Khái Quát Về Trung Gian Tài Chính Và Hoạt Động Của Trung Gian Tài Chính

cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhà đầu tư có tổ chức, các trung gian tài chính. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tư cá thể tạo ra tính sôi động của thị trường, đồng thời tạo điều kiện để các trung gian tài chính phát triển các dịch vụ hỗ trợ thị trường.

4.4. Các trung gian tài chính

Các trung gian tài chính là một chủ thể quan trọng của thị trường chứng khoán, với tư cách là nhà phát hành chứng khoán, nhà kinh doanh chứng khoán và là thành viên hỗ trợ cho hoạt động của thị trường qua các nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn và môi giới đầu tư, cho vay chứng khoán và cho vay để mua chứng khoán, thanh toán và quản lý chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Sự tham gia của các trung gian tài chính thực sự thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.‌

II. Khái quát về trung gian tài chính và hoạt động của trung gian tài chính

1. Khái niệm

Trung gian tài chính (Financial Intermediaries) trước hết là tổ chức tài chính, một loại hình doanh nghiệp mà tài sản chính của nó là các tài sản tài chính. Điều này khác với các doanh nghiệp thông thường với các tài sản chính là các tài sản thực như nhà cửa, trang thiết bị, nguyên vật liệu.

Các tổ chức tài chính cho các khách hàng vay hoặc mua các chứng khoán trên thị trường đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, từ việc cung cấp các phương tiện thanh toán, bảo quản tài sản, tư vấn, môi giới đến các dịch vụ bảo hiểm v.v... cho các nhà đầu tư. Trung gian tài chính nắm giữ các giấy nhận nợ được phát hành bởi những người đi vay (Chứng khoán sơ cấp) và đồng thời bán các giấy nhận nợ của chính nó (Chứng khoán thứ cấp) cho những người tiết kiệm.

Nói một cách khác, trung gian tài chính là cầu nối giữa những người cần vốn và những người có vốn

Có nhiều hình thức trung gian. Trung gian về quy mô diễn ra khi các tổ chức tài chính chấp nhận những khoản tiết kiệm nhỏ từ phía các cá nhân và tổ chức, trên cơ sở đó, tích tụ, tập trung thành những lượng vốn lớn để cho vay các tổ chức kinh tế và Chính Phủ.

Trung gian về rủi ro phá sản là việc các tổ chức tài chính sẵn sàng cho các tổ chức và cá nhân vay với mức mạo hiểm cao hơn trong khi cung cấp các công cụ ít rủi ro hơn cho các nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trung gian về thời hạn thanh toán được thực hiện khi các trung gian tài chính cung cấp những công cụ có tính thanh khoản cao cho những người tiết kiệm và sẵn sàng chấp nhận các công cụ có tính lỏng thấp từ phía các nhà đầu tư. Bằng cách này, trung gian tài chính đã chuyển được thời hạn của vốn từ ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn.

Các trung gian tài chính có thể đảm nhiệm trung gian về thông tin, bằng cách thu thập và xử lý thông tin thay cho những người tiết kiệm. Trên cơ sở chuyên môn hoá và tiết kiệm nhờ quy mô, các trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí thông tin một cách đáng kể. Thực hiện nguyên tắc sàng lọc và giám sát, các trung gian tài chính đã thay mặt những người tiết kiệm để giám sát những người đi vay. Dịch vụ tư vấn và các thông tin gián tiếp do các trung gian cung cấp (chẳng hạn ngân hàng bảo lãnh hay mở rộng cho vay với một doanh nghiệp nào đó), có thể làm tăng hiệu quả cho quyết định của những người đầu tư.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

2.Phân loại

2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi

Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp

tín dụng. Các trung gian tài chính này nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, để cho vay. Do bộ phận tiền gửi thường chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn nên để đảm bảo khả năng thanh toán, các tổ chức này thường đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao như Tín phiếu, Trái phiếu Chính Phủ.

Với chức năng tạo tiền, hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi có tác động lớn tới lượng tiền cung ứng. Đây là loại hình trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính, song với lý do để đảm bảo an toàn cho thị trường, các tổ chức này cũng được sự quan tâm quản lý chặt chẽ của các nhà quản lý thị trường cũng như của các cơ quan quản lý Nhà Nước.

Các Ngân hàng thương mại (Commercial Banks) là các trung gian tài chính lớn nhất.Các tổ chức này nhận vốn bằng cách nhận tiền gửi có thể phát séc, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn, sau đó cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và đầu tư vào chứng khoán của Chính Phủ.

Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S & L) hiện nay không khác nhiều với các ngân hàng thương mại. Các tổ chức này huy động vốn bằng cách huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có thể phát séc và do tính thanh khoản của nguồn vốn thấp hơn các ngân hàng thương mại nên các tổ chức này thường tập trung nhiều hơn vào cho vay thế chấp và đầu tư chứng khoán.

Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual Savings Banks) rất giống với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Nó thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi và chủ yếu cho vay thế chấp. Các tổ chức này hoạt động có tính chất tương trợ, tức là chủ yếu huy động và cho vay giữa các thành viên.

Các liên hiệp tín dụng (Credit Unions) là các tổ chức cho vay nhỏ có tính chất hợp tác xã được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt. Các hiệp hội này chủ yếu cho vay tiêu dùng trước hết là đối với các thành viên. Các tổ chức này cũng có thể được phép phát hành các tài khoản séc và cho vay thế chấp.

2.2. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là các trung gian tài chính mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là thu nhận vốn một cách định kỳ trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm dựa trên quy luật số lớn. Các tổ chức này có thể lượng hoá được các khoản chi trả cho việc hạn chế, phòng ngừa, khắc phục những tổn thất do các rủi ro gây ra, và do đó, có thể xác định lượng tiền đầu tư vào các tài sản kém lỏng hơn trên thị trường chứng khoán như Trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Các tổ chức này bao gồm các công ty bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm cháy và tai nạn, các quỹ trợ cấp tư nhân, các quỹ hưu trí bang và địa phương.

2.3. Các trung gian đầu tư

Các trung gian đầu tư bao gồm các công ty tài chính, các quỹ tương trợ và các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các công ty chứng khoán. Các công ty tài chính nhận vốn bằng cách bán các cổ phiếu và trái phiếu. Các tổ chức này có thể cho vay tiêu dùng thông qua cho vay mua trả góp các tài sản như nhà cửa, ô tô, xe máy. Các công ty tài chính thành viên của tập đoàn, ngoài việc cho vay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, còn tham gia huy động và điều hoà vốn giữa các đơn vị thành viên.

Các quỹ tương trợ hay các quỹ đầu tư huy động vốn bằng cách bán các chứng chỉ quỹ đầu tư sau đó đầu tư vào các danh mục chứng khoán có mức độ rủi ro phù hợp. Việc này tạo cơ sở cho việc đa dạng hoá đầu tư, tăng tính chuyên nghiệp và giảm chi phí đầu tư.

Quỹ tương trợ thị trường tiền tệ là một biến tướng của quỹ đầu tư. Các quỹ này chủ yếu đầu tư vào các công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao trên thị trường tiền tệ. Các cổ đông có thể phát séc ứng với giá trị cổ phần của họ. Thực chất các cổ phần của quỹ có tính chất giống với tài khoản tiền gửi có lãi.

Các công ty chứng khoán cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ môi giới, tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ ngân hàng đầu tư (bao gồm cả việc bảo lãnh phát hành các chứng khoán thuộc khu vực công và khu vực tư nhân, trợ giúp trong lĩnh vực hợp nhất và sáp nhập các công ty), thực hiện giao dịch mua bán (với tư cách là đối tác trong giao dịch) các cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ của thị trường tiền tệ.

Những phân tích về các loại hình trung gian tài chính trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi lẽ, các trung gian tài chính đã và đang phát triển theo xu hướng đa năng, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Sự phát triển đa dạng trung của các gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, song cũng gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý thị trường.

3. Vai trò

Tại sao các trung gian tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng trên thị trường chứng khoán.Thực tế ở Mỹ cho thấy cổ phiếu không phải là phương tiện huy động vốn hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp.

Thứ nhất, các trung gian tài chính có vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn của các doanh nghiệp. Khoảng 2/3 lượng vốn huy động của các doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1970 đến 1985 là đi vay từ các ngân hàng thương mại. Thậm chí, các trung gian tài chính nắm giữ tới 95% lượng trái phiếu doanh nghiệp và tới 50% lượng cổ phiếu mới phát hành. Điều này nói lên rằng, chỉ có các doanh nghiệp hàng đầu mới có thể huy động trực tiếp và các ngân hàng là nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai, bên cạnh việc thị trường chứng khoán được xem là kênh dẫn vốn trực tiếp cho các tổ chức phát hành, các tổ chức tài chính trung gian cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và tăng tính hiệu quả của thị trường.

Thứ ba, trung gian tài chính có thể giảm chi phí giao dịch từ việc tiết kiệm do quy mô. Với lợi thế chuyên môn hoá, các trung gian tài chính có thể giảm chi phí cho việc thu thập và xử lý thông tin, từ đó, chi phí thông tin trên một đơn vị giao dịch sẽ nhỏ hơn so với chi phí loại này của cá nhân một nhà đầu tư. Các trung gian tài chính cũng tiết kiệm các chi phí giao dịch khác như chi phí luật sư, chi phí về kỹ thuật.

Thứ tư, các trung gian cũng có thể tiết kiệm được các khoản chi phí do tận dụng khai thác triệt để cơ sở vật chất, nhân lực trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở số lớn, các trung gian có thể dễ dàng đa dạng hoá đầu tư, điều mà một nhà đầu tư cá thể khó có thể thực hiện được.

Đặc biệt, các thị trường mới nổi có hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, môi trường đầu tư có rủi ro cao, vốn và kiến thức của các nhà đầu tư rất hạn chế nên việc tăng cường sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường có một ý nghĩa rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả và sự phát triển của thị trường. Lợi thế của các trung gian tài chính được thể hiện trong các hoạt động trên thị trường chứng khoán.

4. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán

4.1 Hoạt động phát hành chứng khoán

Trung gian tài chính trước hết là một doanh nghiệp và thị trường chứng khoán được xem là một kênh dẫn vốn quan trọng đối với loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Luật pháp từng nước có quy định khác nhau, song về cơ bản, các trung gian tài chính có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư để huy động vốn trên thị trường.

Việc phát hành chứng khoán của các trung gian tài chính chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng và Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Các chứng khoán do các trung gian tài chính phát hành thường có độ hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư do uy tín của các trung gian tài chính và thường có tính thanh khoản cao hơn so với trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp khác phát hành.

Các trung gian tài chính cũng là những tổ chức tiên phong trong việc sáng tạo ra các công cụ huy động mới có tính hấp dẫn cao. Các trung gian tài chính cũng được xem là đối tượng huy động vốn quan trọng trên thị trường chứng khoán quốc tế.

4.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán

Tuỳ theo tính chất của từng loại hình trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính thành hai nhóm: Hoạt động ngân quỹ và hoạt động đầu tư chứng khoán.

Trong hoạt động ngân quỹ, các trung gian tài chính thường đầu tư ngắn hạn vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao, chủ yếu nhằm dự trữ thứ cấp cho nhu cầu thanh toán, nhu cầu dự phòng và nhu cầu tích trữ. Các chứng khoán thường được lựa chọn cho mục đích này là tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thể được chuyển nhượng.

Hoạt động ngân quỹ là cầu nối quan trọng giữa thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán. Khi thị trường tín dụng trầm lắng, một bộ phận vốn trên thị trường tín dụng sẽ được dịch chuyển sang thị trường chứng khoán thông qua hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính. Ngược lại, khi nhu cầu tín dụng tăng lên, các trung gian tài chính sẽ bán các chứng khoán để tăng lượng vốn cho hoạt động tín dụng.

Khác với hoạt động ngân quỹ, hoạt động đầu tư chứng khoán của các trung gian tài chính tập trung vào các chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn và với thời hạn đầu tư dài hơn. Chiến lược đầu tư chứng khoán của các

trung gian tài chính được xây dựng với các danh mục đầu tư đa dạng: Danh mục đầu tư trái phiếu; danh mục đầu tư cổ phiếu; danh mục đầu tư hỗn hợp.

Các loại trung gian tài chính khác nhau thường lựa chọn các danh mục đầu tư khác nhau, với các mức độ rủi ro khác nhau: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm và các tổ chức tín dụng khác thường đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu Chính Phủ; Các quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào các chứng khoán được giao dịch trên thị trường tập trung; Các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào chứng khoán do các doanh nghiệp mới phát hành, thường được giao dịch trên thị trường giao dịch qua quầy.

Hoạt động đầu tư chứng khoán của các trung gian tài chính không chỉ vì mục đích tìm kiếm thu nhập qua tăng giá chứng khoán mà còn vì mục đích thôn tính và sáp nhập.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính ngày càng phát triển. Nó làm tăng tính chất chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư chứng khoán và làm tăng tính sôi động của thị trường.

Tuy nhiên, nhiều nhà chính sách lo ngại, hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính, đặc biệt là của các ngân hàng thương mại, sẽ làm tăng rủi ro không chỉ đối với hoạt động của chính các trung gian tài chính mà còn làm tăng rủi ro đối với thị trường và ảnh hưởng xấu tới an ninh kinh tế, và các nhà đầu tư cá nhân. Điều này lý giải tại sao nhiều nước hạn chế hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và xây dựng các quy chế chặt chẽ về hoạt động đầu tư của các trung gian tài chính.

4.3. Đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán

Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc các trung gian tài chính giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, phân phối chứng khoán hộ tổ chức phát hành, nhận mua chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán chưa phân phối hết của tổ chức phát hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022