Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7

Mặc dù với những yếu kém kể trên, song các NHTM vẫn là những trung gian tài chính lớn trên thị trường tài chính Việt Nam, vì thế tiềm năng về sự tham gia của các NHTM trên TTCK là rất lớn và cần được khai thác.

3. Các tổ chức bảo hiểm

Trước năm 1975, trên thị trường miền Nam Việt Nam đã có một số công ty bảo hiểm. Tại miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được thành lập và từng bước hoạt động ở trên toàn quốc. Cho đến nay, đây là công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam và thống lĩnh toàn bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Cho đến tháng 12 năm 1993, với sự ra đời của Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một bước chuyển biến lớn. Có thể nói đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mới của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đặc biệt, năm 1999 được coi là năm phát triển nhất của thị trường bảo hiểm với sự thành lập của 5 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2003 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam liên tục có những biến động lớn với sự sắp xếp và chuyển đổi của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước:

- Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được tổ chức lại theo mô hình tập đoàn kinh doanh với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập: Bảo hiểm Việt Nam chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

- Một số doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Một số các công ty cổ phần bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được thành lập.

Đến đầu năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã sôi động hơn với sự tham gia của 31 doanh nghiệp đa dạng về loại hình và quy mô, hoạt động

trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài.

Kết cấu thị trường bảo hiểm 1993-2005


Kết cấu thị trường

1993

1996

1999

2002

2003

2004

2005

Doanh nghiệp nhân thọ

Doanh nghiệp phi nhân thọ

Doanh nghiệp tái bảo hiểm

Doanh nghiệp môi

giới bảo hiểm


1


1


6


1


1

3

10


1


1

4

13


1


2

4

14


1


5

5

14


1


6

8

15


1


7

Tổng số doanh

nghiệp

2

8

15

20

24

26

31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Thị trường bảo hiểm đang phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Thị trường này đã thu hút sự quan tâm của các công ty bảo hiểm trong nước và các công ty bảo hiểm nước ngoài, đặc biệt là đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm và chưa có sự phát triển cân đối giữa các công ty bảo hiểm trong nước với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Trước xu thế hội nhập, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết.

Để điều tiết hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Quốc Hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/4/2001.Chính Phủ cũng đã triển khai việc soạn thảo và đưa vào thực thi các văn bản hướng dẫn thi hành luật bao gồm Nghị định chi tiết thi hành một số

điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Nghị định quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Việc thu hút các tổ chức bảo hiểm tham gia TTCK có một ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển thị trường. Với tính chất là tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, các tổ chức bảo hiểm có thể lượng hoá được nhu cầu thanh toán chi trả các hợp đồng bảo hiểm nên phần vốn đầu tư của họ có thể được sử dụng để mua các chứng khoán như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu.

4. Các công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán là thành viên quan trọng của TTCK. Theo quy định được nêu trong Nghị định 144, điều 65, chương 8 về công ty chứng khoán thì các công ty chứng khoán phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đáp ứng các yêu cầu về phương án hoạt động kinh doanh phù hợp, về cơ sở vật chất, nhân sự, vốn pháp định. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán nếu đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định và các yêu cầu khác cho từng loại hình kinh doạnh.

Hiện đã có 18 công ty chứng khoán được thành lập và đang hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và 15 công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán Hà Nội.

Danh sách các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh:

STT

Tên công ty

Website

Vốn điều lệ

1

Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo

Việt

www.bvsc.com.vn

43.000.000.000đ

2

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam

www.bsc.com.vn

200.000.000.000đ

3

Công ty Cổ phần

Chứng khoán Sài Gòn

www.ssi.com.vn

500.000.000.000đ

4

Công ty Cổ phần

Chứng khoán Đệ Nhất

www.fsc.com.vn

43.000.000.000đ

5

Công ty TNHH Chứng

khoán Thăng Long

http:///

80.000.000.000đ

6

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á

Châu

www.acbs.com.vn

250.000.000.000đ

7

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng

Công thương Việt

Nam

http:///

105.000.000.000đ

8

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam

http:///

150.000.000.000đ

9

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng

Ngoại thương Việt

Nam

www.vcbs.com.vn

60.000.000.000đ


10

Công ty Cổ phần

Chứng khoán Mê Kông

www.mekongsecurities.com.vn

22.000.000.000đ

11

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành

phố Hồ Chí Minh

www.hsc.com.vn

100.000.000.000đ

12

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng

Đông Á


50.000.000.000đ

13

Công ty cổ phần

chứng khoán Hải Phòng

www.hpsc.com.vn

50.000.000.000đ

14

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng

Thương mại Cổ phần

Nhà Hà Nội

http:///

50.000.000.000đ

15

Công ty Cổ phần

Chứng khoán Đại Việt

www.dvsc.com.vn

10.000.000.000đ

16

Công ty cổ phần

Chứng khoán An Bình

http:///

50.000.000.000

đồng

17

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài

Gòn

http:///

300.000.000.000

đồng

18

Công ty cổ phần

Chứng khoán Kim Long

http:///

18.000.000.000

đồng

Các công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khóan Hà Nội.


1

Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình

www.abs.vn 2

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long

www.kls.vn 3

Công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông

www.mekongsecurities.com.vn 4

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

www.ssi.com.vn 5

Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

www.hsc.com.vn 6

Công ty chứng khoán Bảo Việt

www.bvsc.com.vn 7

Công ty chứng khoán Hải Phòng

www.hpsc.com.vn 8

Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu

www.acbs.com.vn 9


<>Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

www.dongasecurities.com.vn 10

<>Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

www.bsc.com.vn 11

<>Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

www.icbs.com.vn 12

Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

http://www.hastc.org.vn/

13

<>Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

www.vcbs.com.vn 14

<>Công ty chứng khoán Thăng Long

http://www.hastc.org.vn/

15

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

www.hbbs.com.vn

Nguồn: UBCK Tuy nhiên, số lượng các công ty chứng khoán còn ít và lượng vốn chưa nhiều. Các công ty về cơ bản đã thực hiện khá đầy đủ các nghiệp vụ được cấp phép, song với quy mô thị trường còn quá nhỏ bé thì hiệu quả của các công ty này là thấp, mặc dù đã được hưởng các ưu đãi như thuế, phí thành viên, phí sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm v.v... Phần lớn các công ty

chứng khoán được tổ chức theo mô hình công ty TNHH, do đó, không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Việc tiếp tục phát triển về số lượng và hoạt động của các công ty chứng khoán là vấn đề cần quan tâm trong thời gian trước mắt.

5. Các quỹ đầu tư

Theo thống kê, tính đến ngày 21.9.2006 đã có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD đang hoạt động tại Việt Nam. Nổi bật trong số các các quỹ đầu tư nước ngoài công khai ý định đổ tiền vào thị

trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây là các quỹ đầu tư của Hàn Quốc. Trong nước, điển hình có VF1.

Các quỹ đầu tư được chia thành hai loại, với quỹ đóng như VF1, VOF người bán và mua chứng chỉ tự tìm đến nhau không liên quan đến công ty quản lý quỹ, còn với quỹ mở thì công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bán hoặc mua lại chứng chỉ cho nhà đầu tư khi họ có nhu cầu.

Nguyên nhân khiến thị trường bùng nổ là hoạt động kinh doanh của các quỹ đã khởi sắc trong 2 năm trở lại đây. Đơn cử như quỹ Veil do Dragon Capital có mặt tại VN đã 10 năm, nhưng 3 năm đầu tiền chủ yếu gửi ngân hàng, 3 năm sau thì bị mất vốn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á (tiền VN bị mất giá so với USD), nhờ 2 năm gần đây đầu tư được quỹ đã hồi phục và có tỷ suất lợi nhuận trung bình 9%/năm.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của quỹ theo hướng đa dạng hoá các loại hình hoạt động, kể cả các hoạt động trên TTCK là cần thiết.

6. Các công ty tài chính

Cùng với quá trình cải cách DNNN, một loại hình tổ chức tài chính mới đã xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam. Đó là công ty tài chính - công ty thành viên trong các tổng công ty 91. Các công ty này có chức năng huy động và điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên và cán bộ công nhân viên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí