Các Học Thuyết Phát Triển Các Quy Định Về Hoạt Động Giải Thích Hợp Đồng.


Khoản 2, Điều 4.8 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT (Bổ sung một điều khoản còn thiếu) quy định: khi xem xét điều khoản nào là thích hợp, cần lưu ý đến những chi tiết xung quanh, ví dụ như:

a. Ý định của các bên trong hợp đồng

b. Tính chất và mục đích của hợp đồng

c. Nguyên tắc thiện chí và trung thực

d. Tính hợp lí.

Cách thức quy định trên của UNIDROIT mang lại tính linh hoạt và mềm dẻo trong quá trình bổ sung, tôn trọng ý chí thực của các bên, bên cạnh đó nó cũng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ thương mại nhờ nguyên tắc thiện chí và trung thực và tính hợp lý. Tuy nhiên, có thể thấy, đáp ứng các yêu cầu trên đòi hỏi sự phân tích cực kì chuẩn xác về các yêu tố nội tại và ngoại tại của hợp đồng, trên cơ sở khách quan, đồng thời phải đảm bảo không thay đổi bản chất của hợp đồng (yếu tố khó khăn nhất khi áp dụng nguyên tắc bổ sung trong giải thích hợp đồng).

Đối với cách tiếp cận khác về việc bổ sung điều khoản. Một cách thức khá hiệu quả đó là xác định tính chất, định danh hợp đồng theo cách thức giải thích theo tính chất của hợp đồng (phần này sẽ được trình bày tại Chương 2 của luận văn) và bổ sung các điều khoản phù hợp theo từng quy chế pháp lý đối với hợp đồng đặc thù đó. Điều khó khăn đối với cách thức này đó là việc xác định các điều khoản bổ sung. Theo lý thuyết, để đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng bổ sung điều khoản còn thiếu trong quá trình giải thích hợp đồng theo cách thức này, có thể dựa vào việc phân loại được các điều khoản bổ sung, theo đó các nhà làm luật có thể phân định thành: Thứ nhất, là các điều khoản được coi là có thể thể hiện được ý chí của các bên, cụ thể trong hợp đồng thiếu hụt điều khoản, có


thể xuất phát được từ sự thiếu sót trong việc thể hiện ra ý chí của các bên về một vấn đề gì, thì sẽ căn cứ vào các điều khoản đã được dự trù ở trong luật về vấn đề đó, trong hoàn cảnh cụ thể để áp dụng bổ sung các điểm còn thiếu. Thứ hai, cũng gần giống với các điểm ở các điều khoản bổ sung ý chí ở trên và thực tế có thể nhầm lẫn với nhau, cũng được áp dụng bổ sung cho những hợp đồng mà các bên tham gia ký kết không ấn định rõ các mục đích của mình, nhưng điểm căn bản khác biệt đó là các điều khoản ở loại này được áp dụng để bổ sung không được coi là thể hiển được ý chí thực của các bên, mà nó là các điều khoản mà các nhà làm luật dự trù rằng, trong trường hợp xảy ra tình huống đó, trong thực tiễn thì áp dụng các điều khoản đó là hoàn hảo hơn cả. Những điều khoản thuộc loại này, không được coi là các điều khoản thể hiện được ý chí của các bên tham gia hợp đồng vì trong thực tế, rất nhiều các quy định do các nhà làm luật tạo ra không thể hiện đích xác ý chí của các bên, vì nhiều lý do khác nhau mà các bên không thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, cho nên quá trình giải thích hợp đồng, các thẩm phán buộc phải lựa chọn các giải pháp mà các nhà làm luật đã phân tích dựa trên nhiều căn cứ mà cho là hoàn hảo nhất trong trường hợp đó. Tuy nhiên, ranh giới phân loại giữa hai loại điều khoản giải thích này là rất mong manh, vì thực tế, làm thế nào để suy luận được trong thực tế thì một cách thức diễn giải được cho là thể hiện được ý chí của các bên tham gia? Ngoài ra, nếu trong trường hợp suy luận điều khoản này được tạo ra nhất định là hệ quả của một một ý chí được các bên đặt ra thì liệu có hợp lý hay đơn thuần cũng vẫn là kết quả của quá trình tìm hiểu, phân tích về tính tất yếu của các nhà làm luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ví dụ đối với chức năng này đối với một trường hợp cụ thể Avà B ký kết hợp đồng thầu xây dựng, theo đó hai bên đồng ý về một tỷ lệ lãi suất đặc biệt, mà bên mua phải trả khi chậm thanh toán. trước khi bắt đầu thực hiện, bên B


Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 4

quyết định chấm dưt hợp đồng. Trong trường hợp chủ thầu là bên chậm trễ trong việc hoàn trả số tiền thanh toán trước sẽ nảy sinh vấn đề về việc nên áp dụng tỷ lệ lãi suất nào, trong nội dung không quy định vấn đề này thì có thể sẽ áp dụng cùng tỷ lệ lãi suất chậm thanh toán thường áp dụng cho người mua hàng cho trường hợp chậm hoàn trả tiền được ứng trước của chủ thầu (điều khoản này đã được pháp luật quy định).

Đối với Bộ luật dân sự 2005, chức năng này dường như không được thể hiện như một biện pháp bao quát đối với Bộ luật dân sự 2005, vì về cơ bản,thứ nhất, nếu chỉ dẫn giải điều khoản 5 Điều 409 (bổ sung điều khoản phù hợp với tập quán) là không đầy đủ vì không phải trường hợp nào cũng có thể bổ sung điều khoản theo tập quán vì không phải tập quán nào đủ điều kiện là nguồn của pháp luật, và thứ hai là cả các giải pháp ở Điều 126 và Điều 409 liên quan đến giải thích hợp đồng đều không thể hiện chức năng bổ sung các thiếu sót của hợp đồng ngoại trừ các điều khoản theo tập quán.

Khoản 5, Điều 409 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng”.

Về cách thức diễn giải, rõ ràng nó bản chất dựa trên cơ sở là nguyên tắc giải thích hợp đồng theo tập quán, dựa trên nền tảng chủ yếu là các tập quán được coi là nguồn của pháp luật, tuy nhiên cách thể hiện điều khoản thì lại mang tính chất của việc bổ sung điều khoản, một cách đáp ứng yêu cầu về chức năng một cách gượng ép đối với việc giải thích hợp đồng. Vì các lý do sau đây, thứ nhất, về phân loại điều khoản bổ sung, các điều khoản bổ sung này có thể hiện được ý chí của các bên tham gia hợp đồng hay không? Hoặc nó có phải loại điều khoản do các nhà dự trù để áp dụng trong thực tiễn hay không? Tìm được câu trả


lời cho tình huống này thực sự khó khăn, vì đã là bổ sung các điều khoản theo tập quán tại nơi giao kết hợp đồng thì khó có thể nói nó thể hiện cho ý chí của các bên tham gia hợp đồng, còn xếp loại nó vào cách thức dự trù của các nhà làm luật thì cũng không hợp lý, vì rõ ràng, không thể dự trù tất cả tập quán hay cụ thể tập quán tại địa phương nào trong mọi trường hợp được. Ngoài ra, vấn đề liên quan tới các tập quán nào được xác định là nguồn của luật vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Thứ hai, về vấn đề phạm vi của chức năng giải thích này, việc quy định như theo Bộ luật dân sự 2005 có một điểm khá mập mờ, nếu chỉ đơn phương theo ngôn từ là bổ sung điều khoản theo tập quán, vậy thì là điều khoản đó được rút ra trong các tập quán được coi là nguồn hay là bổ sung điều khoản theo 2 cách phân loại ở trên trên cơ sở là tôn trọng nguyên tắc tập quán? Nhìn nhận khách quan, có thể đây là cách thức khá mạo hiểm đối với các thẩm phán. Vì vốn dĩ đảm bảo tính nguyên vẹn, không làm thay đổi nội dung của hợp đồng và lại đảm bảo các yêu tố tập quán như quy định theo Bộ luật dân sự 2005 là cực kỳ khó khăn.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý về việc áp dụng chức năng giải thích bổ sung điều khoản cho hợp đồng, theo Vũ Văn Mẫu đó là theo án lệ, muốn gạt bỏ ra ngoài các đạo luật giải thích, thì các bên tham gia hợp đồng phải quy định trong hợp đồng về các điểm ấy ngược lại đối với các luật quy định ý chí mặc nhiên của các bên có thể được công nhận [38,tr.267]. Như vậy, theo cách diễn giải của Vũ Văn Mẫu có thể thấy, việc sử dụng biện pháp bổ sung điều khoản cho hợp đồng mặc nhiên nó không thể sử dụng một cách độc lập, mà cần nhiều vào việc xác định ý chí chung của các bên tham gia hợp đồng, hay xác định được tính chất, mục đích của hợp đồng, dựa vào sự phân loại, từ các yếu tố này và tính chất của điều khoản bổ sung mà thẩm phán xác định việc bổ sung điều khoản.


1.1.4. Ý nghĩa của Giải thích hợp đồng.

Khi nghiên cứu hệ thống pháp luật các nước như hệ thống pháp luật của Pháp, Đức thì giải thích hợp đồng được hình thành một chế định bao gồm nhiều điều khoản, hay một số nước như Thái Lan, thì giải thích hợp đồng chỉ là một quy định với nhiều điều khoản. Tuy nhiên, nhìn chung trong hệ thống các nước theo truyền thống luật dân sự đều có sự tương đồng; ngoài ra, các quy định về giải thích hợp đồng theo một số các công ước chung như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (năm 1980), Bộ luật Châu âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 đều ghi nhận chế định giải thích hợp đồng là một chế định quan trọng. Điều đó cho thấy Giải thích hợp đồng là một yêu cầu điển hình và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để quan hệ hợp đồng được thực hiện thuận lợi trong thực tiễn.

Về mặt lý luận hay thực tiễn, ý nghĩa thực tế của hoạt động giải thích hợp đồng bao gồm:

Thứ nhất, về mặt lý luận, giải thích hợp đồng là một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng, vì như ta đã biết nội hàm hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề pháp lý hết sức phức tạp và bao hàm nhiều vấn đề pháp lý có mối quan hệ biện chứng khác như quy định về việc thực hiện hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba, phân chia rủi ro, chấm dứt hợp đồng… và vì thế, giải thích hợp đồng là mắt xích không thể thiếu trong bất cứ một chế định về hợp đồng, ở bất kì hệ thống pháp luật nào.

Thứ hai, trong thực tiễn, tình trạng những thỏa thuận thiếu vắng các nội dung cụ thể, quy định thiếu sót, không rõ nghĩa, chồng chéo hoặc vì có thể các bên sơ suất hoặc cố ý để ngỏ những điều khoản như vậy. Trong trường hợp có


tranh chấp, giải thích hợp đồng được nhắc đến như là một biện pháp tích cực để bổ túc những điểm thiếu sót trên.

Thứ ba, Hợp đồng bản chất là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Để hợp đồng được xác lập và thực hiện trên thực tiễn cần có sự thống nhất của các bên chủ thể. Ý chí của các bên luôn phải được biểu hiện dưới một dạng thức nhất định, có thể là lời nói, hành vi hay văn bản. Từ ý chí của một chủ thể khi biến thành các hành vi thực hiện hợp đồng của các bên liên quan có thể dẫn đến cách hiểu không thống nhất. Việc dẫn đến tình trạng như vậy có thể xuất phát từ khi giao kết hợp đồng các bên không lường trước được phát sinh, rủi ro có thể xảy ra trong thực tế, dẫn đến giao dịch không được thực hiện. Vì vậy, giải thích hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để dung hòa ý chí của các bên chủ thể để sao cho hợp đồng tiếp tục được thực hiện. Bản chất của hoạt động này không nhằm thay đổi nội dung hợp đồng đã được thiết lập, nghĩa là không nhằm thay đổi sự thống nhất ý chí giữa các bên giao kết đó, mà chỉ nhằm làm sáng tỏ, rõ ràng ý chí chung đó.

1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG.

1.2.1. Các học thuyết phát triển các quy định về hoạt động giải thích hợp đồng.

Như đã đề cập ở trên, quy định về các nguyên tắc cụ thể của hoạt động giải thích hợp đồng phát triển chủ yếu dựa trên các nền tảng học thuyết khác nhau về hợp đồng nên cách thức thể hiện và thứ tự ưu tiên các nguyên tắc là khác nhau. Học thuyết dựa trên nền tảng tự do ý chí để phát triển tư tưởng giải thích hợp đồng theo ý chí thật, học thuyết này đi sâu vào tâm lý bên trong của chủ thể, giải thích hợp đồng phải đáp ứng trước hết là là làm rõ ý đồ các bên (từ đây gọi là học thuyết ý chí thực)[28, tr.156]. Một học thuyết khác dựa trên trật tự pháp


lý nhằm bảo vệ quan hệ thương mại để phát triển tư tưởng giải thích hợp đồng theo ý chí tuyên bố, mà nền tảng là phân tích tới sự bộc lộ ra bên ngoài của ý chí (từ đây gọi là ý chí tuyên bố) [28, tr.156]; Ngoài hai học thuyết trên, người ta còn phát triển một học thuyết mang tên “chống lại bên đề nghị” mà được diễn đạt bằng thuật ngữ “contra proferentem” và Được hiểu chung là “giải thích hợp đồng chống lại bên soạn thảo”, có nghĩa là việc giải thích hợp đồng theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hợp đồng”[9, tr.380].

Học thuyết ý chí tuyên bố được phát triển rất sớm từ thời La Mã cổ đại, trước công nguyên, các luật gia ở các thế hệ đầu của La Mã đã đặt nền móng cho hoạt động giải thích hợp đồng thông qua các bài phát biểu nhấn mạnh đến việc xem xét quan trọng nhất đối với hoạt động này đó là việc đánh giá ý nghĩa cũng như nội dung của hợp đồng theo hình thức bên ngoài của sự thể hiện ý chí, khi giải thích hợp đồng phải dựa chủ yếu vào ngôn từ của hợp đồng. Học thuyết này có sức thuyết phục và phát triển mạnh mẽ vào nửa cuối thế kỷ XIX, đồng thời đi kèm với nó là những quan điểm phê phán và xem nhẹ học thuyết “ý chí”, ủng hộ học thuyết “ý chí tuyên bố”. Các ý kiến bảo vệ học thuyết này đi sâu vào việc đề cao mục đích bảo hộ các quan hệ thương mại, nội dung chủ yếu của học thuyết này cho rằng việc giải thích hợp đồng cần nhấn mạnh và ưu tiên xem xét phân tích những gì đã biểu thị trong hợp đồng. Ưu điểm của các diễn giải cho học thuyết này đó là giải thích hợp đồng khi đó sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối của các quan hệ thương mại, đồng thời hạn chế được sự tùy tiện của các Thẩm phán khi giải thích hợp đồng và kiểm soát được hữu hiệu các giai đoạn của hoạt động này, không làm thay đổi nội dung của hợp đồng đó. Đến nay, học thuyết này còn ghi dấu ấn đậm nét ở một số nước, như được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự Liên bang Nga, hay trong Bộ Luật dân sự Đức hay như trong thực tiễn xét xử


của Anh. Ví dụ như tại Điều 431 Bộ luật dân sự Nga quy định: “Tòa án trước hết chú ý giải thích nghĩa đen của từ ngữ cũng như các câu trong điều khoản, nếu nghĩa đen của của điều khoản không rõ ràng, cần liên hệ đối chiếu với các điều khoản khác và ý nghĩa của điều khoản nói chung; và nếu nội dung của hợp đồng vẫn chưa thể xác định, cần phải làm rõ ý định chung của các bên với mục đích của hợp đồng. Khi đó, phải lưu ý đến các tình tiết liên quan, bao gồm cả quá trình thương lượng, thói quen các bên đã xác lập với nhau, tập quán và cách xử sự sau đó của họ”, nội dung điều khoản đã thể hiện rõ sự ưu tiên học thuyết tuyên bố đối với hoạt động giải thích hợp đồng (phần này sẽ được phân tích kỹ hơn tại nội dung sau).

Học thuyết ý chí thực được ra đời và xem xét muộn hơn so với học thuyết ý chí tuyên bố. Mãi đến thế kỉ thứ 3, các luật gia La Mã mà đại diện là Papinian lại đề cao ý chí thực của các bên và cho rằng điều quan trọng đầu tiên và trước hết của hoạt động giải thích hợp đồng đó là làm rõ ý đồ đích thực của các bên, hơn là căn cứ vào những gì các bên đã viết, học thuyết này phát triển mạnh mẽ và được các luật gia châu Âu phát triển thành học thuyết “ý chí thực”. Các ý kiến bảo vệ cho học thuyết này dựa trên lập luận ý chí đích thực của các bên khi tham gia một quan hệ là cơ sở cho mọi giao dịch, chỉ có ý chí chung và thực chất của các bên mới có thể làm căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Và theo đó, hậu quả pháp lý của hợp đồng phát sinh đều là do các bên tham gia hợp đồng mong muốn và hướng tới. Vì vậy, khi giải thích hợp đồng phải căn cứ căn nguyên vào ý chí ban đầu ấy mà giải thích nội dung hoặc bổ sung điều khoản cho hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các luật gia ủng hộ thuyết ý chí tuyên bố cho rằng việc tìm được “ý chí thực” của các bên tham gia hợp đồng là điều bất khả thi và đó cũng chính là điểm hạn chế lớn nhất đối với học thuyết này. Hiện nay,

Ngày đăng: 20/11/2023