Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 2


- Thông qua đề cập với các vấn đề về bản chất của hoạt động giải thích hợp đồng, các học thuyết phát triển và các nguyên tắc giải thích có thể phân tích nội dung giải thích hợp dồng

- Phân tích và đối chiếu, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về giải thích hợp đồng nói riêng.

4. Tính mới và đóng góp của đề tài

Giải thích hợp đồng là vấn đề đã được nhiều luật gia nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ pháp lý. Vấn đề này cũng đã được nhắc đến nhiều trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý hay trong các hội thảo khoa học về pháp lý, đặc biệt trong thời điểm sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 thì vấn đề giải thích hợp đồng đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong việc hệ thống các vấn đề về hợp đồng.

Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác giải thích hợp đồng hoặc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn hướng đến phân tích các điểm bất hợp lý trong cách thức thể hiện đó và đề xuất hướng hoàn thiện.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về pháp luật đối với vấn đề giải thích hợp đồng, các quy định pháp luật liên quan đến nội dung và các nguyên tắc của giải thích hợp đồng.

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực trạng của pháp luật đối với vấn đề giải thích hợp đồng ở Việt Nam hiện nay nhằm bảo đảm vấn đề giải thích


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

hợp đồng là một công cụ hiệu quả trong việc điều hòa và bảo vệ lợi ích hợp pháp của đôi bên, công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu.

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 2

6.1. Nội dung nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Khái quát chung về giải thích hợp đồng: Chương này tác giả trình bày các khái niệm, đặc điểm về giải thích hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan quan đến hoạt động giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Chương 2. Các Nguyên tắc của Giải thích hợp đồng: Chương này tác giả phân tích các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giải thích hợp đồng, trong đó có so sánh, phân tích nhằm đưa ra các điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam

Chương 3. Thực tiễn giải thích hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành về giải thích hợp đồng. Chương này tác giả đi sâu phân tích một số vụ việc liên quan đến hoạt động giải thích hợp đồng và từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành tại Việt Nam.

6.2. Địa điểm nghiên cứu.

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam về giải thích hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam.

6.3 phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... Trong đó phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh là ba phương pháp chủ đạo, được sử dụng chủ yếu trong luận văn nhằm rút ra những vướng mắc, bất cập trong hoạt động giải thích hợp đồng trong thực tiễn.


Chương I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG


1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG

1.1.1. Khái niệm giải thích hợp đồng.

Hiệu lực của hợp đồng đóng vai trò cốt lõi đối với sự tồn tại của hợp đồng, một hợp đồng không có hiệu lực cũng có nghĩa là giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng. Khi nghiên cứu vấn đề hợp đồng, theo PGS. TS Ngô Huy Cương cho rằng, sự hỗ trợ của luật hợp đồng được thể hiện ở sự tác động của luật hợp đồng vào quan hệ hợp đồng, được thể hiện ở bốn khía cạnh đó là: thứ nhất, tạo lập hợp đồng; thứ hai, vấn đề thi hành các hợp đồng; thứ ba, giải thích ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và thứ tư, kiềm chế hoặc bảo đảm cho việc biểu lộ ý chí ; Và Hiệu lực của hợp đồng theo nghĩa rộng bao quát ba khía cạnh sau của bốn khía cạnh nói trên [9,tr.367].

Cũng tương tự trong cách hiểu như vậy, theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu thì phạm vi việc nghiên cứu hiệu lực hợp đồng như sau:

“1) Người phụ trái bị khế ước thúc buộc tới mức nào? Đây là vấn đề hiệu lực thúc buộc của nghĩa vụ.

2) Khế ước phải giải thích như thế nào?

