Khái Niệm Thi Hành Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai



Tiêu chí

Tố cáo

Khiếu nại

Khiếu kiện

4. Chủ

thể thực hiện

quyền


Cá nhân

Công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức


Cơ quan, tổ chức, cá nhân


5. Mục đích

Chấm dứt hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

chức, cá nhân


Chấm dứt hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại

Hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân


6. Trình

tự giải quyết

1. Thụ lý tố cáo

2. Xác minh nội dung tố cáo

3. Kết luận nội dung tố cáo

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi

phạm bị tố cáo

1. Thụ lý giải quyết khiếu nại

2. Xác minh nội dung khiếu nại

3. Tổ chức đối thoại

4. Quyết định giải quyết khiếu

5. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu

(trong trường hợp


1. Thụ lý đơn khởi kiện

2. Chuẩn bị xét xử

3. Xét xử sơ thẩm.

4. Xét xử phúc thẩm (nếu có)

5. Giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có)

6. Thi hành quyết định, bản án của Tòa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ - 4



Tiêu chí

Tố cáo

Khiếu nại

Khiếu kiện



khiếu nại lần hai

6. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Sau hai lần khiếu nại nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có thể

khởi kiện ra Tòa án



7. Kết

quả giải quyết


Xử lý tố cáo


Quyết định giải quyết.

- Bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định công nhận kết

quả đối thoại.


Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm cụ thể đối với giải quyết khiếu nại đất đai. Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận và quy định của pháp luật khiếu nại nói chung, có thể đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại đất đai. Theo quan


niệm của tác giả, giải quyết khiếu nại đất đai là việc cơ quan hành chính, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo thủ tục do pháp luật quy định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất đai khi người sử dụng đất có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.1.4. Khái niệm thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

Hiện nay ở Việt Nam, có hai quan điểm về “thi hành pháp luật”:

Quan điểm thứ nhất, thi hành pháp luật (hay chấp hành pháp luật) là một trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, gồm: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật. Theo đó, thi hành pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp năm 2006 định nghĩa: “thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được”.

Việc phân chia các hình thức thực hiện pháp luật chỉ có tính chất tương đối, chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu, nên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, còn trong thực tế, các thuật ngữ tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau, đều biểu thị một nội dung là pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất cả các chủ thể trong xã hội.

Quan điểm thứ hai, thi hành pháp luật là mọi hoạt động nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, biến quy định pháp luật trở thành hành vi của các chủ thể,


và được xem là công đoạn tiếp nối quá trình xây dựng pháp luật của Nhà nước. Như vậy, khái niệm thi hành pháp luật ở trường này được hiểu theo nghĩa rộng là “đưa pháp luật vào cuộc sống” và đảm bảo thực thi bằng cơ chế hiệu quả nhất.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm của các nhà nghiên cứu, các học giả về khái niệm thi hành pháp luật, có thể hiểu: Thi hành pháp luật là hành vi hợp pháp của chủ thể pháp luật trong quá trình hiện thực hóa hoặc đảm bảo hiệu lực các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai là hành vi của các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng do Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các nhu cầu, lợi ích hợp pháp trong đời sống xã hội.

1.2. Nội dung thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

* Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai là thường xuyên tạo ra một hành lang pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cũng nhưng các cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai và những người sử dụng đất thực hiện. Luật quy định những nguyên tắc lớn, những chính sách quan trọng và giao Chính phủ, Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định những chính sách cụ thể, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Trong phạm vi của luận văn bản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất và giải quyết khiếu nại đất đai theo thẩm quyền.

* Thực hiện các nội dung về giải khiếu nại đất đai được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

Qua phân tích đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cho thấy các nội dung khiếu nại đất đai tập trung chủ yếu:


Thứ nhất, là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.

Thứ hai, là khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có


thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng…

Thứ ba, là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai

Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, như: ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

Thứ tư, là khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước. Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như:

- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ: Đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dụng; Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách “nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 (đã nhường đất cho người khác sử dụng nay họ đòi lại); Đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung.


- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất:

- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất: Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, bên cạnh những vị trí dọc theo triền sông, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng. Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm, nơi có nguồn lâm thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành phân tách các đơn vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước v.v…

* Hoạt động kiểm tra giám sát

Trong thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai mà thông qua đó có thể phát hiện các thiếu sót, vi phạm, những điểm bất hợp lý để kịp thời xử lý và điều chỉnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương, Thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất.


1.3. Thẩm quyền thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Căn cứ Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai; Luật Khiếu nại năm 2011, có thể thấy các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai bao gồm các cơ quan sau đây:


TT

Quyết định hành chính về quản lý

đất đai

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

lần đầu

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

lần hai


Tên quyết định

Cơ quan thực hiện


1.

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ

sở tôn giáo


UBND

cấp tỉnh


Chủ tịch UBND cấp tỉnh


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường

2.

Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài


3.

Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


4.

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất đối với hộ gia đình,

UBND

cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp

huyện

Chủ tịch UBND

cấp tỉnh

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí