Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Sử Dụng Lao Động, Quản Lý Lao Động Đúng Pháp Luật, Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh Và Nâng Cao Trách Nhiệm

Nam. Hội LHTN Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: Đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ. Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.

Trải qua các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự đầu tư phát triển mọi mặt về trí lực và thể lực của Nhà nước. Bản thân Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam trong quá trình hoạt động cũng luôn tự hoàn thiện mình và tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của các thế hệ thanh niên qua các thời kỳ. Hiện nay, đứng trước nhiệm vụ chính trị mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc đảm bảo các nhu cầu chính đáng cho thanh niên luôn là ưu tiên hàng đầu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam các cấp, trong đó, việc làm là vấn đề bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2. Việc làm cho thanh niên

1.1.2.1. Về việc làm

Việc làm là một khái niệm có nội hàm rộng và được tiếp cận, hiểu ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi chủ thể, vào mục đích, nhu cầu của

đối tượng. Thế nên, đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất phản ánh đúng bản chất khách quan của vấn đề việc làm được nhiều người chấp nhận, để làm cơ sở lý luận chung cho các tiếp cận nghiên cứu về việc làm.

Tuy thế, khi nói đến việc làm thì bất cứ ai cũng có thể ngầm hiểu đó là hoạt động lao động, nó tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho chủ thể; việc làm là hoạt động mang tính cá thể của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận.

Từ đó, có thể hiểu: “việc làm là mọi hoạt động có ích của người có khả năng lao động, không bị pháp luật ngăn cấm mà tạo ra thu nhập..., một hoạt động được coi là việc làm phải đảm bảo đủ hai tiêu chí: Là hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm” [14, tr.8].

Điều 9, Bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 định nghĩa: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” [5, tr.9].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Từ quan niệm trên, có thể thấy việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:

- Là hoạt động lao động: đó là sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Hoạt động lao động để cấu thành việc làm phải đảm bảo tính hệ thống, tính thường xuyên, liên tục, tính chuyên nghiệp, thậm chí là kỹ năng, kỹ xảo. Do đó, việc làm giúp đảm bảo cho người lao động thể hiện các thao tác lao động trong phạm vi nghề nghiệp nhất định và trong thời gian tương đối ổn định, tạo ra sản phẩm có thể chấp nhận được.

Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk - 4

- Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp nhận được từ sức lao động bỏ ra để làm việc hoặc là khả năng tạo ra thu nhập gián tiếp.

- Hoạt động hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng không được trái với những quy định của pháp luật thì được coi là việc làm. Tuy nhiên, tùy theo quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà tính hợp pháp của việc làm được xác lập. Đây là cơ sở thể hiện tính pháp lý của việc làm.

Về phía Nhà nước, Điều 4, Bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 cũng nêu rõ 7 chính sách của Nhà nước về lao động:

“1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên” [5, tr.7].

Điều 6, Bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 cũng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

“1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động” [5, tr.8].

Như vậy, có thể khẳng định rằng: mặc dù còn có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau trong việc giải thích nội hàm của vấn đề việc làm, nhưng pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ vai trò của mỗi chủ thể trong quan hệ lao động

- việc làm, góp phần xác định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động - việc làm.

1.1.2.2. Thanh niên với vấn đề việc làm

Thanh niên và việc làm cho thanh niên là những vấn đề lớn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, luôn là ưu tiên chính sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta; bởi đây là lực lượng lao động chính của mọi gia đình và xã hội; ổn định việc làm và thu nhập cho thanh niên đóng vai trò then chốt cho sự ổn định và phát triển gia đình và xã hội.

Theo quy định của Luật thanh niên Việt Nam năm 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi (Điều 1), “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Điều 4).

Từ đó có thể khẳng định, tuổi thanh niên là lứa tuổi sung sức nhất của đời người, là lực lượng lao động có thể đóng góp công sức nhiều nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt của xã hội. Đồng thời, đây cũng là lực lượng lao động chiếm số đông nên việc đảm bảo việc làm cho đối tượng này cũng góp phần vào việc ổn định kinh tế - xã hội và mỗi gia đình. Vì vậy, việc làm của thanh niên là một nhu cầu chính đáng và việc đảm bảo việc làm cho thanh niên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của tổ chức của Thanh niên - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019: độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi (Điều 3), tuy nhiên Điều 143 cũng quy định người lao động chưa đủ 18 tuổi là lao động chưa thành niên, nên sẽ bị cấm làm các công việc:

“a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên”. (Điều 147) [5, tr.70]

Điều 147 cũng cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

“a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên” [5, tr.70-71].

Như vậy, mặc dù thừa nhận nhu cầu làm việc và việc làm của thanh niên là chính đáng, nhưng pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ để bảo vệ đối tượng thanh niên dưới 18 tuổi - lao động chưa thành niên nhằm vừa đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, vừa đảm bảo vấn đề quyền con người, quyền lao động chính đáng, hợp pháp của thanh niên chưa thành niên.

Tuy nhiên, lao động chưa thành niên chiếm số lượng không đông trong nhóm các lứa tuổi lao động, chủ yếu là lao động chân tay và công nhật hoặc bán thời gian, hàm lượng tri thức, trí tuệ đóng góp vào sản phẩm lao động ở lứa tuổi này là không nhiều nên chiếm tỉ suất rất thấp trong tổng tỉ suất lao động xã hội. Thế nên, những thanh niên chưa thành niên tham gia vào hoạt động việc

làm của xã hội chủ yếu là để trải nghiệm, tự chủ một phần thu nhập của bản thân, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, định hình dần vai trò của mình trong quan hệ lao động - việc làm của xã hội... chứ chưa có đóng góp nhiều cho tổng sản phẩm lao động của xã hội.

Nhóm thanh niên từ 18 đến 30 tuổi là lực lượng lao động trưởng thành, có đầy đủ quyền quyết định công việc và tính chất công việc của mình. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng phân hóa thành nhiều nhóm lao động với những tính chất công việc khác nhau.

- Nhóm thanh niên từ 18 đến 22 tuổi có hai nhóm đối tượng:

(1) Nếu đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc đào tạo nghề thì những đối tượng này chỉ làm việc bán thời gian. Công việc đối với nhóm đối tượng này chỉ là làm thêm để góp phần tăng thu nhập, đồng thời để hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản giúp ích cho công việc về sau;

(2) Nếu không theo học tại các cơ sở đào tạo thì nhóm lao động này tham gia đầy đủ vào hoạt động lao động của xã hội. Công việc đối với nhóm đối tượng này là quan trọng, là nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ và là nguồn tích lũy quan trọng chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau này. Tuy nhiên, vì không được đào tạo đầy đủ nên năng suất lao động ở nhóm đối tượng này là không cao, thu nhập của họ cũng bấp bênh và công việc không ổn định. Vì vậy, ở nhóm lứa tuổi này mặc dù có sự phân hóa giữa hai nhóm nhưng đặc điểm chung là chất lượng nguồn nhân lực không cao, năng suất lao động thấp, thu nhập bấp bênh, công việc không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Nhóm thanh niên từ 22 đến 30 tuổi là lực lượng tham gia đầy đủ và toàn thời gian vào hoạt động lao động - việc làm của xã hội. Tuy nhiên nhóm lứa tuổi này cũng phân thành ít nhất là ba nhóm đối tượng:

(1) Những người nếu không được đào tạo về tay nghề và học vấn sẽ trở thành những người lao động phổ thông và chân tay. Nhóm đối tượng này thu nhập bấp bênh, không ổn định bởi năng suất lao động thấp, có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, chịu nhiều rủi ro trên thị trường lao động, bị ảnh hưởng nhiều bới

các tác nhân ảnh hưởng đến lao động - việc làm của xã hội, là nhóm yếu thế nhất trong lực lượng thanh niên tham gia vào hoạt động lao động - việc làm của xã hội.

(2) Những thanh niên được đào tạo nghề ở các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp là lực lượng tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp của xã hội. Lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất của xã hội bởi họ tạo ra năng suất lao động trực tiếp khá cao, đóng góp quan trọng vào giá trị sản phẩm, góp phần định hình giá trị sản phẩm và sự phát triển ổn định của nền sản xuất của xã hội. Nếu lực lượng này gặp những rủi ro hoặc không được đối xử công bằng đến mức phải rời bỏ nền sản xuất thì sẽ tạo nên sự đứt gãy nền sản xuất của xã hội. Do vậy, chế độ đãi ngộ tương xứng để họ yên tâm làm việc, tạo điều kiện tốt cho đối tượng này tái sản xuất sức lao động sẽ góp phần “giữ chân” đối tượng lao động này, tránh đứt gãy nền sản xuất, tránh nguy cơ khủng hoảng lao động có tay nghề, có chất lượng.

(3) Những thanh niên có bằng đại học và sau đại học, được đào tạo để trở thành những chuyên gia, là lực lượng lao động có trình độ cao, có đóng góp lớn nhất vào nền sản xuất (cả trực tiếp và gián tiếp) của xã hội (ở nhóm tuổi này); bởi lao động của họ có hàm lượng trí tuệ cao, nếu tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất thì họ sẽ tạo ra năng suất lao động cao, hoặc nếu họ tham gia vào hoạt động tổ chức sản xuất, quản lý thì lao động của họ góp phần cải tiến quy trình, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Việc phân chia như trên chỉ mang tính tương đối, giúp nhận diện và phân biệt các nhóm đối tượng để có chính sách tác động vào việc đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp cho từng đối tượng, cũng như nắm bắt tâm lý, khả năng, triển vọng của từng nhóm đối tượng làm cơ sở tham mưu chính sách phù hợp.

1.1.3. Về chính sách việc làm cho thanh niên

1.1.3.1. Chính sách việc làm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí