Các Phương Pháp Căn Bản Xây Dựng Các Nguyên Tắc Giải Thích Hợp Đồng Và Vận Dụng Các Nguyên Tắc Trong Thực Tiễn.


pháp luật một số nước vẫn ghi nhận học thuyết “ý chí thực” căn bản phát triển các nguyên tắc giải thích hợp đồng là Bộ luật dân sự của Pháp, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Luật dân sự Nhật Bản và phần nào đó là Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam. Ví dụ tại Điều 132 của bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định: “Trong khi giải thích một tuyên bố ý định, cần xem xét đến ý định thật sự của tuyên bố đó chứ không câu nệ đến chữ nghĩa, lời văn”.

Ngoài ra, một học thuyết nữa được phát triển để làm cơ sở căn cứ phát triển và xây dựng các nguyên tắc của hoạt động giải thích hợp đồng đó là học thuyết mang nội dung “chống lại bên đề nghị” mà được diễn đạt bằng thuật ngữ “contra proferentem” (tiếng anh là against the offeror) và được hiểu chung là giải thích hợp đồng chống lại bên soạn thảo, có nghĩa là việc giải thích hợp đồng theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hợp đồng, theo Phó Giáo sư Ngô Huy Cương thì trong quan hệ hợp đồng có thể có vị trí không ngang bằng nhau, chẳng hạn như trong hợp đồng gia nhập một bên yếu thế hơn không được tự do thương lượng với bên kia là người soạn thảo hợp đồng [9,tr.380-381], từ đó vai trò của luật là cân bằng sự chênh lệch nàykhi xảy ra trong thực tiễn.

Có thể thấy, tuy phân tích nhìn nhận và phân tích các học thuyết, các luật gia đều đưa ra các lập luận và ủng hộ cho học thuyết ý chí thực hoặc ý chí tuyên bố, tuy nhiên có thể thấy khó có thể tìm được cách thức thể hiện độc lập các nguyên tắc giải thích hợp đồng mà không có sự pha trộn giữa các học thuyết, nhiều luật gia cũng đưa ra quan điểm dung hòa hai học thuyết và nhấn mạnh tầm quan trọng của cả “ý chí thực” và “ý chí tuyên bố”, theo đó cố găng tận dụng các ưu điểm để bù khuyết các nhược điểm của cả hai học thuyết này. Một trong những ý kiến đó là của Konrad Zweigert và Hein Koetz khi cho rằng không thể tìm được dạng thuần khiết của cả hai học thuyết này [66,tr.401]; trong khi đó


Giáo sư luật học người Nga Ioffe nhấn mạnh “ý chí thực và ý chí tuyên bố đều quan trọng như nhau. Sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí là mục đích mà luật pháp hướng tới. Sự thống nhất đó phải được coi là yếu tố bắt buộc không thể thiếu để giao dịch có hiệu lực”[28, tr.252].

1.2.2. Các phương pháp căn bản xây dựng các nguyên tắc giải thích hợp đồng và vận dụng các nguyên tắc trong thực tiễn.

Dựa trên các học thuyết phát triển tùy thuộc đặc thù nền tài phán mà các nhà lập pháp xây dựng các quy định về hoạt động giải thích phù hợp với thực tiễn và học lý, mặc dù xoay quanh việc xác định ý chí chung hay ý chí tuyên bố và coi việc tìm yếu tố còn lại là yếu tố bổ trợ, hoặc kết hợp cả các biện pháp nhằm tìm cả ý chí chung và ý chí tuyên bố một hợp lý tuy nhiên về cơ bản các biện pháp để giải thích hợp đồng về căn bản dựa trên một số các phương pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, phương pháp chú giải. Theo các nền tài phán đề cao học thuyết ý chí thực thì đây là phương pháp chú trọng đến sự khám phá ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Có ba cách để tìm hiểu ý chí thực thông qua phương pháp này đó là:

1) Trước một điều khoản tối nghĩa, mập mờ hoặc thiếu sót điều khoản thẩm phán có thể dựa vào các quy định của luật quy định về loại hợp đồng đó hay các điều khoản được xây dựng sẵn cho loại hợp đồng đó tùy vào từng trường hợp mà bổ sung cho phù hợp (phân loại điều khoản bổ sung đã được phân tích tại phần chức năng của giải thích hợp đồng) hoặc nhiều nền tài phán còn phụ thuộc vào thái độ hành vi thực hiện hợp đồng trong giai đoạn tiền hợp đồng, các quy ước hai bên đã có...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


2) Thẩm phán cũng có thể căn cứ vào tập quán hoặc án lệ, tùy theo cách thức quy định của nền tài phán đó.

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 5

3) Thẩm phán dựa vào tinh thần toàn bộ nội dung của hợp đồng, xem xét mối liên hệ giữa các điều khoản khác trong hợp đồng, dựa vào mối liên hệ đó trên cơ sở toàn thể hợp đồng để giải thích khi điều khoản có những khuyết điểm.

Thứ hai, phương pháp giải thích theo từng giai đoạn giao kết hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng và sau khi thực hiện. Phương pháp này chú trọng đến việc tìm hiểu khi xây dựng hợp đồng các bên giao kết muốn đạt được mục đích gì khi điều khoản đó được đưa vào hợp đồng, có so sánh với một chuẩn mực nhất định (ví dụ như UNIDROIT quy định theo cách hiểu thông thường của một người bình thường …), theo đó một điều khoản một điều khoản có thể có những nghĩa khác đi tuy giai đoạn phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của hợp đồng đó, theo đó thẩm phán đôi khi có thể tìm ra cho điều khoản một ý nghĩa mà chính người xây dựng chưa nghĩ đến. Tuy nhiên để tránh lạm dụng, thì phương pháp này cần phải được kiểm soát một cách có hiệu quả tùy theo cách thức quy định của mỗi nền tài phán khác nhau (hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề kiểm soát này, ý kiến kiến nghị bổ sung sẽ được phân tích tại chương 3 của luận văn). Thực tế, phương pháp này còn được hỗ trợ trong quá trình giải thích hợp đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ bổ sung lỗ hổng của hợp đồng. Đó là tạo lập các điều khoản bổ sung vào hợp đồng nhằm mục tiêu công bình đối với các bên tham gia hợp đồng hoặc điều hòa lợi ích giữa các bên.

Để có thể áp dụng các phương pháp này trong thực tiễn, các thẩm phán có thể sử dụng một số kỹ thuật áp dụng thông dụng như: kỹ thuật suy luận tương tự, kỹ thuật suy luận đối nghịch, kỹ thuật suy luận quy nạp và diễn dịch.


Đối với kỹ thuật suy luận tương tự, thẩm phán sẽ căn cứ vào một trường hợp đã được giải quyết minh bạch và được ghi nhận để đem giải pháp đó áp dụng cho trường hợp tương tự mà hợp đồng đó không dự liệu. Nguyên tắc chính yếu trong kỹ thuật này là lấy sự tương đồng của hai trường hợp làm căn bản, một trường hợp do hợp đồng quy định và trường hợp còn thiếu hụt trong các điều khoản của hợp đồng hoặc nội dung hợp đồng không rõ ràng.

Phương pháp hay kỹ thuật suy luận đối nghịch. Trái với phương pháp trên, phương pháp suy luận đối nghịch căn cứ vào tính cách đối nghịch của hai trường hợp, một trường hợp đã được hợp đồng quy định cụ thể, theo đó khi một điều gì đã được hợp đồng quy định bằng cách cho phép thì điều trái ngược có thể được suy diễn bị cấm đoán hoặc khi hợp đồng đã cấm đoán một điều gì thì điều trái ngược có thể không bị cấm đoán. Theo mạch suy diễn như vậy, mở rộng ra các thẩm phán cũng có thể xem xét tới kỹ thuật suy luận tất nhiên, mở rộng phạm vi áp dụng một điều khoản cho một trường hợp không được dự liệu, khi dự mở rộng đó là một sự kiện tất nhiên (mặc dù cần thận trọng về vấn đề quan hệ nội hàm ngoại diên của kỹ thuật này).

Phương pháp hay kỹ thuật suy luận theo phép quy nạp và diễn dịch. Thẩm phán khi sử dụng phương pháp này sẽ căn cứ vào một số trường hợp tương tự đã được quy định hoặc án lệ đã có rồi lập thành một số quy tắc tổng quát. Đó là giai đoạn quy nạp, đi từ trường hợp cá biệt đến một nguyên tắc tổng quát. Sau khi đã nêu được quy tắc tổng quát rồi, thẩm phán có thể đem áp dụng quy tắc đó vào trường hợp cần giải quyết. Đó là giai đoạn diễn dịch từ từ một quy tắc tổng quát đến một trường hợp cá biệt.

1.2.3. Quy định về giải thích hợp đồng ở một số nước và theo pháp luật của Việt Nam.


Theo quy định tại Bộ luật dân sự Pháp (hay còn gọi là Bộ luật Napoleon), các quy định về giải thích hợp đồng được thể hiện tại tại mục V, bao gồm 9 điều (từ điều 1156 đến điều 1164) ngoài ra còn có một quy định riêng tại Điều 1602 quy định về giải thích hợp đồng mua bán nhà. Về mặt nội dung, có thể thấy, theo Bộ luật dân sự Pháp thì cơ sở để phát triển các quy định về giải thích hợp đồng dựa trên học thuyết ý chí thực của các bên tham gia giao kết hợp đồng, điều này được thể hiện ngay tại Điều 1156:“Khi giải thích hợp đồng, cần phải hiểu ý định chung của các bên hơn là xem xét nghĩa của từ ngữ”. Ngoài ra, cũng có phân tích các điều khoản xác định ngôn từ, điều khoản khác nhằm tìm ý định chung của các bên tham gia hợp đồng là các yếu tố nội tại của hợp đồng, nhằm phân biệt với các yếu tố ngoại tại [38, tr.62-63]

Tuy nhiên, khó có thể khẳng định rằng mục đích hướng tới của hoạt động giải thích hợp đồng theo Bộ luật dân sự Pháp chỉ nhằm tìm ra ý chí thực chất. Một số điều khoản đã chỉ rõ các nguyên tắc nhằm tìm ý chí tuyên bố của các bên, khẳng định trên được thể hiện bao quát đối với các quy định chung về hợp đồng như tại Điều 1153: “các bên không chỉ bắt buộc thực hiện những gì đã được nói rõ trong hợp đồng mà còn tuân theo nguyên tắc “công bằng, thông lệ hoặc pháp luật” tùy theo bản chất quan hệ nghĩa vụ. Cụ thể đối với hoạt động giải thích hợp đồng mà mục đích nhằm tìm ý chí chung được thể hiện ở các điều khoản như tại Điều 1158: “Từ ngữ nào có thể hiểu theo hai nghĩa thì phải được giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với bản chất hợp đồng”, Điều 1159: “Nếu có điều khoản không rõ ràng thì giải thích theo tập quán nơi hợp đồng được giao kết”. Theo cách hiểu bao quát với cách thức thể hiện của Bộ luật dân sự Pháp, có thể nhận thấy, đối với hoạt động giải thích hợp đồng thì các điều khoản xác định ý


chí tuyên bố chỉ được áp dụng sau khi không thể tìm được ý chí chung của các bên tham gia hợp đồng, và đó là các biện pháp hỗ trợ cho việc tìm ý chí chung.

Cách thức tiếp cận vấn đề giải thích hợp đồng của Nhật Bản cũng có sự tương đồng đáng kể với Bộ luật dân sự của Pháp, mặc dù cách thức thể hiện sự ưu tiên ý chí thực của các bên của các luật gia Nhật Bản còn khá hạn chế. Dường như, việc xác định ý chí thực của các bên chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết còn thực tiễn thì xác định ý chí tuyên bố là cách thức hiệu quả hơn. Theo X.Vacaxum và T.Aritdumi: “khi giải thích giao dịch dân sự trước hết cần làm rõ ý đồ thực chất của các bên. tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của vấn đề, trên thực tế đó là việc nhiều khi không thể thực hiện được, ngoài ra không hiếm khi các bên hợp đồng có ý đồ khác nhau. Cho nên khi giải thích giao dịch dân sự có thể chỉ cần lưu ý hình thức bên ngoài của sự thể hiện ý chí của các bên để xem xét ý nghĩa của các hành vi về mặt xã hội [64,tr.119-120]. Ngoài ra, trong Bộ luật dân sự và thương mại của Thái Lan dường như cùng cách thức tiếp cận khi quy định tại Điều 132: “Trong khi giải thích một tuyên bố ý định, cần xem xét đến ý định thật sự của tuyên bố đó chứ không câu nệ đến chữ nghĩa, lời văn”.

Đối với Liên bang Nga, vấn đề ý chí thực chất hay ý chí tuyên bố luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu pháp lý. Trong thực tiễn thể hiện về mặt lập pháp, cách thể hiện các quy định này trong Bộ luật dân sự Liên bang Nga 1994 ghi nhận hoạt động giải thích hợp đồng dựa trên nền tảng học thuyết ý chí tuyên bố. Điều 431 quy định:

Tòa án trước hết chú ý giải thích nghĩa đen của từ ngữ cũng như các câu trong điều khoản, nếu nghĩa đen của của điều khoản không rõ ràng, cần liên hệ đối chiếu với các điều khoản khác và ý nghĩa của điều khoản nói chung; và nếu nội dung của hợp đồng vẫn chưa thể xác định, cần phải làm rõ ý định chung của


các bên với mục đích của hợp đồng. Khi đó, phải lưu ý đến các tình tiết liên quan, bao gồm cả quá trình thương lượng, thói quen các bên đã xác lập với nhau, tập quán và cách xử sự sau đó của họ” .

Theo cách quy định tại Điều 431 có thể thấy cách nhà lập pháp của Nga đã chú ý phân tách thứ tự ưu tiên rõ ràng của hai học thuyết, theo đó, việc sử dụng các biện pháp tìm ý chí tuyên bố của hợp đồng được ưu tiên áp dụng trước, chỉ khi không thể tìm được ý chí tuyên bố của hợp đồng thì mới xác định ý chí thực chất của các bên tham gia, tuy nhiên việc tìm ý chí thực chất này cũng nằm trong sự hạn chế nhất định khi mà áp dụng cần phải gắn liền với tính chất và mục đích của hợp đồng, và phải xác định trong mối liên hệ với các tình tiết liên quan bao gồm cả quá trình thương lượng, thói quen các bên đã xác lập với nhau, tập quán và cách xử sự của các bên. Theo các luật gia của Nga việc quy định theo Bộ luật dân sự Nga có nhiều ưu điểm về mặt lý thuyết như (1) có thể đảm bảo tính ổn định của các quan hệ hợp đồng (hợp pháp) đã được xác lập, (2) góp phần nâng cao ý nghĩa của văn bản hợp đồng trong việc điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ, đồng thời định hướng cho các bên tham gia giao kết hợp đồng phải chú ý hơn tới việc soạn thảo kỹ lưỡng nội dung hợp đồng [28,tr.156]. Tuy nhiên,có thể thấy, cách thức tiếp cận và cơ sở học thuyết này cũng thể hiện phần nào thể hiện sự hạn chế, đó là làm hạn chế đi sự tự do thể hiện ý chí, đôi khi quá lạm dụng yêu cầu đảm bảo tính ổn định của quan hệ hợp đồng mà một số trường hợp hoạt động giải thích hợp đồng làm thay đổi phần nào bản chất ý chí thực và các nội dung trong hợp đồng đó.

Đối với Vương quốc Anh, trong thực tiễn xét xử, hoạt động giải thích hợp đồng thì học thuyết ý chí tuyên bố đóng vai trò chủ đạo. Căn cứ quan trọng nhất để giải thích hợp đồng là những biểu hiện bên ngoài của nó, cơ sở để khẳng định


như vậy bắt nguồn từ nhận xét cho rằng: “nếu hợp đồng đã được giao kết bằng văn bản, thì về nguyên tắc các bên tham gia giao kết chỉ bị ràng buộc bởi văn bản đó và bằng văn bản đó thôi. Điều đó cũng có nghĩa, trong trường hợp giải thích hợp đồng bằng văn bản, mọi chứng cứ bằng lời dẫn tới việc thay đổi hoặc bổ sung nội dung văn bản hợp đồng sẽ không được Tòa án chấp nhận, dù cho những chứng cứ ấy thực sự phản ánh ý muốn đích thực của các bên vào thời điểm họ tham gia giao kết. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn có ngoại lệ. Đó là những trường hợp hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, chứng cứ bằng lời sẽ được Tòa án xem xét với mục đích để làm rõ ý nghĩa của ngôn từ hoặc điều khoản đó của hợp đồng” [28, tr.128]. Bên cạnh đó, ngoài sự ưu tiên cho học thuyết ý chí tuyên bố, trong thực tiễn xét xử ở Anh các luật gia còn đi sâu và phát triển hệ thống các “quy tắc mặc định” (implied term, implied condition), các quy tắc này được tạo ra để đảm bảo chức năng bổ sung cho các thiếu sót, lỗ hổng của hợp đồng trong hoạt động giải thích. Các quy tắc được tạo ra hoặc vận dụng từ các nguồn đa dạng của luật, như trong khuôn khổ pháp luật thành văn, hoặc hình thành từ tập quán, và cũng có thể tìm được trong khuôn khổ pháp luật thành văn. Ngoài ra, một biện pháp nữa được áp dụng đối với hoạt động giải thích hợp đồng ở Anh đó là sử dụng các biện pháp xoay quanh các diễn giải từ nguyên tắc thiện chí và trung thực (good faith). Các nguyên tắc này được tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn phát sinh, tùy từng trường hợp, Tòa án sẽ sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp với thực tiễn để bổ sung lỗ hổng cho hợp đồng.

Đối với pháp luật của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Giải thích hợp đồng, ngay từ những bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ 1936 (Hoàng việt Trung kỳ hộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2023