Năng Lực, Trình Độ, Ý Thức Trách Nhiệm Của Người Có Thẩm Quyền Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai

khu công nghiệp... Bởi vì, các quy định của pháp luật nêu trên có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người dân về đất đai. Chẳng hạn, khi Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế ở một địa phương nào đó thông qua việc cho phép mở khu công nghiệp, chắc chắn người dân ở khu công nghiệp đó sẽ bị thu hồi đất, do đó nếu chính sách đền bù không hợp lý sẽ dẫn đến khiếu nại; cơ quan có thẩm quyền GQKN buộc phải xem xét để áp dụng pháp luật cho phù hợp và hiệu quả trong quá trình GQKN...

1.2.3.2. Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại về đất đai

Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền GQKN về đất đai là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất, quyết định chất lượng và hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai. Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm là biểu hiện cụ thể của tâm, tầm, tài của người có thẩm quyền khi thực hiện chức năng GQKN về đất đai được giao. Vì người có thẩm quyền khi GQKN không nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình công tác mà nhân danh Nhà nước để kiểm tra, xác minh, ra quyết định GQKN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước. Xét về nhân cách của cán bộ, công chức cho thấy người có thẩm quyền GQKN, ngoài các tiêu chuẩn quy định trong pháp luật về cán bộ, công chức, còn phải có năng lực xem xét, đánh giá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải quyết; đồng thời phải có ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; hiểu rò pháp luật để áp dụng giải quyết khiếu nại trên tinh thần tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nói cách khác, người có thẩm quyền GQKN không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là người có tâm, có đức.

Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là đòi hỏi đầu tiên của người người có thẩm quyền GQKN, nó được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua tính liêm khiết, trung thực, ngay thẳng; bằng sự mẫu mực và biết bảo vệ lẽ phải. Những người có thẩm quyền GQKN có được "cái Đức"

này, sẽ là người thực thi nhiệm vụ GQKN có hiệu quả. Ngược lại, nếu người có thẩm quyền GQKN là con người vị kỷ, nhỏ nhen, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, hối lộ… thì cho dù có kỹ năng nghề nghiệp giỏi đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ làm cho kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai kém hiệu quả, thậm chí bao che cho các sai phạm để hưởng lợi.

Đi đôi với Đức, người có thẩm quyền GQKN phải có Tài thì mới thu phục được nhân tâm. Tài của người có thẩm quyền GQKN là kỹ năng nghề nghiệp được bộc lộ rò nét thông qua việc kiểm tra, xác minh quyết định GQKN về đất đai chính xác, công tâm. Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, nhuần nhuyễn trong việc tìm và lựa chọn các quy phạm pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình huống phức tạp là cơ sở đạo đức của người có thẩm quyền GQKN về đất đai.

Đức và tài là những nhân tố tạo thành nhân cách của người GQKN, có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc GQKN về đất đai.

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn tình trạng trình độ, năng lực của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của đời sống xã hội. Như trên đã phân tích, do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi qua từng thời kỳ, nên hệ thống các văn bản pháp luật đất đai thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách đất đai của Nhà nước. Các văn bản pháp luật phải thay đổi, bổ sung từ nhiều cơ quan khác nhau, từ Trung ương đến địa phương nên người có thẩm quyền GQKN nếu không cố gắng sẽ rất khó cập nhật kịp thời sự thay đổi này. Mặt khác, năng lực, trình độ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu và yếu, không đồng đều. Thậm chí có tình trạng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên nên chưa nắm bắt kịp những thay đổi liên tục của các quy phạm pháp luật về đất đai. Do đó, tất yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất

đai.

1.2.3.3. Sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai là quyền dân sự, chính trị cơ bản của công dân. Nếu cá nhân, tổ chức (gọi chung là người khiếu nại) có hiểu biết đúng về pháp luật thì không những họ có thể tự thực hiện được quyền khiếu nại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền GQKN hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, nếu người khiếu nại không hiểu biết đầy đủ về pháp luật thì không những không biết cách để thực hiện quyền khiếu nại mà còn gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai. Thậm chí có trường hợp bị lợi dụng, lôi kéo tham gia khiếu kiện đông người gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

Hiện nay, nhận thức của người dân về pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại về đất đai nói riêng, đặc biệt là pháp luật về sở hữu đất đai chưa đồng đều; bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã "ăn sâu, bám rễ" trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng; thậm chí khi bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng cũng gặp cản trở lớn và dễ dẫn đến khiếu kiện.


1.3. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG - KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn số 4360/UB-PC do Phó chủ tịch Nguyễn Văn Đua ký về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo Luật đất đai 2003 trong khi chờ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, theo đó hướng dẫn cụ thể về:

- Trình tự, thủ tục xin giải quyết tranh chấp đất đai

Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết lần đầu đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, giữa tổ chức (kể cả các doanh nghiệp)… khi Chủ tịch UBND phường, xã hòa giải không thành. Chủ tịch UBND thành phố giải quyết tranh chấp cuối cùng trong trường hợp các bên tranh chấp có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND quận, huyện (đơn này đương sự phải nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hiệu 30 ngày kể từ ngày có quyết định lần đầu). Khi không đồng ý với quyết định của UBND thành phố, đương sự có quyền gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 ngày. Chủ tịch UBND thành phố giải quyết tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau… Đơn tranh chấp do Sở Tài nguyên và Môi trường thụ lý, tham mưu trình UBND thành phố. Thời hạn giải quyết tranh chấp là 0 ngày.

- Thẩm quyền GQKN

Chủ tịch UBND quận, huyện GQKN đối với đơn khiếu nại quyết định

hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND quận, huyện và cán bộ, công chức thuộc quyền về quản lý đất đai do quận, huyện quản lý. Giám đốc sở giải quyết đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Giám đốc sở và của cán bộ, công chức do mình quản lý. Đối với khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại thì giao cho Chánh thanh tra sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị Giám đốc sở xem xét giải quyết.

Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định GQKN cuối cùng đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND quận, huyện hoặc Giám đốc sở, đồng thời giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND thành phố. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố xem xét, giải quyết các khiếu nại nêu trên.

- Đối với đơn, hồ sơ tranh chấp trước 01-7-2004

Đối với đơn, hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND quận, huyện: Nếu nơi đây chưa ban hành quyết định giải quyết tranh chấp thì tiếp tục thụ lý, giải quyết theo quy định nêu trên. Trường hợp đã giải quyết tranh chấp nhưng chưa ban hành quyết định GQKN thì điều chỉnh lại thời hiệu và hướng dẫn đương sự gửi đơn theo trình tự nêu trên. Đối với đơn, hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường đang thụ lý mà UBND thành phố đã ban hành quyết định giải quyết tranh chấp thì Sở báo cáo, đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp.

Việc có hướng dẫn cụ thể như trên sẽ tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền GQKN theo quy định có cơ sở để xem xét áp dụng pháp luật trong quá trình GQKN về đất đai vừa đảm bảo tuân thủ luật định vừa nâng cao hiệu quả

GQKN về đất đai, góp phần hạn chế tình trạng giải quyết sai thẩm quyền, tình trạng gửi đơn vượt cấp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng hiện đang được ghi nhận là một trong những nơi khởi đầu các sáng kiến và thử nghiệm quan trọng các chính sách kinh tế của Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là việc Đà Nẵng đưa ra các sáng kiến và thực hiện những thử nghiệm đổi mới trong quản lý đô thị, cải thiện môi trường đầu tư... Đà Nẵng liên tục nằm trong nhóm đứng đầu bảng xếp hạng nhóm có chất lượng điều hành quản lý hành chính công. Đặc biệt, Đà Nẵng được đánh giá cao về tính năng động của lãnh đạo chính quyền, chất lượng lao động tốt, tính minh bạch, chi phí gia nhập thị trường thấp... Đây là những chỉ số rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương. Quan sát những bước đi, những sáng kiến, những đột phá của Đà Nẵng, các nhà quản lý rất hy vọng thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục sung sức với tư cách là một nơi thử nghiệm, nơi sáng tạo những mô hình đổi mới quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam; tiếp tục tạo nên động lực cải cách cho cả nước, đặc biệt là trong cải cách hành chính công.

Một trong những thành tựu nổi bật của Đà Nẵng là thành tựu trong quản lý nhà nước về đất đai trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai.

Theo báo cáo về kết quả sơ bộ của cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong GQKNTC của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai đang được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành trong cả nước cho thấy Đà Nẵng là một trường hợp "cá biệt". Vì cùng thời gian thực thi Luật đất đai 2003 như các tỉnh, thành khác, Đà Nẵng đã ban hành khoảng

156.000 quyết định hành chính về đất đai, gần 94.000 hộ dân phải di dời để thực hiện các dự án. Nhưng các cấp thẩm quyền của Đà Nẵng chỉ phải ban hành hơn 400 quyết định GQKNTC (so với Đồng Nai tiếp nhận gần 9.200

đơn khiếu nại, tố cáo; Bắc Ninh hơn .300 đơn; Thanh Hoá gần 4.400 vụ khiếu kiện; Sóc Trăng gần 12.500 vụ khiếu nại...).

Có được điểm sáng "cá biệt" là do Đà Nẵng đã có những kinh nghiệm tốt với nhiều sáng tạo trong hoạt động áp dụng pháp luật trong quản lý đất đai trong đó có hoạt động GQKN về đất đai, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đà Nẵng rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Vì hầu như tất cả địa phương đều khẳng định nguyên nhân số một dẫn đến tình trạng khiếu kiện vẫn là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân nảy sinh khiếu nại ngay từ các hoạt động ban đầu của trình tự áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai, cụ thể: Lãnh đạo thành phố sẵn sàng đối thoại và giải quyết kịp thời những vướng mắc của dân liên quan đến chính sách, quá trình thực hiện đền bù, giải tỏa; từ nhiều năm nay chính quyền Đà Nẵng tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 100 các dự án chứ không để nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân. Vì lãnh đạo Đà Nẵng cho rằng nếu để các nhà đầu tư tự thỏa thuận thì mỗi nhà đầu tư sẽ làm một phách, không ai giống ai, người dân sẽ có sự so bì và nảy sinh khiếu kiện.

Thứ ba, Đà Nẵng thực hiện tốt công tác dân vận vì luôn đặt lợi ích người dân lên hàng đầu. Thực tế những năm qua cho thấy, để làm tốt công đền bù cho dân, Đà Nẵng đã tiến hành các biện pháp "khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng" với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đồng thời tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều khu dân cư, chung cư để hỗ trợ người dân trong tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân được giải tỏa đều có đất làm nhà để ở bằng hình thức hoán đổi đất có giá trị tương đương, tùy theo diện tích đất bị thu hồi, số nhân khẩu trong gia đình bị thu hồi. Trường hợp đất ít nhưng hộ bị giải tỏa có số nhân khẩu nhiều thì được cấp thêm nhà chung cư.

Thứ tư, chính là sự đồng thuận từ trong nội bộ Đảng, sự đồng thuận giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân. Nhưng quan trọng nhất là Đảng và chính quyền làm việc gì cũng phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết.

Thứ năm, một trong những nguyên nhân khiến thành phố Đà Nẵng hạn chế được mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt không phát sinh khiếu kiện đông người, là do Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố luôn coi công tác tiếp công dân và GQKNTC là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Trước khi tiến hành một dự án, lãnh đạo cao nhất của thành phố đều trực tiếp xuống địa phương để thông báo về chủ trương của thành phố, tiếp xúc và lắng nghe các kiến nghị của người dân để có những quyết sách phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đây là bài học thành công của Đà Nẵng trong công cuộc chỉnh trang đô thị với sự di dời, giải toả, bố trí tái định cư cho hơn 90 nghìn hộ dân mà không để xảy ra điểm nóng về khiếu nại tố cáo về lĩnh vực đất đai.

Thứ sáu, Đà Nẵng đã kịp thời giải quyết dứt điểm vấn đề khi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Thành phố cũng đã tiếp nhận và xử lý kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, còn bất cập, chưa đồng bộ; các quy định của Nhà nước về đền bù, tái định cư, hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất còn có những điểm chưa hợp lý; giá đất, giá đền bù không theo kịp với tình hình thực tế... Hầu hết các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp, các ngành xử lý, giải quyết dứt điểm, nhiều vụ việc được giải quyết ngay tại cơ sở khi vừa phát sinh.

Thứ bảy, Đà Nẵng cũng chú trọng từng bước hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai, tạo hành lang pháp lý để triển khai công việc hiệu quả, hạn chế tối đa việc nảy sinh khiếu nại, tố cáo.

Sự thành công và những bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng trong công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022