Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn

nhiều năm, thậm chí còn lầm thủ tục hợp thức hoá số đất lấn chiếm trỏi phép, nhiềuựng nhà kiên cố mà không bị xử lý dứt điểm.

- Một số tổ chức trước đây được giao đất và cho thuê đất với số lượng lớn nhưng sử dụng không hiệu quả nên trốn tránh việc nộp tiền thuê đất, thậm chí có nơi, có đơn vị còn tự chuyển đổi dưới nhiều hình thức, vi phạm Luật đất đai dẫn đến khiếu kiện của tập thể Cán bộ công nhân viên khi ăn chia không đồng đều lợi nhuận từ đất.


2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được

Thứ nhất, UBND thành phố Hà Nội đã chú trọng thực hiện công tác ban hành văn bản quy phạm tạo cơ sở cho việc GQKN về đất đai.

Từ kết quả GQKN về đất đai cho thấy, trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính, mặc dù tình hình khiếu nại, tố cáo tăng thêm, việc GQKNTC còn có những khó khăn do việc áp dụng, vận dụng các chính sách pháp luật trên toàn địa bàn thành phố trước khi hợp nhất có những điểm khác nhau nhưng các cấp, các ngành trên toàn thành phố đã nghiêm túc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 35-Ctr/TU ngày 13/6/2008 của Thành ủy và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 03/9/2008 của UBND thành phố. Đã ban hành 50 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và 7.059 các quyết định hành chính về đất đai.

Thứ hai, UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm thực hiện công tác tiếp công dân theo luật định.

Hàng tháng, Lãnh đạo UBND thành phố đã bố trí lịch và tổ chức tiếp

công dân định kỳ, vì vậy công tác tiếp công dân và GQKNTC của công dân được quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, ngày càng đi vào nề nếp, tạo được chuyển biến tốt từ cơ sở đến thành phố. UBND thành phố đã chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp công dân và GQKNTC cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; xây dựng Đề án Ban tiếp dân của UBND thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Thứ ba, UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Lãnh đạo thành phố đã tập trung chỉ đạo, tăng cường thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đề ra nhiều giải pháp cho việc GQKNTC nên tỷ lệ và chất lượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở các cấp đạt hơn 86 . Nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, các vụ khiếu nại đông người ở các địa phương có dự án thu hồi đất, cải tạo chợ được giải quyết cơ bản góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 10

Nhiều quận, huyện và sở, ngành đã nhận thức tốt hơn, tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật khiếu nại, tố cáo; đã tổ chức đối thoại với công dân trong GQKN lần đầu, ban hành quyết định GQKN, tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát, đôn đốc tổ chức thực hiện các quyết định GQKN có hiệu lực pháp luật.

Thứ tư, UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của người dân, từ đó người dân hiểu được và chấp hành quyết định GQKN.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

* Hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai còn nhiều bất cập

- Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rò ràng, cụ thể hoặc

có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng trong áp dụng pháp luật (chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở, quy định về GQKNTC, tranh chấp đất đai).

- Pháp luật về đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.

Chính sách pháp luật về đất đai của nước ta còn thiếu đồng bộ và tính ổn định. Năm 1993, ban hành Luật đất đai, đến năm 1998, Nhà nước ta ban hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai và năm 2001 chúng ta lại tiếp tục sửa đổi bổ sung Luật đất đai. Sau 10 năm kể từ khi có Luật đất đai 1993, Nhà nước ta lại ban hành Luật đất đai 2003 mới (có hiệu lực từ 1/ /2004).

- Giữa Luật khiếu nại và Luật đất đai còn nhiều mâu thuẫn trong các quy định liên quan đến GQKN về đất đai.

Một là, mâu thuẫn trong quy định về thời hiệu, thời hạn khiếu nại.

Nếu như Luật đất đai quy định thời hiệu khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chỉ là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì Luật khiếu nại lại kéo dài thời hiệu lên 90 ngày.

Chính điểm không thống nhất giữa hai văn bản luật này đã khiến không ít người dân gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền công dân của mình. Trong khi những vụ việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm khoảng 0 tổng số vụ khiếu nại, người dân sẽ rất khó xác định được thời hiệu là 30 ngày hay 90 ngày, quyền và lợi ích của họ sẽ do luật nào điều chỉnh? Dễ thấy, không phải bất cứ người nào cũng hiểu hết quy định về khiếu nại cũng như xác định được quyền lợi của mình, sự không thống nhất giữa các văn bản sẽ khiến những người không hiểu luật càng thấy rắc rối, phức tạp hơn.

Thời hiệu khiếu nại kéo dài sẽ phần nào bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình. Bởi thời gian tìm hiểu và phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính có đúng hay không sẽ mất nhiều thời gian. Do vậy, quy định về thời hiệu là 90 ngày sẽ hợp lý hơn cả, giúp người dân xác định rò cũng như cân nhắc kỹ khi khiếu nại, góp phần làm giảm bớt tình trạng khiếu nại "bừa" khiến nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn bị đưa ra xem xét, gây mất nhiều thời gian cho chủ thể có thẩm quyền trong quá trình giải quyết.

Hai là, mâu thuẫn trong quy định về trình tự, thủ tục GQKN.

Một trong những quy định bảo đảm quyền cơ bản của người khiếu nại là trong trường hợp hết thời hạn GQKN lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định GQKN lần đầu mà không đồng ý sẽ có quyền khiếu nại lần tiếp theo đến người có thẩm quyền để giải quyết. Trong khi đó, trình tự GQKN lần tiếp theo giữa hai văn bản pháp luật này có nhiều điểm mâu thuẫn.

Theo Luật đất đai 2003, trong trường hợp không đồng ý với quyết định GQKN lần đầu, người khiếu nại có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi đó, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là quyết định cuối cùng. Điểm mâu thuẫn là ở chỗ nếu theo quy định của Luật đất đai, trường hợp khiếu nại lần sau, người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó sẽ không được khởi kiện vụ án hành chính, bởi quyết định GQKN đó đã là quyết định cuối cùng.

Trong khi, Luật khiếu nại 2011 tại Điều 42 quy định rất cụ thể: Nếu hết thời hạn GQKN của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định GQKN lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Hơn nữa, thuật ngữ "khiếu nại lần hai" để chỉ lần khiếu nại tiếp theo không

được Luật đất đai 2003 sử dụng nhưng lại được đề cập tới trong Luật khiếu nại.

Bên cạnh đó, mỗi luật lại có những quy định rất khác từ khái niệm tới trình tự, thủ tục GQKN. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người đi khiếu nại khi không xác định được sau khi thực hiện khiếu nại lần hai, có được phép khởi kiện vụ án hành chính hay không mà còn khiến cơ quan có thẩm quyền giải quyết lúng túng, bị động trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Mỗi luật quy định một kiểu vô hình trung đã trực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của cả người đi khiếu nại và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền GQKN.

Ba là, mâu thuẫn về phạm vi khiếu nại.

Luật đất đai năm 2003 không quy định những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại thì được giải quyết theo Luật khiếu nại, tố cáo; nhưng Nghị định số 181/2004/NĐ-CP lại hướng dẫn quy định chỉ có 04 nhóm quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại thì giải quyết theo Luật đất đai, còn các khiếu nại khác về quản lý đất đai thì giải quyết theo luật tố cáo [4].

Giữa Luật khiếu nại, tố cáo với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 cũng chứa nhiều mâu thuẫn. Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định GQKN của cơ quan hành chính thì có quyền khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 chỉ giới hạn thẩm quyền thụ lý của Tòa án đối với 22 vụ việc, không có một số vụ việc liên quan đến đất đai [37].

Bốn là, quy định của pháp luật về thẩm quyền GQKN thuộc về cơ quan hành chính chưa đảm bảo tính khách quan

Theo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 thì cơ quan hành chính là bên bị khiếu nại đồng thời cũng là người GQKN, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc giải quyết thiếu khách quan, không công bằng, nhiều vụ việc kép dài, khiếu

nại vượt cấp.

Theo giới luật học, còn một số hạn chế của cơ chế hành chính hiện

nay là:

- Sự xác định không rò ràng về thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết.

Hiện nay chúng ta có rất nhiều cơ quan giải quyết việc khiếu nại hành chính các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý theo ngành, cơ quan, thanh tra và Tòa án nhân dân. Hệ quả là: Công dân không biết gửi khiếu nại cơ quan nào thì đúng và được giải quyết và đâu mới là quyết định cuối cùng. Trong khi các cơ quan không biết giới hạn thẩm quyền của mình đến đâu, cho dù các cơ quan đều phải dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc chồng chéo trong giải quyết các khiếu kiện là khó tránh.

Bên cạnh đó, "bạt ngàn" các cơ quan có trách nhiệm giám sát như đại biểu Quốc hội, thanh tra, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, báo chí nhưng hiệu quả chưa cao, đa phần chỉ làm nhiệm vụ nhận đơn rồi… chuyển đơn. Vì thực tế, để giải quyết được một vụ việc cần thu thập đầy đủ hồ sơ giấy tờ, chứ không đơn giản.

- Trình tự thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính chưa phù hợp. Cụ thể, trình tự GQKN tại các cơ quan hành chính bị "tố tụng hóa " ở các khâu: nhận đơn, thụ lý, thẩm tra và ra quyết định, thời hạn, thời hiệu... trong khi không ít các vụ việc hành chính, chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là người vi phạm, đặc biệt về thời hạn, thời hiệu. Hoặc rơi vào tình trạng, trình tự tố tụng hành chính bị "dân sự hóa " không phù hợp với đối tượng xét xử là quyết định, hành vi của cơ quan công quyền và cán bộ, công chức nhà nước. Hậu quả là Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc xét xử một vụ án hành chính, nhất là việc thẩm tra xác minh vụ việc. Bản chất của hoạt động tài phán hành chính là việc giải quyết tranh chấp giữa công dân và

cơ quan công quyền về một vấn đề pháp luật. "Bị đơn" trong các vụ việc hành chính là đại diện cơ quan công quyền (quyền lực hành chính) khác với bị đơn trong các vụ án hình sự hay bị đơn trong các vụ việc kinh tế, dân sự; do đó đòi hỏi phải có một cơ quan độc lập, với phương thức giải quyết riêng.

Mặt khác, quy trình khiếu nại vụ việc hành chính hiện hành của Việt Nam hiện nay là: Sau khi nhận được trả lời của cơ quan có thẩm quyền - chính là cơ quan bị khiếu nại, người dân chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường: Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện ra tòa. Nếu người khiếu nại tiếp tục khiếu nại thì CQHCNN cấp trên - là cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết cuối cùng và người khiếu nại không thể kiện ra tòa. (Nếu áp dụng cách này thì không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi trong các cam kết của Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì, trong mọi trường hợp người khiếu nại phải được xét xử bởi Tòa án tư pháp. Chỉ cơ quan này mới có phán quyết cuối cùng đối với tranh chấp đó).

* Thiếu nguồn lực cho việc thực hiện giải quyết khiếu nại có hiệu quả

Công tác GQKNTC là một trong những công việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở nhiều địa phương còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm.

Mặt khác, một số vụ việc có sự can thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền làm cho việc giải quyết thêm phức tạp.

- Hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính…) lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết.

- Điều kiện vật chất còn thiếu nên trong một số trường hợp khi đưa ra phương án GQKN gặp khó khăn.

- Việc thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg chậm là do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất; việc tuyển chọn, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân

khó khăn (vì chưa có cơ chế đặc thù để thu hút).

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác ban hành văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được sâu rộng và hiệu quả. Đặc biệt, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Phần lớn các khiếu nại về giải phóng mặt bằng đều liên quan đến giá đất, nguồn gốc đất bố trí tái định cư.

Thứ hai, nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong GQKNTC của một bộ phận cán bộ còn yếu. Một số nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết. Sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền cấp cơ sở còn yếu và chưa chặt chẽ, có nơi chưa làm đúng theo các trình tự, thủ tục quy định của pháp luật... Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn bị động, thiếu chặt chẽ, trách nhiệm trong GQKNTC có trường hợp không rò ràng. Trong một số vụ việc, các cơ quan Trung ương, địa phương khi xem xét, đưa ra ý kiến thiếu sự nhất quán, công dân dựa vào các ý kiến khác nhau để khiếu kiện gay gắt, kéo dài; tình trạng chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo lòng vòng giữa các cơ quan cũng là nguyên nhân để công dân khiếu kiện kéo dài.

Thứ ba, nội dung giải quyết của các cấp chưa thống nhất. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ. Việc tổ chức thi hành các quyết định GQKN đã có hiệu lực pháp luật còn yếu.

Thứ tư, sự kiểm tra, đôn đốc của thủ trưởng cấp trên với cấp dưới chưa tích cực, còn nể nang, thiếu sự phê bình nghiêm khắc khi cấp dưới chưa thực hiện tốt.

Thứ năm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, GQKNTC của chính quyền các cấp ở một số nơi còn thiết quyết liệt. Trong nhiều trường hợp còn có tâm lý ngại va chạm, né tránh, có

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí