Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thành Phố Hà

Thực hiện quyền giám sát theo pháp luật, Hội đồng nhân dân thành phố có các Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND ngày 05/3/2005, số 12/200 /NQ-HĐND ngày 16/12/200 và số 22/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 kiến nghị UBND thành phố giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, còn tồn đọng trên địa bàn; thành lập các đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc tiếp công dân, GQKNTC của công dân trên địa bàn.

Hàng năm, UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị tiến hành kiểm tra, rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, đông người có thể phát sinh "điểm nóng"; các vụ khiếu nại, tố cáo đã có văn bản giải quyết có hiệu lực pháp luật nhưng chưa tổ chức thực hiện hoặc công dân còn tiếp tục khiếu nại, tố cáo để giải quyết dứt điểm và tổ chức thực hiện triệt để. UBND thành phố giao Thanh tra thành phố thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp trong việc tiếp dân và GQKNTC.

Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác tiếp dân, GQKNTC. Công tác GQKNTC về đất đai dần đi vào nề nếp; quyền lợi hợp pháp của công dân được đảm bảo; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô, cụ thể như sau:

- Năm 2003: toàn thành phố đã tiếp nhận 02 vụ, đã giải quyết 660 vụ (chiếm tỷ lệ 94 ).

- Năm 2004: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.056 vụ, đã giải quyết 91 vụ (chiếm tỷ lệ 8 ).

- Năm 2005: toàn thành phố đã tiếp nhận 984 vụ, đã giải quyết 892 vụ (chiếm tỷ lệ 90 ).

- Năm 2006: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.215 vụ, đã giải quyết 1.142 vụ (chiếm tỷ lệ 94 ).

- Năm 200 : toàn thành phố đã tiếp nhận 92 vụ, đã giải quyết 836 vụ (chiếm tỷ lệ 90 ).

- Năm 2008: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.32 vụ, đã giải quyết 1.264 vụ (chiếm tỷ lệ 95 ).

- Năm 2009: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.028 vụ, đã giải quyết 965 vụ (chiếm tỷ lệ 93 ).

- Năm 2010: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.129 vụ, đã giải quyết 1.006 vụ (chiếm tỷ lệ 89 ).

- Năm 2011: toàn thành phố đã tiếp nhận 1.222 vụ, đã giải quyết 1.100 vụ (chiếm tỷ lệ 90 ).

Tổng cộng: toàn thành phố đã tiếp nhận 9.590 vụ, đã giải quyết 8. 82 vụ (chiếm tỷ lệ 92 ).

Đặc biệt, trong những năm qua UBND thành phố Hà Nội đã giải quyết dứt điểm được một số vụ khiếu nại, tố cáo điển hình, đông người có tính chất phức tạp, kéo dài ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người nội dung chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, thực hiện chế độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố, điển hình là: Công dân thuộc các phường Tân Mai, Trương Định (quận Hoàng Mai); công dân thuộc 5 xã huyện Sóc Sơn; công dân phường Dương Nội, Yên Nghĩa quận Hà Đông; công dân xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, công dân tổ 1 E phường Trung Liệt quận Đống Đa...

Đối với các vụ khiếu nại, tố cáo điển hình, đông người nêu trên, Lãnh đạo thành phố cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận huyện, thị xã của thành phố đã kịp thời tổ chức đối thoại với công dân ngay tại cơ sở để nắm rò nguyện vọng của các công dân và chỉ đạo giải quyết cụ thể; đồng thời cũng có biện pháp kiên quyết trong việc xử lý công dân khiếu kiện tập trung, đông người, gây mất trật tự tại nơi công cộng, vi phạm các quy định của pháp luật [38, tr. 3-6].

2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI‌

2.2.1. Những kết quả đạt được

Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, UBND thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư để các cấp, ngành triển khai thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính về đất đai của thành phố đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các vụ việc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai được tập trung giải quyết kịp thời, đảm bảo khách quan.

Từ khi Luật đất đai có hiệu lực đến năm 2011, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 50 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và 7.059 các quyết định hành chính về đất đai trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời gian sử dụng đất đảm bảo tuân thủ các chế định của Luật đất đai, cụ thể hóa các quy định của Luật, Nghị định, thông tư phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, UBND thành phố đã tổ chức các hội nghị hướng dẫn tổ chức thực hiện. Nhìn chung các văn bản pháp quy, các quyết định hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, góp phần sử dụng đất có hiệu quả, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, trên địa bàn toàn thành phố, về cơ bản công dân đã chấp hành và thực hiện tốt các quyết định hành chính về đất đai.

Qua GQKNTC đã phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi trên 341 tỷ đồng, đưa vào quản lý 12ha đất, kiến nghị, bồi thường bổ sung 25,6 tỷ đồng

cho các hộ dân thuộc đối tượng GPMB, trả cho dân 1.4 5m2 và 316 m2 nhà, xử lý kỷ luật 251 cán bộ công chức, chuyển cơ quan điều tra 15 vụ, chấn chỉnh nhiều vi phạm khác trong công tác quản lý, từ đó tiếp tục tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính quyền địa phương [36, tr. 1-6].

Tính từ năm 2003 đến nay, UBND thành phố đã giao Thanh tra thành phố xem xét, kết luận 1.60 vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Cụ thể:

Bảng 2.1: Tổng hợp số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai UBND thành phố giao Thanh tra thành phố Hà Nội xem xét, kết luận

từ năm 2003 đến năm 2010


Năm

Số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai đã được xem xét, kết luận

2003

185

2004

98

2005

80

2006

224

2007

290

2008

281

2009

315

2010

134

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 9

Nguồn: Thanh tra thành phố Hà Nội.


Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp và nỗ lực cố gắng của lãnh đạo UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Giám đốc các sở, ngành và cán bộ thanh tra các cấp nên công tác GQKNTC, tranh chấp liên quan đến đất đai đã có những chuyển biến tích cực. Phần lớn các vụ khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp được xem xét, kết luận theo đúng quy định.

Về cơ bản các quyết định GQKN trong đó có khiếu nại về đất đai đã được thực hiện. Theo Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội gửi Thanh tra

Chính phủ về công tác tiếp công dân, GQKNTC 04 năm (2008-2011), thì UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 1.868 quyết định GQKN, trong đó, có số liệu cụ thể hàng năm, cụ thể:

- Năm 2008: Tổng số quyết định GQKN ban hành: 909

+ Số quyết định đã thực hiện: 82

+ Số quyết định chưa thực hiện: 12

- Năm 2009: Tổng số quyết định GQKN ban hành: 162

+ Số quyết định đã thực hiện: 118

+ Số quyết định chưa thực hiện: 44

- Năm 2010: Tổng số quyết định GQKN ban hành: 313

+ Số quyết định đã thực hiện: 22

+ Số quyết định chưa thực hiện: 86

- Năm 2011: Tổng số quyết định GQKN ban hành: 484

+ Số quyết định đã thực hiện: 395

+ Số quyết định chưa thực hiện: 89

Để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKNTC nói chung, GQKN về đất đai nói riêng, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Hàng năm, theo chương trình công tác Thanh tra, UBND thành phố ban hành các quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị trên địa bàn thành phố; Từ năm 2008 đến năm 2011, Thanh tra Thành phố đã tiến hành 95 cuộc thanh tra Luật khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, giám đốc các Sở, ngành theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt, cụ thể:

- Năm 2009, thanh tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại 31 đơn vị

gồm: 29 quận, huyện, thị xã và Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Năm 2010, thanh tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại 31 đơn vị gồm: 29 quận, huyện, thị xã và Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Năm 2011, thanh tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại 33 đơn vị gồm: 29 quận, huyện, thị xã và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Lao động, thương binh và xã hội.

Qua thanh tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị, các Đoàn thanh tra đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác tiếp công dân và GQKNTC của công dân. UBND thành phố đã có các văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Giám đốc các Sở được thanh tra nghiêm túc khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra tại các kết luận thanh tra của Thanh tra Thành phố; tổng hợp chung có văn bản báo cáo Thanh tra Chính phủ, Thường trực Thành Ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố [35, tr. 11-12].

2.2.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, bất cập.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tồn tại 1 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, 13 vụ việc cá nhân khiếu nại. Trong đó, đa số các vụ việc liên quan đến vấn đề đền bù, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng, tranh chấp quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn có một vài đơn tố cáo những sai phạm kinh tế làm thất thoát tài sản nhà nước hoặc chủ đầu tư xây dựng không đúng thiết kế gây mất an toàn và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân... Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh nguyên nhân dẫn đến những khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài thời gian qua là do nhiều vụ việc vượt quá

thẩm quyền của thành phố. Có những sự vụ cả ngành Công an, xây dựng, nội vụ đều có kết luận rồi nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại. Để giải quyết dứt điểm những tồn tại trên cần sự vào cuộc giúp đỡ của Trung ương và các bộ, ban, ngành có liên quan. Theo đó, đối với những vụ việc còn tồn đọng liên quan đến các bộ, ban, ngành nào thì trình Thủ tướng giao cho bộ, ban, ngành đó chịu trách nhiệm giải quyết. Đối với những vụ việc phức tạp khác, Thanh tra Chính phủ cùng với UBND thành phố Hà Nội rà soát lại và thống nhất hướng giải quyết dứt điểm để người dân hiểu, đồng tình với kết luận thanh tra.

- Một số đơn vị Chủ tịch UBND quận, huyện chưa thực hiện trực tiếp dân lãnh đạo theo định kỳ.

- Trong công tác xử lý đơn thư, còn tồn tại về việc phân định và xử lý đơn, còn nhầm lẫn giữa đơn khiếu nại, tố cáo với đơn kiến nghị, phản ánh, đơn tiếp tố với đơn khiếu nại, phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cơ quan hành chính với cơ quan Tòa án. Nhất là cấp xã, phường, thị trấn do không có cán bộ chuyên trách nên công tác tiếp công dân và xử lý đơn, tùy từng nơi bố trí là cán bộ văn phòng, cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính hoặc Ban thanh tra nhân dân,… và lại thường luôn thay đổi cán bộ nên về nghiệp vụ xử lý đơn thư không được sâu, dẫn đến nhầm lẫn, chưa chính xác.

- Một số đơn vị chưa ban hành quyết định thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền; thời hạn GQKN còn kéo dài, chưa tổ chức đối thoại với công dân khi GQKN lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Quá trình áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai còn một số tồn tại như:

- Do buông lỏng quản lý đất đai nhiều năm trước đây nên tình hình công dân tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vụ việc phức tạp, thậm chí nhiều vụ phát sinh thành "điểm nóng" tụ tập thành đoàn đông người, kéo đến các cơ quan của Trung ương và UBND thành phố để gây sức ép.

- Do chính sách pháp luật thay đổi, thiếu chặt chẽ, có điểm chưa cụ thể nên khi Nhà nước ban hành chính sách mới một số cán bộ chuyên môn khi thực hiện gặp khó khăn trong vận dụng. Ví dụ như trong công tác đền bù giá đất khi di dân giải phóng mặt bằng, người nghiêm chỉnh chấp hành đi trước thiệt thòi về vật chất người chống đối chưa nhận tiền đền bù khi có chính sách mới áp dụng được đền bù cao hơn cũng dẫn đến khiếu kiện đông người phức tạp.

- Một số nơi, vụ việc khiếu nại chậm được thụ lý xem xét và giải quyết, vẫn còn một số vụ việc để tồn đọng, kéo dài gây tâm lý bức xúc cho công dân.

- Hồ sơ lưu trữ của một số huyện ngoại thành còn chưa đầy đủ và chính xác do trước đây các huyện không lập hồ sơ địa chính, không có bản đồ và hồ sơ lưu trữ nên tạo ra khó khăn trong việc tìm và xác minh căn cứ để giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan trong xác minh, thu thập hồ sơ và giải quyết vẫn còn có lúc chưa tốt làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

- Việc phối hợp thông tin về tình hình công tác tiếp dân, GQKN tranh chấp đất đai giữa các cấp còn hạn chế. Nhiều quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được tổ chức thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại có lúc còn chưa thật sự chủ động, thiếu kiểm tra, đôn đốc và có những biện pháp nhắc nhở, xử lý những trường hợp cố ý không giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân và không chấp hành các quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

- Cán bộ làm công tác địa chính và thanh tra nhất là cán bộ thanh tra chuyên ngành về đất đai tại các đơn vị còn quá ít nên khó khăn trong việc giải quyết nhất là giải quyết đúng hạn các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai phức tạp.

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân và các tổ chức chưa cao. Thực tế tại một số nơi có tình trạng chính quyền địa phương quản lý chưa chặt chẽ và thiếu trách nhiệm nên người dân lấn chiếm đất công trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022