- Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
2.3.2 Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
Việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp các NHTM có những biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro. Cách phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro cần dựa vào các yếu tố sau:
- Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.
- Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền; dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ.
- Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; các nước trong danh sách công khai không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố định kỳ; quốc gia hoặc vùng, lãnh thổ được, nhận định có nhiều hoạt động ma túy, tham nhũng, rửa tiền.
- Yếu tố khác do các NHTM tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế phát sinh.
2.3.2 Rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ, các giao dịch chuyển tiền điện tử, các giao dịch có giá trị lớn
Theo đó các NHTM phải tổ chức rà soát và phân tích khách hàng và các giao dịch liên quan tới khách hàng khi có các dấu hiệu đáng ngờ về hành vi rửa tiền.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 1
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 2
- Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Rửa Tiền Đối Với Nền Kinh Tế
- Thu Thập Dữ Liệu Và Phân Tích Dữ Liệu
- Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra Nghiên Cứu
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Phỏng Vấn Nhân Viên Chuyên Trách
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
2.3.2.1 Báo cáo giao dịch đáng ngờ
Các NHTM có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền:
Thứ nhất, Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có bao gồm: Giao dịch được yêu cầu thực hiện bởi bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tài sản trong giao dịch
là tài sản hoặc có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc của cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó, trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;
Thứ hai, Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được rút ra từ việc xem xét và phân tích các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực Ngân hàng.
2.3.2.2 Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
Tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo Cục PCRT từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 USD (một nghìn USD) trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Tuy nhiên, ngoại trừ 2 giao dịch chuyển tiền điện tử sau không phải báo cáo:
Một là, giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;
Hai là, giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, thì tổ chức tài chính phát lệnh chuyển tiền phải báo cáo và có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức phát lệnh chuyển tiền. Tổ chức tài chính phục vụ người thụ hưởng có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng theo quy định và báo cáo Cục PCRT khi được yêu cầu.
2.3.2.3 Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
Đối với các giao dịch gửi hoặc rút bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị bằng hoặc vượt 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày
2.4 Kinh nghiệm về công tác phòng, chống rửa tiền của các quốc gia trên Thế giới
Đề tài đã xem xét các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trên thế giới trên ở khía cạnh7: (i) Kinh nghiệm trong việc lựa chọn mô hình và xây dựng đơn vị tình báo tài chính, và (ii) Kinh nghiệm trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Theo FATF, các quốc gia phải thành lập đơn vị tình báo tài chính (Financial Intelligent Unit – FIU) để tiếp nhận, phân tích và phổ biến báo cáo giao dịch đáng ngờ và các thông tin về rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hiện này trên thế giới có 4 mô hình tổ chức FIU, gồm: (i) Mô hình hành chính, tức FIU trực thuộc một cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước như Ngân hàng Trung ương hay Bộ Tài chính; (ii) Mô hình thực thi pháp luật tức FIU trực thuộc cơ quan công an/ cảnh sát; (iii) Mô hình toà án hoặc công tố; (iv) Mô hình lai ghép, đây là mô hình kết hợp những đặc điểm của 3 loại FIU nói trên. Bài nghiên cứu xin khảo lược mô hình hoạt động của Australia .
Kinh nghiệm xây dựng khuôn khổ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, bài nghiên cứu đã khảo sát kinh nghiệm của Anh và Mỹ. Các kinh nghiệm này sẽ được sử dụng cho việc đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam.
2.4.1 Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của Australia
AUSTRAC (Trung tâm phân tích và dự báo giao dịch tài chính Australia) là đơn vị tình báo tài chính của Australia. AUSTRAC gồm có 3 bộ phận chính là: Bộ phận phòng ngừa rửa tiền (gồm các tổ nhận báo cáo và kiểm tra tính tuân thủ, quản lý nguồn nhân lực, tuyên truyền và an ninh chung); Bộ phận công nghệ thông tin (gồm các tổ phát triển, thí điểm và chuẩn hoá các chương trình phần mềm, quản lý rủi ro hệ thống công nghệ thông tin) và Bộ phận chống rửa tiền (gồm các tổ phân tích, xử lý, cung cấp các báo cáo giao dịch đáng ngờ, hợp tác, hỗ trợ các cơ quan trong nước, hợp tác trao đổi thông tin với các đơn vị tình báo tài chính nước ngoài). AUSTRAC hiện đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với các đơn vị tình báo tài chính của hơn 46 quốc gia trên thế giới.
Dưới góc độ là cơ quan quản lý trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (CRT/TTKB), AUSTRAC kiểm tra tính tuân thủ Luật báo cáo các
7Nguyễn Văn Ngọc (2014), Hệ thống các giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020, Tạp chí Ngân hàng, số 6 tháng 3/2015, tr 13.
giao dịch tài chính của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài chính, tiền tệ và các sòng bạc, các tổ chức kinh doanh xổ số.
AUSTRAC cung cấp thông tin tình báo (thông tin đã được phân tích tại AUSTRAC) cho các cơ quan chức năng thi hành pháp luật và cơ quan thuế tại Úc.
Có thể nói, Australia là một trong những quốc gia có hệ thống phòng chống rửa tiền hoạt động khá hiệu quả, trong đó, phải nói đến đơn vị tình báo tài chính Australia được coi là trung tâm thông tin quan trọng. Những dữ liệu của AUSTRAC được cơ quan thi hành pháp luật khai thác triệt để theo cách thức cấp mã và cấp mức độ truy cập cơ sở dữ liệu trực tiếp của AUSTRAC. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ sang làm tại trụ sở của các đơn vị khác của Chính phủ trong hệ thống phòng chống rửa tiền của Australia cũng là một lợi thế, nhằm nắm bắt thông tin, tăng tính liên hệ, liên kết giữa các đơn vị trong hệ thống.
Ngoài ra, tại Australia việc tập trung cao độ vào tập trung phân tích thông tin tài chính và báo cáo các giao dịch đáng ngờ tại AUSTRAC cũng đã giúp cho các cơ quan thì hành pháp luật khám phá được nhiều vụ án quan trọng trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền. Trong những năm gần đây, lợi ích to lớn của AUSTRAC ngày càng được khẳng định. Đây cũng là một trong những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền.
2.4.2 Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của Mỹ
Mỹ là nước có hệ thống pháp luật về PCRT toàn diện và nghiêm khắc nhất thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều văn bản đề cập về những hành vi được coi là rửa tiền. Dưới đây là một vài Luật tiêu biểu:
- Luật Bank Secrecy Act (1970) về cơ bản loại trừ mọi giao dịch nặc danh trong phạm vi nước Mỹ. Điều này giúp cho Bộ Tài chính có khả năng bắt buộc các ngân hàng phải giữ lại mọi hoá đơn chứng từ liên quan tới việc chuyển tiền, và từ đó sẽ dễ dàng phát hiện ra quá trình rửa tiền. Luật này cũng bao gồm điều khoản rằng các giao dịch có giá trị trên 10.000$ hoặc nhiều giao dịch đến hoặc đi từ một tài khoản nào đó trong một ngày mà tổng giá trị giao dịch hơn 10.000$. Sau đó Luật được sửa đổi cho phép chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong
các cuộc điều tra Ngân hàng nào vi phạm luật này thì người điều hành có thể bị phạt tới 10 năm tù giam.
- Luật Money Laundering Control Act (1986) đã biến việc rửa tiền là một tội danh thực sự chứ không phải là một thành phần trong các tội khác, và luật Money Laundering Suppression Act bắt buộc các ngân hàng phải tự thiết lập các hệ thống phòng chống rửa tiền cho riêng mình giúp loại bỏ ngay các giao dịch đáng ngờ.
- Một số luật quan trọng khác trong việc phòng chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những Luật và quy định về phòng chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.
- Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền các các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân dự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữa chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.
Hiệu quảđạt được của Luật PCRT ở Mỹ: số trường hợp kết án về tội rửa tiền hàng năm ở Mỹ lên đến hàng nghìn trường hợp, con số này thể hiện sự nổ lực rất lớn của chính phủ trong công tác PCRT và hiệu quả của Luật PCRT ở Mỹ.
2.4.3 Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của Anh
Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng thương mại với sự phối hợp, tham gia của cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng
cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra.
Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Những trách nhiệm pháp lý dân sự có thể nảy sinh nếu vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng dẫn tại Anh chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới cũng phải thực hiện những hướng dẫn này.
Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật Chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật Hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật Hình sự năm 1993. Bộ luật đầu tiên cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma túy, phong tỏa chúng và khi có chứng cớ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật Hình sự năm 1990 cho phép kết tội những người che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển những tài sản hoặc giúp đỡ người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có. Luật Hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của tòa án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự.
Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của cộng đồng Châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền.
2.5 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về phòng chống rửa tiền
Đề tài rửa tiền được khá nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu liên quan đến vấn đề rửa tiền tại các nước đang phát triển - nơi mà các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển và rửa tiền thông qua hệ thống
ngân hàng còn tương đối ít. Theo đó thì các giải pháp mà các tác giả đề xuất đều khó thực hiện hoặc không phù hợp trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.
2.5.1 Các nghiên cứu trên Thế giới
Trong các nghiên cứu về rửa tiền thì không thể không kể đến“Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism” của Paul Allan Schott. Nghiên cứu là tài liệu hướng dẫn về chống rửa tiền và chống tài khủng bố của WB, IMF cho các quốc gia trên Thế giới. Theo đó, nghiên cứu đã khái quát một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố; tác động của rửa tiền đối với sự phát triển của các quốc gia, các Tổ chức quốc tế tham gia PCRT, những sáng kiến của WB và IMF về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Cụ thể, tác giả đề xuất các biện pháp phòng ngửa trong công tác PCRT:
- Nhận dạng và chú ý xác đáng tới khách hàng: Các tổ chức tài chính cần xây dựng và buộc thực thi các thủ tục rõ ràng về tiếp nhận và nhận dạng khách hàng đối với những khách hàng và những người hành động với tư cách là đại diện cho khách hàng. Những thủ tục này cần bao gồm việc xây dựng các hồ sơ của khách hàng có rủi ro cao. Những hồ sơ như vậy sẽ gồm có các chỉ tiêu về rủi ro chuẩn, như tiểu sử cá nhân, nước bản xứ, giữ vị trí trong công chúng hay vị trí nổi bật, các tài khoản nối kết, và loại và bản chất của hoạt động kinh doanh. Một khuyến nghị rất quan trọng là chỉ ban quản lý cao cấp mới đưa ra những quyết định đối với những khách hàng mà tiểu sử sơ lược của họ cho thấy mức độ rủi ro khá cao đối với các hoạt động rửa tiền.
- Các yêu cầu về lưu trữ hồ sơ: Các tổ chức tài chính cần lưu trữ các hồ sơ về nhận dạng và giao dịch của kháchhàng ít nhất 5 năm kể từ khi kết thúc một tài khoản.Các tổ chức có thể phải lưu trữ hồ sơ trong giai đoạn trên 5 năm nếu các cơ quan quản lý luật pháp của họ yêu cầu. Các nội dung của hồ sơ cần được sẵn sàng cung cấp cho các nhà chức trách theo yêu cầu và hơn nữa cần phải đủ chi tiết để cho phép truy tố hành vi phạm tội.
Những thông tin dưới đây cần được bao hàm trong hồ sơ giao dịch của khách hàng:
• Tên của khách hàng và/hoặc người thụ hưởng;
• Địa chỉ;
• Ngày và tính chất của giao dịch đó;
• Loại và khối lượng tiền liên quan trong giao dịch này;
• Loại và số để nhận dạng tài khoản; và
• Các thông tin liên quan tiêu biểu khác được tổ chức tài chính đó ghilại
- Báo cáo về các giao dịch đáng ngờ
Các tổ chức tài chính và nhân viên của họ cần luôn cảnh giác với các giao dịch đáng ngờ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy những giao dịch đáng ngờ:
Các dấu hiệu chung:
- Các tài sản được rút ra ngay lập tức sau khi chúng được gửi vào một tài khoản.
- Một tài khoản không hoạt động bỗng nhiên trở nên hoạt động mà không có một lý do hợp lý nào.
- Giá trị tài sản của một khách hàng cao một cách không tương thích với cả thông tin liên quan đến khách hàng đó lẫn hoạt động kinh doanh liên quan.
- Một khách hàng cung cấp thông tin sai lạc hoặc giả mạo hoặc từ chối cung cấp những thông tin cần phải cung cấp cho ngân hàng.
- Thỏa thuận của một giao dịch hoặc ám chỉ một mục đích phi pháp hoặc không lôgic về mặt kinh tế hoặc không thể nhận dạng được.
• Các dấu hiệu liên quan đến các giao dịch bằng tiền mặt
- Thường xuyên gửi tiền mặt vào ngân hàng một cách không tương thích hoặc với thông tin liên quan đến khách hàng hoặc với hoạt động kinh doanh của anh ta.
- Gửi tiền mặt và ngay sau đó, ký phát séc hoặc lệnh chuyển ngân tới các tài khoản được mở ở các ngân hàng khác trong cùng một nước hoặc ở nước ngoài.
- Thường xuyên rút tiền mặt mà không có bất kỳ một mối liên hệ rõ ràng nào với hoạt động kinh doanh của khách hàng đó.
- Thường xuyên đổi tiền có mệnh giá lớn sang tiền có mệnh giá nhỏ hơn hoặc sang các đồng tiền khác.
- Chuyển tiền mặt với một khối lượng lớn sang séc, kể cả séc du lịch.
- Thường xuyên trả tiền mặt cho những giao dịch với khối lượng chỉ vừa thấp hơn mức mà một tổ chức tài chính đòi hỏi phải nhận dạng hoặc báo cáo.
• Những dấu hiệu liên quan đến các giao dịch về các tài khoản tiền gửi:
- Đóng một tài khoản và sau đó mở ngay một tài khoản mới dưới cùng một tên hoặc do thành viên gia đình của khách hàng đó mở.
- Mua chứng khoán hoặc cổ phiếu bằng tiền được chuyển từ nước ngoài về hoặc bằng tiền rút ra từ tài khoản chỉ ngay sau khi tiền mặt được gửi vào tài khoản đó.
- Cơ cấu thiếu lôgic (nhiều tài khoản, thường xuyên chuyển tiền giữa các tài khoản…).