3) Ai có thể xin thi hành nghĩa vụ và ai phải thi hành? Nói một cách khác, ai là những người bị nghĩa vụ thúc buộc? Đây là vấn đề hiệu lực tương đối của nghĩa vụ” [38, tr.242]

Như vậy, nhìn chung có thể nhận xét Giải thích hợp đồng là một nội dung được phân tích trong nội hàm vấn đề hiệu lực hợp đồng và dưới góc độ nghiên


cứu vấn đề này cũng được xem xét tiếp cận trong phạm vi nghiên cứu Hiệu lực của hợp đồng nói chung.

Khi nói đến vấn đề giải thích hợp đồng, người ta sẽ liên hệ tới các vấn đề khác của hiệu lực hợp đồng để có thể xác định rõ vai trò của hoạt động này, về cơ bản khi kết lập hợp đồng, các hợp đồng này có hiệu lực ràng buộc các bên giao kết, khi đó, trong nhiều trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng không đồng quan điểm về vấn đề nào đó trong hợp đồng do nhầm lẫn, hoặc thiếu sót trong hợp đồng; tòa án (hoặc các chủ thể có nhiệm vụ giải thích hợp đồng tùy nền tài phán ) có quyền giải thích hợp đồng để biết rõ nội dung của hợp đồng như thế nào, xác định rõ các điểm còn tranh cãi hoặc bổ sung những điểm thiếu sót tùy các thức quy định của luật.

Nghiên cứu lý luận về Giải thích hợp đồng có thể nhận thấy đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau, tuy nhiên có thể thấy phần lớn cách thức tiếp cận khái niệm này dưới góc độ trực tiếp chỉ ra nhiệm vụ hay chức năng của hoạt động này.

Trong cuốn Từ điển luật học, không có định nghĩa cụ thể về giải thích hợp đồng mà chỉ có giải nghĩa về giải thích giao dịch dân sự, nếu ta hiểu theo cách thức mối liên quan tại Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 121 “giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, thì theo cách diễn giải của Từ điển luật học thì “giải thích giao dịch dân sự là việc thẩm phán làm rõ nghĩa nội dung của giao dịch dân sự đó” [65,tr. 288], dễ nhận thấy rằng, khái niệm này của Từ điển luật học xuất phát từ cách thức thể hiện tại điều khoản về giải thích giao dịch dân sự tại Điều 126 Bộ luật dân sự 2005, theo đó, cách thức diễn giải này đã thể hiện một điểm hạn chế khá rõ đó là mới chỉ đề cập tới chức năng làm rõ nghĩa của


hợp đồng, trong khi chức năng khác nữa của giải thích giao dịch hợp đồng cụ thể đó là bổ sung những thiếu sót của hợp đồng thì chưa được nhắc đến trong định nghĩa này, tạm thời có thể cân nhắc cho rằng đây là thiếu sót của những người soạn thảo Từ điển luật học vì có thể người soạn thảo nhìn nhận vấn đề giải thích giao dịch dân sự khác với giải thích hợp đồng, tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu giao dịch dân sự bao hàm cả hợp đồng, thì không thể không bao trùm về nguyên tắc các vấn đề giao dịch dân sự đối với hợp đồng, cụ thể là đối với vấn đề giải thích hợp đồng được thể hiện tại Điều 409 đã thể hiện rõ chức năng bổ sung các thiếu sót ở Khoản 5 đó là: “Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng”. Ngoài ra, kể cả đối với giải thích giao dịch dân sự khác thì bổ sung các thiếu sót trong nội dung cũng là vấn đề không thể thiếu.

Trong khi đó, Tiến sĩ Đỗ Văn Đại thì lại định nghĩa rằng “giải thích hợp đồng là việc xác định nội dung của hợp đồng, và việc giải thích thường được tiến hành ở Việt Nam để giải quyết vấn đề giao kết hợp đồng (…) và thực hiện hợp đồng để biết quyền và nghĩa vụ của các bên” [16, tr.701 - 702] tuy nhiên cũng giống như điểm thiếu sót đã phân tích, TS Đỗ Văn Đại dường như chỉ đề cập tới một chức năng của Giải thích hợp đồng đó là xác định các điều khoản mập mờ, không rõ nghĩa, chứ chưa đề cập tới chức năng khác của hoạt động này đó là bổ sung lỗ hổng cho hợp đồng.

Trong khi đó, theo cách thức định nghĩa của các tác giả của Viện Khoa học pháp lý trong cuốn Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005 tiếp cận một cách đầy đủ hơn khi trình bày: “Trong nội dung của giao dịch do nhiều lý do khác nhau đôi khi có những điều khoản không rõ ràng hoặc không được quy định cụ thể, có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu không đúng nội dung của giao


dịch. Trong trường hợp dẫn đến tranh chấp thì việc bảo vệ của pháp luật cũng không thể đạt được hiệu quả như các bên mong muốn. Bởi vậy, một vấn đề đặt ra là phải làm sáng tỏ nội dung của giao dịch dân sự và bổ sung những điểm còn thiếu khi xác lập giao dịch. Đó chính là nhiệm vụ giải thích giao dịch dân sự” [31,tr.303]. Mặc dù khái niệm này đã thể hiện đủ hai chức năng của giải thích hợp đồng (nếu ta xem xét rằng khái niệm đối với giao dịch dân sự cũng áp dụng đối với giải thích hợp đồng) nhưng cách thức diễn giải còn một vấn đề về mặt câu chữ, theo cách hiểu thông thường khi đọc nội dung trên, người đọc dễ hiểu nhiệm vụ giải thích giao dân sự đó là làm sáng tỏ nội dung của giao dịch dân sự và bổ sung những điểm còn thiếu, như vậy thì nhiệm làm sáng tỏ nội dung và nhiệm vụ bổ sung là hai nhiệm vụ song song với nhau, là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời trong quá trình giải thích giao dịch dân sự, tuy nhiên trong thực tế không phải trường hợp nào cũng phải đảm bảo hai nhiệm vụ này của giải thích giao dịch dân sự. Vì trong trường hợp đã đầy đủ điều khoản nhưng không rõ nghĩa thì chỉ cần áp dụng các nguyên tắc cụ thể không phải bổ sung điều khoản nào cả, hoặc trường hợp các điều khoản thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó, được đặt trong mối liên hệ nhất định với nhau trong hợp đồng, tuy nhiên có khả năng vẫn tồn tại lỗ hổng dẫn tới hệ quả không thể thực hiện được hoặc gây bất đồng về cách hiểu các nội dung đã quy định trong hợp đồng thì cần bổ sung.

So sánh với một số cách thức định nghĩa về khái niệm Giải thích hợp đồng của một số nước, một số luật gia tại Việt Nam cũng trích dẫn các quan điểm của Nga, tiêu biểu là của tác giả E. A. Berezina cho rằng: “đó là một dạng đặc biệt của giải thích luật, được thực hiện bằng các phương pháp truyền thống của kỹ thuật pháp lý và các phương pháp xuất phát từ nội dung hợp đồng riêng biệt của những hoạt động pháp luật đặc thù của các bên trong hợp đồng, người đại diện


của họ, cơ quan tòa án và các chủ thể pháp luật khác, theo hướng làm rõ nghĩa các điều khoản từng hợp đồng riêng biệt trong mục đích của việc thực hiện nó” [24, tr.44]. Cách nhìn nhận này có một điểm hạn chế rõ ràng đó là, theo Vũ Văn Mẫu: “Dù hợp đồng có hiệu lực cũng như các nghĩa vụ do pháp luật phát sinh ra song không thể đồng hóa hợp đồng với luật pháp được” [ 38,tr.264]. Luật pháp có tầm hiệu lực bao quát hơn, không thể quan niệm giải thích hợp đồng dưới dạng là một biến thể của giải thích luật pháp được, dù có mối liên hệ tuy nhiên đối với vấn đề mang tích cách riêng biệt thì mỗi liên hệ dù có nhưng rất mong manh. Cách hiểu như trên sẽ gây ra tình trạng nhầm lẫn trong phân biệt thẩm quyền của các chủ thể giải thích hợp đồng (sẽ được nhắc đến trong phần bản chất của giải thích hợp đồng). Điểm ghi nhận trong quan niệm trên đó là có thể áp dụng các phương pháp truyền thống của kỹ thuật pháp lý và các phương pháp xuất phát từ nội dung hợp đồng riêng biệt của những hoạt động pháp luật đặc thù của các chủ thể. Một góc tiếp cận khác, một số luật gia cũng trích dẫn quan điểm tác giả N. V. Ctepanjuk cho rằng: Sự cần thiết phải giải thích hợp đồng có thể do nhiều nguyên nhân. Đối với một bên, có thể xuất hiện sự cần thiết phải xác định nội dung của một điều khoản này hoặc một điều khoản kia trong hợp đồng vì nó được thể hiện chưa rõ ràng với một bên khác – hoặc để bổ sung điều khoản của hợp đồng trong trường hợp tồn tại thiếu sót đối với nội dung của hợp đồng hoặc để khắc phục những điều khoản có sự mâu thuẫn [24, tr.44], cách thức thể hiện quan điểm này khá phù hợp và đầy đủ nếu so sánh với một số định nghĩa của một số luật gia khác.

Theo hai luật gia của Đức đó là Konrad Zeigert và Hein Koetz cho rằng khái niệm Giải thích hợp đồng có thể diễn giải như sau: Qui trình thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán xác định ý nghĩa mơ hồ hoặc không hoàn chỉnh của sự


diễn đạt quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng được gọi là giải thích hợp đồng [66, tr.400]. Có thể thấy, đây là cách thức tiếp cận khái niệm giải thích hợp đồng dưới góc độ liệt kê chức năng của giải thích hợp đồng đầy đủ và hợp lý hơn cả vì nó đáp ứng được đủ yêu cầu hai chức năng riêng tách bạch của giải thích hợp đồng đó là (1) làm rõ nghĩa cho hợp đồng; (2) bổ sung các thiếu sót của hợp đồng. Tuy nhiên, cần phải phải nhận xét thêm rằng, một điểm mấu chốt còn thiếu sót của định nghĩa này đó là yếu tố đảm bảo ý chí chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng, và đảm bảo tính chính xác của nội dung trong hợp đồng hay mối liên hệ giữa các điều khoản với nhau, yếu tố này luôn là nguyên tắc căn bản khi xây dựng bất kì chế định nào về vấn đề giải thích hợp đồng cũng như thực tiễn hoạt động của nó trong thực tế.

Nhìn chung, các khái niệm về Giải thích hợp đồng gần như chỉ giới hạn ở nội dung tiếp cận dưới góc độ các chức năng của nó liên quan đến đối tượng của hoạt động này đó là hợp đồng có điều khoản hoặc nội dung mập mờ, không rõ nghĩa hoặc (có thể đồng thời) quy định trong nội dung hợp đồng thiếu hoàn chỉnh vì nhiều lí do khác nhau khi xác lập hợp đồng. Tuy nhiên ở một số góc độ tiếp cận khác nhau, yếu tố bổ sung điều khoản hoặc các quy định còn thiếu sót trong hợp đồng dường như chưa được quan tâm nhiều trong vấn đề giải thích hợp đồng, đây là thiếu sót cực kỳ nghiêm trọng.

Từ những nhận định trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về Giải thích hợp đồng như sau: Giải thích hợp đồng là hoạt động của thẩm phán hoặc các chủ thể khác tùy cách thức quy định của từng nền tài phán khác nhau (ví dụ như trọng tài viên...), thực hiện nhiệm vụ xác định rõ các điểm không rõ nghĩa hoặc bổ sung các quy định không đầy đủ trong nội dung của hợp đồng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Giải thích hợp đồng phải dựa trên cơ sở không làm thay đổi bản

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí