt động của nhà trường. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, các tổ chức trong nhà trường thực hiện đồng bộ việc giáo dục giá trị sống trong các hoạt động của nhà trường một cách phù hợp, khả thi và bền vững. Nội dung xây dựng chương trình giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với các giá trị văn hóa, dân tộc, với điều kiện nhà trường và của địa phương.

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục giá trị sống, hoạt động tập thể trong nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, về tài chính để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích giáo dục giá trị sống cho học sinh.

1.4.6.4. Yếu tố từ môi trường xã hội, sự phối hợp nhà trường với gia đình và chính quyền địa phương

Môi trường giáo dục có văn hóa, có các kĩ năng mang tính chuẩn mực sẽ tạo điều kiện, phương tiện giúp học sinh xác định đúng giá trị của mình. Trong quá trình giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể, các giá trị sống được ưu tiên giáo dục là những giá trị xoay quanh mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, với gia đình, bạn bè, phù hợp với chuẩn mực của truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương, gần gũi với chính học sinh. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, với chính quyền địa phương để việc giáo dục giá trị sống cho học sinh diễn ra một cách thuận lợi, liên tục, chuẩn mực và phù hợp nhất.


Kết luận chương 1

Giáo dục giá trị sống cho học sinh đang được cả xã hội quan tâm. Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với việc triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đã định hướng việc giáo dục giá trị sống, đồng hành cùng với giáo dục kĩ năng sống. Bởi vì giá trị sống là gốc, là nền tảng còn kĩ năng sống chỉ là phần ngọn, là biểu hiện của những giá trị cốt lõi đặc trưng trong xã hội. Biểu hiện là học sinh được rèn luyện, trải nghiệm nhiều hơn khi tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường.

Có rất nhiều con đường giáo dục giáo dục giá trị sống khác nhau như con đường dạy học, con đường tổ chức các hoạt động giáo dục, tương ứng với các con đường giáo dục là các hình thức, phương pháp giáo dục được lựa chọn để phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện nhà trường, đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương. Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể trong trường THPT là con đường giáo dục có thể coi là tối ưu trong việc tích hợp các giá trị sống vào các công việc tập thể mang tính chủ đề, chủ điểm. Tạo nền tảng cho cá nhân rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo dục giá trị sống chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động từ năng lực giáo viên, trình độ nhận thức, tính tích cực của học sinh, sự lãnh đạo quản lý và phối hợp của nhà trường với gia đình và môi trường xã hội. Tuy nhiên cần phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí