- Về công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch:
Tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp: huyện, xã theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 còn chậm; một số địa phương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch được duyệt; việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện chưa tốt; tình trạng quy hoạch "treo" vẫn xảy ra ở nhiều địa phương.
- Về công tác giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất:
Đối với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở theo hình thức định giá đất: Tình trạng giao đất trái thẩm quyền, giao đất sai đối tượng và không theo quy hoạch còn xảy ra một số địa phương. Một số địa phương xảy ra tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, gây mất ổn định chính trị xã hội và bức xúc về nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nhà ở của nhân dân. Một số địa phương chưa quan tâm đến giao đất theo hình thức định giá đất.
Đối với giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào sản xuất kinh doanh: Thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất còn chậm so với quy định; việc thực hiện quy hoạch chậm, nên tình trạng xác định vị trí sử dụng đất cho các nhà đầu tư còn thụ động, chạy theo yêu cầu của nhà đầu tư dẫn đến manh mún, có trường hợp phê duyệt mật độ xây dựng lớn (trên 50%) nhưng cũng có trường hợp mật độ xây dựng nhỏ (chỉ khoảng 30%); nhiều dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất những quá 12 tháng không sử dụng, tiến độ thực hiện dự án chậm, sử dụng không có hiệu quả hoặc cho thuê sai quy định; trong khi công tác thanh tra, kiểm tra sau khi giao đất, cho thuê đất chưa thực hiện được thường xuyên, việc xử lý sau thanh tra nhất là việc thu hồi đất của các dự án chậm gặp nhiều khó khăn.
- Về công tác thu hồi đất:
Pháp luật về đất đai cho phép Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng các
công trình công cộng, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật khác. Tuy nhiên, việc thu hồi đất thiếu khoa học, chỉ chú trọng lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến vấn đề môi trường, an ninh lương thực...diễn ra ở hầu hết các xã (chủ yếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp), dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa giảm mạnh từ 2007 đến nay.
Nhiều dự án đã triển khai thực hiện nhưng không lập hồ sơ để thu hồi đất, giao đất, trong đó tập trung các dự án liên quan để nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông; Pháp luật cũng có quy định người được giao đất, cho thuê đất mà không sử dụng thì quá thời hạn quy định sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế thì hầu như việc áp dụng của các cơ quan quản lý chưa được nghiêm túc, dẫn đến nhiều trường hợp được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả, nhưng không có biện pháp thu hồi (đặc biệt là một số dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng quá 12 tháng không sử dụng đất, tiến độ thực hiện dự án chậm 24 tháng).
- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành, đặc biệt là tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và đất ở nông thôn còn rất chậm.
2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
a) Nhận xét chung về tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nhận xét đầu tiên, ở hầu hết các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An số vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các lĩnh vực khác. Thời gian qua nhiều vụ việc có tính chất mức độ gay gắt phức tạp đã xảy ra ở một số nơi, các "điểm nóng" về trật tự xã hội thường phát sinh từ việc khiếu tố, tranh chấp đất đai cho thấy mức độ phức tạp của vấn đề. Dễ thấy nhất là số công dân đến trụ sở tiếp dân công dân tại tỉnh, cấp huyện,
cấp xã khiếu nại về đất đai không giảm, vẫn diễn biến phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết địa phương, nhiều trường hợp khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gay gắt, bức xúc. Trước trụ sở tiếp dân, trước cơ quan làm việc của các sở, ngành và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã hầu như không ngày nào là không có người dân đến khiếu nại về đất đai. Vụ việc khiếu nại có thể do cá nhân đứng đơn với yêu cầu độc lập, có khi là quyền lợi của cả nhóm, của cả tập thể nên cùng ký tên trong đơn và đòi hỏi giải quyết quyền lợi chung. Những người dân đi khiếu nại áp dụng mọi hình thức đa dạng như tập trung nhiều ngày trước trụ sở tiếp công dân của tỉnh, huyện, xã. Một số người có ý đồ gây rối, gây nhiễu để lãnh đạo phải nhận đơn, giải quyết đơn bằng cách chặn xe công chức có trách nhiệm, vào trong trụ sở nhờ tắm, giặt, vệ sinh... Một số tập trung đông người gây ách tắc giao thông, tạo áp lực với cơ quan nhà nước. Họ còn mang Quốc kỳ, ảnh Bác, biểu ngữ và đeo huân huy chương, giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng... đi diễu hành từng đoàn qua các đường phố nhằm gây sự chú ý của dư luận trong tỉnh...
Tính chất của việc khiếu nại về đất đai cũng đã khác. Trong các vụ khiếu nại đông người đã có sự liên kết giữa những người đi khiếu nại của các huyện, xã khác nhau, của người giáo dân với nhau để tạo áp lực đối với chính quyền. Khiếu nại của người dân không chỉ nhằm đòi hỏi sự công bằng, dân chủ mà hiện còn chứa đựng tiềm ẩn các mâu thuẫn đối kháng, mang tính dân tộc và tôn giáo. Một số vụ việc khiếu nại đã vượt quá giới hạn cho phép bởi những người khiếu nại đã tập trung thành đoàn đi qua các đường phố với khẩu hiệu quá kích động.
Tình hình khiếu nại trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004 (từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực) đến năm 2010 như sau [22]:
* Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị nói chung:
- Về tình hình tiếp công dân:
Từ năm 2004 đến 2010, các cơ quan hành chính tỉnh Nghệ An đã tiếp được 39.186 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (năm 2004: 5.743 lượt người; năm 2005: 6.943 lượt người; năm 2006: 4.280 lượt người; năm 2007:
5.320 lượt người; năm 2008: 5.072 lượt người; năm 2009: 4.990 lượt người; năm 2010: 6.838 lượt người); trong đó:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiếp được 2.037 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (trong đó có 1.038 lượt người khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ lệ 51 % lượt người).
- Giám đốc các Sở, ngành (Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh Nghệ An) đã tiếp được 3.038 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (trong đó có 1.914 lượt người khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ lệ 63% lượt người).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiếp được 13.047 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (trong đó có 7.776 lượt người khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ lệ 55 % lượt người).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp được 21.064 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (trong đó có 12.428 lượt người khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ lệ 59 % lượt người).
Cụ thể các năm như sau:
Bảng 2.2: Thống kê số lượng người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị từ năm 2004 đến năm 2010 đã được các cơ quan hành chính tỉnh Nghệ An tiếp đón
Đơn vị tính | Năm | |||||||
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An | Lượt người | 172 | 185 | 199 | 235 | 415 | 384 | 447 |
Giám đốc các Sở, ngành | Lượt người | 478 | 512 | 420 | 389 | 511 | 434 | 294 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện | Lượt người | 1.372 | 1.729 | 1.597 | 1.756 | 1.831 | 2.746 | 2.016 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã | Lượt người | 3.721 | 4.517 | 2.064 | 2.940 | 2.315 | 1.426 | 4.081 |
Tổng | Lượt người | 5.743 | 6.943 | 4.280 | 5.320 | 5.072 | 4.990 | 6.838 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Khiếu Nại, Giải Quyết Khiếu Nại Với Tranh Chấp, Giải Quyết Tranh Chấp Về Đất Đai
- Sơ Đồ Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Đối Với Trường Hợp Không Có Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Hoặc Không Có Một Trong Các
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
- Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Của Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh Nghệ An
- Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 10
- Nhu Cầu Và Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
- Về tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp:
Từ năm 2004 đến 2010, các cơ quan hành chính tỉnh Nghệ An đã nhận được 38.987 đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp (năm 2004: 5.420 đơn; năm 2005: 6.371 đơn; năm 2006: 4.164 đơn; năm 2007: 5.890 đơn; năm 2008:
4.870 đơn; năm 2009: 5.176 đơn; năm 2010: 7.096 đơn); trong đó:
- Khiếu nại, tranh chấp, kiến nghị, phản ánh: 27.849 đơn (khiếu nại, tranh chấp, kiến nghị phản ánh về đất đai là 18.967đơn, chiếm 69%).
- Tố cáo: 7.742 đơn (tố cáo về đất đai là 3.251 đơn, chiếm 42 %) Cụ thể các năm như sau:
Bảng 2.3: Thống kê số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp từ năm
2004 đến năm 2010 đã được các cơ quan hành chính tỉnh Nghệ An tiếp nhận
Đơn vị tính | Năm | |||||||
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Khiếu nại, kiến nghị, tranh chấp, phản ánh | Đơn | 3.669 | 4.230 | 3.091 | 2.577 | 4.126 | 3.870 | 6.306 |
Tố cáo | Đơn | 1.751 | 2.141 | 1.073 | 845 | 654 | 488 | 790 |
Tổng | Đơn | 5.420 | 6.371 | 4.164 | 5.890 | 4.870 | 5.176 | 7.096 |
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
b) Nguyên nhân khiếu nại về đất đai
* Nguyên nhân khách quan:
- Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất:
Chiến tranh khốc liệt cùng với những chính sách đất đai theo yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng đã dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất. Mặc dù pháp luật về đất đai (Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003) không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, nhưng trong thực tiễn nhiều người vẫn khiếu nại để đòi đất cũ của mình.
- Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai:
Kể từ năm 1953 đất đai nước ta đã có nhiều lần biến động lớn. Mỗi lần biến động đều tạo nên thay đổi lớn đối với toàn xã hội và đảo lộn đời sống của nhiều gia đình, có đảo lộn là được, có đảo lộn là mất. Như vậy, trong thực thi chính sách của mỗi lần biến động không tránh khỏi sự thiếu phù hợp thực tế của một số quy định và càng không tránh khỏi yếu tố chủ quan khi thực thi chính sách của chính quyền các cấp tạo nên sai và sót. Sự thiếu phù hợp, những sai và sót ấy cũng tạo nên cái được và cái mất riêng lẻ trong nhiều gia đình mà vẫn được nhìn dưới lăng kính của sự thiếu công bằng giữa trường hợp này với trường hợp khác. Một lịch sử về đất đai có bề dày như vậy, một đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước quyết liệt như vậy và việc còn những khiếm khuyết trong quản lý như vậy làm phát sinh khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều là lẽ đương nhiên. Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ỳ, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, nhất là đổi mới kinh tế ở nước ta, nhiều chính sách, pháp luật chưa kịp ban hành hoặc ban hành thiếu đồng bộ,
thiếu thống nhất, không phù hợp với tình hình thực tế cuộc sống đang diễn ra sôi động, đa dạng và phức tạp. Nhiều quy định cũ và mới đan xen, chồng chéo tạo ra sự bất hợp lý, mâu thuẫn, nhiều kẽ hở trong quản lý nhà nước là mầm mồng, tiền đề nảy sinh khiếu nại.
Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, nhiều vấn đề do lịch sử để lại như nhà cửa, đất đai, việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách thương binh, liệt sĩ v.v… Qua các thời kỳ có nhiều thay đổi nên chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, không đủ căn cứ, cơ sở để xem xét, giải quyết đối với những vụ việc tồn đọng kéo dài, do đó đã tạo ra tình trạng bức xúc cho người dân.
- Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai:
Việc áp dụng pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập (đặc biệt là cấp huyện, xã), nhất là trong việc thu hồi đất (sẽ lý giải thêm ở dưới đây). Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh để triển khai; nhiều địa phương vẫn chưa nắm chắc những đổi mới, những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những quy định cũ đã bị hủy bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu nại mới về đất đai.
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước đây ở một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng xáo canh, cào bằng. Những năm 1980, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp được hình thành nhưng việc quản lý các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã có những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất hợp tác xã, tập đoàn sản xuất tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu nại.
Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và trong một số trường hợp không chính xác.
Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, trong đó công tác hậu kiểm đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất ít được các địa phương chú ý. Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tiến độ, không đầu tư theo dự án mà chỉ chờ chuyển nhượng kiếm chênh lệch giá đã ít được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chế độ công vụ và xử lý những vi phạm của cán bộ, công chức trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa được đặt ra một cách cụ thể, tích cực.
Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan nhà nước: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất không có quyết định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường giải tỏa và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực cho nhân dân.
Việc các cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Các hành vi này được thể hiện trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử