- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Chủ tịch UBND cấp huyện
Tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cưnhau
Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức hòa giải
Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức hòa giải
Sơ đồ về giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai như sau:
Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp cấp huyện
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ về giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
1.3.3. Phân biệt khiếu nại, giải quyết khiếu nại với tranh chấp, giải quyết tranh chấp về đất đai
Từ những khái niệm cơ bản về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai, chúng ta thấy rõ đây là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. "Khiếu nại" được quy định và điều chỉnh tại Luật Khiếu nại, tố cáo, còn "tranh chấp đất đai" lại được quy định và điều chỉnh tại Luật Đất đai (Luật Đất đai cũng có quy định về khiếu nại nhưng ở phạm vi hẹp là "khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai" - Điều 138, Luật Đất đai 2003). Rõ ràng đây là 2 vấn đề do 2 Luật khác nhau điều chỉnh, thiết tưởng như thế không thể nhầm lẫn (trong Luật Khiếu nại, tố cáo hoàn toàn không có khái niệm "tranh chấp đất đai", còn dấu hiệu để nhận biết về khiếu nại là "quyết định hành chính" và "hành vi hành chính" thì hoàn toàn không có trong tranh chấp đất đai), song thực tế lại không như vậy.
Những năm vừa qua, việc nhầm lẫn 2 vấn đề này trong quá trình giải quyết tại địa phương là khá phổ biến. Có rất nhiều vụ việc tranh chấp đất đai được người giải quyết cho là "khiếu nại" nhưng sau đó người ta thêm từ "đòi đất" hay "tranh chấp đất đai" để thành cụm từ không rõ ràng và chưa hề có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước ta quy định (như: "khiếu nại đòi đất", "khiếu nại tranh chấp đất đai", "khiếu nại đòi đất cũ", "khiếu nại đòi đất tập đoàn"...).Vì coi "tranh chấp" là "khiếu nại" nên trong quá trình giải quyết, nhiều nơi không tuân theo quy định của Luật Đất đai (Điều 135 và 136) mà lại vận dụng Luật Khiếu nại, tố cáo để giải quyết. Điều đó là sai vì trình tự, thẩm quyền giải quyết khác nhau, thời hạn, thời hiệu cũng khác nhau.
Ví dụ về một số vụ việc các cơ quan hành chính nhầm lẫn, xác định không đúng:
- Ông Đường Quang, nhà số 167, đường Nguyễn Du, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An phản ánh việc ông Trần Văn Yến, nhà số 1, ngõ số 1, đường
Nguyễn Du, thành phố Vinh lấn chiếm khoảng 30m2 đất (chiều dài 6,3m2 x chiều rộng 3,5m2) của gia đình ông.
Ngày 03/10/2002, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh đã có Quyết định số 1802/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Đường Quang, nhà số 167, đường Nguyễn Du, thành phố Vinh; trong đó đã kết luận, giải quyết như sau:
- Việc ông Đường Quang khiếu nại hộ ông Trần Văn Yến lấn chiếm đất của hộ gia đình ông là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.
- Giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hộ ông Trần Văn Yên và hộ ông Đường Quang trên cơ sở ranh giới ổn định là mương thoát nước của phường. Các hộ tiếp tục được sử dụng phần diện tích theo hiện trạng sử dụng.
- Giao Ủy ban nhân dân phường Trung Đô hướng dẫn các hộ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và yêu cầu gia đình ông Trần Văn Yến sử dụng, xử lý công trình vệ sinh đảm bảo đúng theo quy định về vệ sinh môi trường, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình liền kề.
Như vậy, đây rõ ràng là vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa ông Đường Quang với ông Trần Văn Yến. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh lại xác định là vụ việc khiếu nại. Do đó, đã giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục khiếu nại. Để khắc phục tồn tại trên, Ủy ban nhân dân thành phố tỉnh Nghệ An đã hủy bỏ Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 03/10/2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Vinh và giao cho Ủy ban nhân dân phường Trung Đô tổ chức hòa giải và thực hiện giải quyết vụ việc theo quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Ông Võ Hữu Sáu và ông Đinh Văn Hạnh, trú tại xóm 4, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An tranh chấp thửa đất số 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 tại xã Nhân Sơn gia đình ông Đinh Văn Hạnh đang sử dụng.
Ngày 08/11/2007, Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương đã có Quyết định số 1180/QĐ-UBND.TTr về việc giải quyết khiếu nại của ông Võ Hữu Sáu, công dân xóm 4, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương; trong đó có nội dung giải quyết như sau: 1. Thửa đất số 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 tại xã Nhân Sơn thuộc quyền sử dụng đất của ông Đinh Văn Hạnh là hoàn toàn hợp pháp, bởi vì:
- Ông Đinh Văn Hạnh được hợp tác xã nông nghiệp liên minh xã Nhân Sơn giao thửa đất 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 năm 1987 và ông đã sử dụng ổn định, liên tục từ đó cho tới tháng 10 năm 2005 khi xấy ra tranh chấp. Căn cứ vào Điều 50 Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: Những trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã xác nhận phù hợp quy hoạch, thì được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, hộ ông Đinh Văn Hạnh là người sử dụng hợp pháp thửa đất số 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2.
- Thửa đất số 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 hộ ông Đinh Văn Hạnh sử dụng đã được Ủy ban nhân dân xã đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: mã số giấy chứng nhận I 118054. Cho nên việc ông Võ Hữu Sáu khiếu nại cho rằng thửa đất của cha ông là ông Võ Hữu Hợi được quyền sử dụng là không đúng quy định của pháp luật.
Sau khi thẩm tra, xác minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã kết luận như sau:
Thửa đất 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 đang tranh chấp quyền sử dụng giữa ông Võ Hữu Sáu với ông Đinh Văn Hạnh đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 118054 do Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương cấp ngày 15/12/1996. Vì vậy, vụ việc tranh chấp này thuộc thẩm quyền của của cơ quan Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương ban hành Quyết định số 1180/QĐ-UBND.TTr ngày 08/11/2007 có nội dung giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương hủy bỏ nội dung giải quyết tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 164b, tờ bản đồ số 03, diện tích 115 m2 (xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương) giữa ông Võ Hữu Sáu với ông Đinh Văn Hạnh tại Quyết định số 1180/QĐ-UBND.TTr ngày 08/11/2007, do giải quyết vụ việc tranh chấp không đúng thẩm quyền. Hướng dẫn ông Võ Hữu Sáu, xóm 4, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương gửi đơn hoặc trực tiếp Tòa án nhân dân huyện Đô Lương để khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp về quyền sử dụng đất và vụ án hành chính về cưỡng chế.
Như vậy, để phân biệt khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai với tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, chúng ta so sánh sự khác nhau (theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo) qua những đặc điểm cơ bản sau:
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai với tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai
Nội dung phân biệt | Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai | Tranh chấp, giải quyết tranh chấp về đất đai | |
1 | Mối quan hệ chủ thể tham gia quan hệ đất đai | Thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng đất (cá nhân, tổ chức) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý trong lĩnh vực đất đai | Thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất. |
2 | Thẩm quyền giải quyết | - Ủy ban nhân dân cấp xã có | - Ủy ban nhân dân cấp xã |
thẩm quyền giải quyết khiếu nại | không có thẩm quyền giải | ||
về đất đai (trừ khiếu nại các | quyết tranh chấp đất đai, | ||
quyết định hành chính, hành vi | mà chỉ có thẩm quyền hòa | ||
hành chính Điều 162 Nghị định | giải tranh chấp đất đai. | ||
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004). | |||
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại rộng hơn: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh... | - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chỉ có 3 cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên | ||
và Môi trường. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Khiếu Nại Về Đất Đai
- Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Và Nguyên Tắc Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
- Phân Biệt Khiếu Nại, Giải Quyết Khiếu Nại Với Tranh Chấp, Giải Quyết Tranh Chấp Về Đất Đai
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
- Tình Hình Khiếu Nại, Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
- Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Của Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Thời hiệu khiếu nại, đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. | - Thời hiệu khiếu nại quyết định, hành vi của Ủy ban nhân dân cấp huyện là 90 ngày; của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 30 ngày. - Thời hiệu khiếu nại tiếp theo (nếu không thống nhất với quyết định giải quyết lần đầu) là 45 ngày | - Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp về đất đai không quy định. - Thời hiệu khiếu nại tiếp theo (nếu không thống nhất với quyết định giải quyết lần đầu) là 15 ngày | |
4 | Thời hạn giải quyết | - Thời hạn giải quyết lần đầu là | - Thời hạn giải quyết lần |
30 ngày (nếu vùng sâu, vùng xa | đầu là 30 ngày. | ||
đi lại khó khăn là 45 ngày), | |||
nhưng có thể kéo dài 45 ngày | |||
nếu vụ việc phức tạp (nếu vùng | |||
sâu, vùng xa đi lại khó khăn có | |||
thể kéo dài là 60 ngày). | |||
- Thời hạn giải quyết lần 2 là 45 ngày (nếu vùng sâu, vùng xa đi | - Thời hạn giải quyết lần 2 là 45 ngày. | ||
lại khó khăn là 60 ngày), nhưng | |||
có thể kéo dài 60 ngày nếu vụ | |||
việc phức tạp (nếu vùng sâu, | |||
vùng xa đi lại khó khăn có thể | |||
kéo dài là 70 ngày). | |||
4 | Hiệu lực của Quyết | - Quyết giải quyết khiếu nại của | - Quyết giải quyết tranh |
định giải quyết. | cơ quan hành chính chưa có | chấp lần 2 là quyết định | |
hiệu lực pháp luật và người | cuối cùng và có hiệu lực | ||
khiếu nại có quyền khởi kiện vụ | pháp luật (người đề nghị | ||
án hành chính tại tòa án (trừ | giải quyết không có quyền | ||
Quyết giải quyết khiếu nại lần | khiếu nại quyết định giải | ||
đầu, quyết định giải quyết khiếu | quyết hoặc khởi kiện đến | ||
nại lần 2 mà trong thời hạn do | Tòa án) | ||
pháp luật quy định người khiếu | |||
nại không khiếu nại tiếp, không | |||
khởi kiện vụ án hành chính tại | |||
Tòa án) |
3
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương 2
THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(QUA THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN)
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
2.1.1. Đặc điểm đất đai tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên trục giao lưu kinh tế - xã hội chủ yếu Bắc Nam, có bờ biển dài 82 km và gần 700 km ranh giới tiếp giáp hai tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào; với vị trí địa lý như sau: phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo ra thế mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Tỉnh. Do đó, Nghệ An có lợi thế để khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và tr í lực trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Tỉnh Nghệ An có 17 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố và 479 đơn vị hành chính cấp xã. Đất đai của tỉnh Nghệ An đang được sử dụng như sau [31]:
* Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng:
Đến 01/01/2011, tỉnh Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên là 1.649.368,62 ha (chiếm 32% diện tích của vùng Bắc Trung bộ và chiếm 4,98
% diện tích cả nước).
- Tổng diện tích đất nông nghiệp: 1.239.676,85 ha (chiếm 75,16 % diện tích đất tự nhiên). Trong đó:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 258.713,80 ha (chiếm 20,87 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,69 % diện tích tự nhiên), gồm: đất trông cậy hàng năm là 194.164,44 ha; đất trồng cây lâu năm là là 64.549,36 ha.
+ Diện tích đất lâm nghiệp là 972.425,53 ha (chiếm 78,44 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 58,96 % diện tích tự nhiên), gồm: đất rừng sản xuất là 501.163,01 ha; đất rừng phòng hộ là 302.055,32 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 10.922,11 ha; đất trồng rừng phòng hộ: 16.469,69 ha); đất rừng đặc dụng là 169.207,20 ha.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 7.422,27 ha (chiếm 0,59 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,45 % diện tích tự nhiên), gồm: đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn là 1.538,27 ha; đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 5.884,00 ha.
+ Diện tích đất làm muối là 837,98 ha (chiếm 0,07 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,05 % diện tích tự nhiên).
+ Diện tích đất nông nghiệp khác là 277,27 ha (chiếm 0,02 % diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,02 % diện tích tự nhiên).
- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 125.251,69 ha (chiếm 7,59 % diện tích đất tự nhiên). Trong đó:
+ Diện tích đất ở là 20.020,13 ha (chiếm 18,98 % diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 1,21 % diện tích tự nhiên), gồm: đất ở tại nông thôn là 18.111,04 ha; đất ở tại đô thị là 1.909,09 ha.
+ Diện tích đất chuyên dùng là 65.066,38 ha (chiếm 51,94 % diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 3,94 % diện tích tự nhiên), gồm: đất trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp là 439,94 ha; đất quốc phòng là 4.171,10 ha; đất an ninh là 419,15 ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 6.458,89 ha; đất có mục đích công cộng (giao thông, di tích, danh thắng) là 53.577,30 ha.