Nhu Cầu Và Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai

- Qua công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đã thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, hàng nghìn ha đất, đem lại quyền lợi chính đáng cho các tổ chức, cá nhân một số lượng đất đai đã bị chiếm dụng, lấn chiếm; kỷ luật hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự nhiều cá nhân có vi phạm pháp luật.

- Cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư ngày càng có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật, có nhiệt huyết, phương pháp làm việc với công dân ngày càng uyển chuyển, mềm dẻo đã góp phần vào việc giáo dục pháp luật cho công dân, củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, cơ quan nhà nước.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã quan tâm nhiều hơn đến công tác giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp, ngành, đồng thời có nhiều biện pháp cụ thể tích cực, tập trung lực lượng thực hiện quyết liệt để tổ chức tốt việc tiếp công dân, nhận đơn khiếu nại, giải quyết và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong giải quyết ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc đã có những tiến bộ, đã hạn chế và giảm được số vụ việc khiếu nại tập trung đông người lên các cơ quan nhà nước cấp trên; khi có khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương, tỉnh, việc phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng kịp thời, hiệu quả hơn.

- Đối với những vụ việc phức tạp, đông người, tồn đọng kéo dài, một cấp, ngành đã thực hiện những biện pháp, giải pháp phù hợp trước khi ban hành quyết định thành lập và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn, do đó tạo được sự đồng thuận khi kết luận, giải quyết vụ việc.

* Những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai:

- Một số cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện, xã còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại của công dân, do vậy việc chỉ đạo giải quyết thiếu thống nhất, tập trung, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng

trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, chưa gắn việc giải quyết với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, do vậy nhiều vụ việc mới phát sinh nhưng không được giải quyết kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân.

- Một số Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện, xã chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu nại đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu nại, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu nại mới phức tạp hơn.

- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu nại mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật và người dân tiếp tục khiếu nại.

- Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu nại, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước thẩm tra, xác minh, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách, nhưng đội ngũ cán bộ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này, dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều; không ít thủ trưởng cơ quan hành chính đùn đẩy, né tránh việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại.

- Việc áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp còn có tình trạng tùy tiện, nhất là cấp huyện và cấp xã. Nhiều quy định của Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung những nhiều nơi vẫn chưa áp dụng vào thực tế mà vẫn sử dụng các quy định pháp luật cũ. Điều này đã làm cho người dân địa phương không tin vào quyết định hành chính của chính quyền cơ sở mà luôn mong có sự phán quyết của tỉnh, trung ương. Hoạt động tổ chức tiếp dân để giải quyết khiếu nại mang nặng tính hình thức, mà chưa được chính quyền các cấp quan tâm xem xét và giải quyết một cách thỏa đáng, trong khi trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lại thiếu công khai, không khách quan và không mang tính dân chủ đã làm cho người dân bất bình và thiếu tin tưởng vào việc giải quyết khiếu nại của các cấp chính quyền địa phương.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh Nghệ An - 11

- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các khiếu nại về đất đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra chủ trì, có nơi giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng túng trong việc xác định trách nhiệm tham mưu giải quyết.

- Nhiều công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân còn yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng thời, cách giải quyết khiếu nại ở cấp huyện, xã còn quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định; chưa chú ý xem xét đến tính lịch sử của các vấn đề gây khiếu nại. Quá trình thẩm tra, xác minh để giải quyết của các cấp, các ngành nhiều trường hợp còn đơn giản, chưa đi sâu, tìm hiểu kỹ các tài liệu trong hồ sơ, chưa phân tích kỹ

để xác định đúng chứng cứ nên việc phân tích đôi khi thiếu khách quan, một chiều (có vụ việc xảy ra không phức tạp, nhưng cách giải quyết ban đầu của chính quyền cơ sở chưa chính xác hoặc né tránh, đùn đẩy, làm phức tạp, dẫn đến kéo dài). Một số công chức yếu kém về phẩm chất đạo đức, chấp hành các quy định về giải quyết khiếu nại chưa nghiêm, việc thực thi nhiệm vụ chưa tốt, xử lý công việc chưa minh bạch, có những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại.

- Việc tiếp công dân còn bị coi nhẹ và chưa được tổ chức tốt, cán bộ tiếp dân chưa am hiểu pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp dân và thậm chí còn rất vô cảm trước bức xúc của dân, giải quyết sự việc chưa thấu tình, đạt lý; không phổ biến, hướng dân người dân khiếu nại đúng quy định của pháp luật; chỉ nhận đơn thư rồi "để đó", dẫn đến tình trạng người dân khiếu nại vượt cấp.

- Một số cấp, ngành vẫn tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại đã hết thời hiệu hoặc đã quá thời hạn khiếu nại. Tình trạng vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại xảy ra khá phổ biến, nhất là các vụ việc khiếu nại phức tạp, thời hạn giải quyết hàng năm, thậm chí có vụ việc kéo dài đến hàng chục năm.

- Hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết cũng còn rất hạn chế. Nhiều vụ phải qua một quá trình giải quyết lâu dài mới có được quyết định giải quyết, nhưng khi cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện lại không chấp hành, làm cho việc giải quyết khiếu nại ít mang lại hiệu quả. Các biện pháp chế tài để triển khai thực hiện các kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa đủ mạnh, làm cho kết luận, quyết định giải quyết chưa được thực hiện nghiêm.

- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng. Một số cấp, ngành trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ

chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải quyết của các cơ quan cấp tỉnh.

- Một số Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã giải quyết khiếu nại lần đầu chưa bảo đảm về trình tự, thủ tục. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo… để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai. Nội dung nhiều quyết định giải quyết khiếu nại còn có vi phạm pháp luật như: không kết luận nội dung khiếu nại đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ; không ghi rõ điều luật cụ thể làm căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; không nêu rõ quyền được khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc quyền được khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án...

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại đôi khi còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Một số vụ việc giải quyết còn đơn giản, chủ quan, thiếu thực tế; vận dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đôi lúc chưa thống nhất.Việc giải quyết đơn thư khiếu nại còn mang nặng về mệnh lệnh hành chính, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý.

- Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng dân cư chưa thường xuyên nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn mơ hồ.

* Nguyên nhân tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai:

- Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản

đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Do các biến động của lịch sử và ý thức người dân chưa cao nên khâu lưu giữ tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của cá nhân, tổ chức chưa tốt nên khi có khiếu nại họ không đủ chứng cứ chứng minh và vì vậy, không đủ cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Tính chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, cùng nhiều điểm có xung đột trong toàn hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai. Riêng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Về tính thống nhất của các quy định pháp luật về các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành có sự khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật như vậy đó dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước là mô hình hợp lý, song tựu chung vẫn là hoạt động kiểm tra trong cùng hệ thống, nên đã tạo ra nhiều khả năng thiếu khách quan. Trong khi đó, pháp luật quy định cấp trên thụ lý giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi để quá thời hạn, đã dẫn tới tình trạng sợ va chạm, khó khăn của cấp dưới đối với cấp trên cũng làm cho tình trạng giải quyết khiếu nại chậm lại, quyền lợi của người dân không được đáp ứng.

- Biên chế lực lượng làm công tác giải quyết khiếu nại có hạn nên không thể giải quyết tất cả các vụ việc theo thời hạn luật định, do đó vẫn còn những vụ việc tồn đọng, kéo dài. Cán bộ giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc hệ thống các cấp hành chính là những người không chuyên, được đào tạo

pháp luật chưa kỹ và còn thiếu kinh nghiệm, quyền hạn trong việc thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ còn hạn hẹp; trong khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai rất phức tạp. Công tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, đối với cấp huyện, xã là nơi trực tiếp với người dân thì trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.

- Nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần, nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo bám, khiếu nại và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Một số đối tượng đi khiếu nại có hành vi vượt quá giới hạn, vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và tình trạng người khiếu nại gửi đơn tràn lan, vượt cấp đến nơi không có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


3.1. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

3.1.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ các khiếu nại về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tình hình chính trị, xã hội và kinh tế. Nếu tình hình chính trị - xã hội không ổn định sẽ không tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế.

a) Về phương diện chính trị

Các khiếu nại về đất đai được giải quyết triệt để sẽ đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội, ổn định về mặt tâm lý cho người dân để họ yên tâm làm ăn, sinh sống, đem lại lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước (đối với các khiếu kiện tập thể đông người, lâu ngày còn có ý nghĩa ngăn ngừa tình huống phát sinh "điểm nóng" chính trị xã hội - hiện tượng vốn rất nhạy cảm hiện nay). Trên thực tế, nhiều trường hợp khiếu nại về đất đai phát sinh, giải quyết khiếu nại kéo dài khiến cho nhiều người dân khiếu nại vượt cấp, khiếu nại tập thể đến các cơ quan tỉnh, Trung ương, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

b) Về phương diện xã hội

Các khiếu nại về đất đai được giải quyết có hiệu quả sẽ đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, thông qua đó tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai. Từ đó phát huy tinh thần đoàn

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí