Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại, Về Đất Đai Và Các Quy Định Khác Có Liên Quan

khi còn sợ liên đới trách nhiệm.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp phường, xã còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu về số lượng cũng là nguyên nhân không nhỏ gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vô. Bên cạnh đó, còn có tình trạng quan liêu, tham nhũng trong quá trình giải quyết các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu, GQKNTC thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí, tiếp tục khiếu nại. Có một số cán bộ thái độ tiếp xúc với dân không đúng, tạo nên sự phản cảm, khoảng cách, dân mất lòng tin mặc dù kết quả GQKN đúng pháp luật.

Thứ bảy, công tác xử lý sau tiếp dân và theo dòi kết quả thực hiện còn chưa được kịp thời và đầy đủ, vẫn còn nhiều trường hợp xử lý đơn thư của công dân không đúng như chuyển đơn hoặc hướng dẫn không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến tình trạng công dân bức xúc do phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần. Các cơ quan chuyển đơn thường ít quan tâm đến kết quả giải quyết những đơn thư đã chuyển và các cơ quan nhận được đơn thư chuyển đến cũng chưa báo cáo, thông tin đầy đủ kết quả giải quyết đến cơ quan chuyển đơn.

Thứ tám, việc áp dụng pháp luật của UBND các cấp còn có tình trạng tùy tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật đất đai năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây.

Thứ chín, UVND các cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.

Hiệu lực, hiệu quả của công tác tiếp dân, GQKNTC chưa cao. Vẫn còn nhiều nơi lãnh đạo chính quyền ít trực tiếp tiếp dân, đối thoại với người khiếu nại, tố cáo; còn né tránh, đùn đẩy, giải quyết thiếu công bằng. Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đúng chính sách pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; nhiều quyết định GQKNTC thiếu tính khả thi, không thấu tình đạt lý, phải sửa đổi nhiều lần. Có tình trạng cùng một khiếu nại nhưng có tới 5-6 quyết định giải quyết của cùng một cơ quan có thẩm quyền.

Nhiều khiếu nại không giải quyết đúng thời hạn quy định, còn tồn đọng nhiều vụ việc, có vụ khiếu kiện kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây tâm lý bức xúc, căng thẳng cho người dân, dẫn đến khiếu tố vượt cấp.

Một số địa phương không tổ chức đối thoại với người khiếu nại, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quyết định GQKN có hiệu lực, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, các cấp trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại ở nhiều nơi làm chưa tốt. Công tác tiếp dân ở một số nơi chưa được coi trọng, không ít nơi UBND còn khoán trắng cho cán bộ tiếp dân hoặc cho cơ quan Thanh tra, một số chủ tịch UBND và thủ trưởng đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện lịch tiếp dân, nếu có tiếp thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó. Tuy nhiên, không loại trừ hiện tượng một số người lợi dụng dân chủ để khiếu nại sai sự thật, mưu lợi cá nhân.

Công tác xử lý sau tiếp dân và theo dòi kết quả thực hiện còn chưa được kịp thời và đầy đủ, vẫn còn nhiều trường hợp xử lý đơn thư của công dân không đúng như chuyển đơn hoặc hướng dẫn không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến tình trạng công dân bức xúc do phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần. Các cơ quan chuyển đơn thường ít quan tâm đến kết quả giải quyết những đơn thư đã chuyển và các cơ quan nhận được đơn thư chuyển đến cũng chưa báo cáo, thông tin đầy đủ kết quả giải quyết đến cơ quan chuyển đơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Thứ mười, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân

dân, cán bộ, công chức còn thấp. Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong khi việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rò các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 11

Chương 3‌

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CÓ LIÊN QUAN

3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại

Muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về GQKN đảm bảo tính thống nhất, tính phù hợp và tính khả thi.

- Trước hết, sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại năm 2011

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện GQKN, trong đó có GQKN về đất đai, cần phải sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại năm 2011. Trong Nghị định cần quan tâm thỏa đáng đến hướng dẫn về GQKN trên lĩnh vực đất đai. Vì một số bất cập trong các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo đã được khắc phục trong Luật khiếu nại năm 2011. Luật khiếu nại có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai kể từ ngày 01-7-2011.

- Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền GQKN thuộc về cơ quan hành chính để đảm bảo tính khách quan

Theo Luật khiếu nại năm 2011, cơ quan hành chính là bên bị khiếu nại đồng thời cũng là người GQKN, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc giải quyết thiếu khách quan, không công bằng, nhiều vụ việc kéo dài, khiếu nại vượt cấp.

Theo nghiên cứu của giới luật học, còn một số hạn chế của cơ chế hành chính hiện nay là:

Hiện nay chúng ta có rất nhiều cơ quan giải quyết việc khiếu nại hành chính các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý theo ngành, cơ quan, thanh tra và Tòa án nhân dân. Hệ quả là: Công dân không biết gửi khiếu nại đến cơ quan nào thì đúng và được giải quyết và đâu mới là quyết định cuối cùng. Trong khi các cơ quan không biết giới hạn thẩm quyền của mình đến đâu, cho dù các cơ quan đều phải dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc chồng chéo trong giải quyết các khiếu kiện là khó tránh [38].

Bên cạnh đó, "bạt ngàn" các cơ quan có trách nhiệm giám sát như đại biểu Quốc hội, thanh tra, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, báo chí nhưng hiệu quả chưa cao, đa phần chỉ làm nhiệm vụ nhận đơn rồi chuyển đơn. Vì thực tế, để giải quyết được một vụ việc cần thu thập đầy đủ hồ sơ giấy tờ, chứ không đơn giản.

Trình tự thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính chưa phù hợp. Cụ thể, trình tự GQKN tại các cơ quan hành chính bị "tố tụng hóa " ở các khâu: nhận đơn, thụ lý, thẩm tra và ra quyết định, thời hạn, thời hiệu... trong khi không ít các vụ việc hành chính, chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là người vi phạm, đặc biệt về thời hạn, thời hiệu. Hoặc rơi vào tình trạng, trình tự tố tụng hành chính bị "dân sự hóa " không phù hợp với đối tượng xét xử là quyết định, hành vi của cơ quan công quyền và cán bộ, công chức nhà nước. Hậu quả là Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc xét xử một vụ án hành chính, nhất là việc thẩm tra xác minh vụ việc. Bản chất của hoạt động tài phán hành chính là việc giải quyết tranh chấp giữa công dân và cơ quan công quyền về một vấn đề pháp luật. "Bị đơn" trong các vụ việc hành chính là đại diện cơ quan công quyền (quyền lực hành chính) khác với bị đơn trong các vụ án hình sự hay bị đơn trong các vụ việc kinh tế, dân sự; do đó đòi hỏi phải có một cơ quan độc lập, với phương thức giải quyết riêng.

- Hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách đối với người trực tiếp GQKN và các quy định để tạo nguồn lực cho việc thực hiện GQKN có hiệu quả

Công tác GQKN nói chung, GQKN về đất đai nói riêng là một trong những công việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở nhiều địa phương còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm.

Mặt khác, một số vụ việc có sự can thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền làm cho việc giải quyết thêm phức tạp.

Hồ sơ quản lý đất đai của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính…) lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết.

- Điều kiện vật chất còn thiếu nên trong một số trường hợp khi đưa ra phương án GQKN gặp khó khăn.

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân chậm là do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất; việc tuyển chọn, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân khó khăn (vì chưa có cơ chế đặc thù để thu hút).

- Cần phải hoàn thiện các quy định về cơ chế GQKN, tố cáo về đất đai

Cơ chế GQKN có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật đất đai quy định, trường hợp quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do quy định không rò ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng. Vừa qua, không ít trường hợp quyết định cuối cùng sai không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp nhờ dân lên Trung ương "kêu oan" mới phát hiện

được quyết định cuối cùng sai. Luật quy định quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, có trường hợp khi phát hiện quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bị đập, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã bán, thậm chí có người đã vào tù. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là người có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, người khiếu nại khiếu nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục khiếu nại. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình, gọi là "khiếu kiện vượt cấp" lên Trung ương. Vì thế GQKN hành chính không có điểm dừng.

Việc mở rộng thẩm quyền để Tòa án xét xử khiếu nại hành chính là đúng. Luật đất đai năm 2003 tại Điều 138 quy định: Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa án. Nhưng người khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Tòa án, vì ra Tòa phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Tòa xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương.

Tình hình trên đang đặt ra sự cần thiết phải đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Phải thể chế hóa đúng đường lối giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ khóa IX đã nêu:

Việc giải quyết tranh chấp, trước hết cần tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án giải quyết. Nhà nước

quy định thời hiệu và thời hạn giải quyết các khiếu nại không để kéo dài, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cấp giải quyết cuối cùng các khiếu nại về đất đai trong phạm vi thẩm quyền của các cấp ở địa phương; trường hợp các đương sự không nhất trí với quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đưa ra Tòa án giải quyết. Giải quyết tố cáo về đất đai thì theo pháp luật tố cáo [9].

Với cơ chế giải quyết trên sẽ đảm bảo giải quyết được khách quan, người giải quyết độc lập với người ra quyết định hành chính, tránh được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi", nó càng mở rộng dân chủ hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật, người khiếu nại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực thi quyền khiếu nại, đồng thời buộc cơ quan hành chính và cá nhân có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của chính mình mà phải nâng cao chất lượng khi ban hành các quyết định hành chính.

Việc nghiên cứu thiết lập một cơ chế nào để giải quyết bước tiếp theo trước khi chuyển sang Tòa án cũng cần tham khảo thêm kinh nghiệm nước ngoài, xem nên tổ chức thế nào để vừa có hiệu lực, hiệu quả, vừa phù hợp với đặc điểm của nước ta.

Kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua hiệu quả nhất là hòa giải, không chỉ chú trọng hòa giải khi phát sinh tranh chấp, mà khi GQKN tiếp tục hòa giải cũng đạt nhiều kết quả, và cả trong trường hợp Tòa án xét xử có nơi hòa giải thành cũng đạt tỷ lệ cao; hòa giải thành càng nhiều càng tốt vì giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo sự ổn định, còn phải tăng cường sự đoàn kết giữa Nhà nước với dân, trong nội bộ công dân, giữa dân với dân và trong thân tộc.

Do đó, khi phát sinh khiếu nại quyết định hành chính của UBND cấp tỉnh, cần có bước hòa giải tiếp theo, nhưng ở một trình độ tổ chức cao hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022