Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Rửa Tiền Đối Với Nền Kinh Tế


2.1.3.3 Hoà nhập

Giai đoạn thứ ba liên quan đến việc hòa nhập các khoản tiền đó vào trong nền kinh tế chính thống. Có thể thực hiện việc này bằng cách mua tài sản như bất động sản, chứng khoán hoặc công cụ tài chính khác hoặc mua hàng xa xỉ.

Cũng có thể thấy ba giai đoạn như vậy trong các chương trình tài trợ cho khủng bố, trừ giai đoạn hòa nhập thứ ba liên quan đến việc phân bổ kinh phí cho những kẻ khủng bố và các tổ chức hỗ trợ chúng, trong khi đó rửa tiền - như đã trình bày ở phần trên - lại đi theo chiều ngược lại – hòa nhập kinh phí của tội phạm vào trong nền kinh tế chính thống.

Tuy nhiên, không phải vụ rửa tiền nào cũng nhất thiết có ba giai đoạn. Ba giai đoạn này có thể xảy ra như ba giai đoạn riêng rẽ và khác biệt, nhưng trong nhiều vụ việc chúng có thể xảy ra đồng thời.

2.1.4 Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế

2.1.4.1 Rửa tiền làm tăng tội phạm và tham nhũng4

Việc "rửa tiền" thành công sẽ giúp cho các hoạt động phạm tội có thể sinh lợi, để những kẻ tội phạm có thể "hưởng thụ" các thành quả thu được từ các hoạt động tội phạm. Vì vậy, chừng nào một nước còn được coi là nơi ẩn náu an toàn cho hoạt động "rửa tiền" thì khi đó còn có nhiều khả năng nước đó có sức lôi cuốn tội phạm và thúc đẩy tham nhũng.

Những nơi ẩn náu an toàn cho rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là nơi có:

• Hệ thống AML/CFT yếu kém;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

• Một số hoặc nhiều loại hình tổ chức tài chính không được điều chỉnh bởi khuôn khổ AML/CFT;

• Ít tuân theo hoặc tuân theo có chọn lọc các điều khoản của AML/CFT;

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 3

• Các hình phạt không hiệu lực, bao gồm những điều gây khó khăn cho việc tịch

thu; và

• Một số lượng hạn chế các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.


4Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. II-2 đến II-3


Nếu hoạt động rửa tiền phổ biến ở một nước thì sẽ tạo ra nhiều tội phạm và tham nhũng hơn. Nó cũng làm tăng tình trạng sử dụng của hối lộ để mở những cửa ngõ quan trọng cho thành công của những nỗ lực rửa tiền, chẳng hạn như:

• Nhân viên và bộ phận quản lý của các tổ chức tài chính,

• Các luật sư và kế toán viên,

• Các cơ quan lập pháp,

• Các cơ quan thi hành pháp luật,

• Các cơ quan giám sát,

• Các nhóm cảnh sát,

• Những người khởi tố, và

• Các tòa án.

Mặt khác, một khuôn khổ AML/CFT toàn diện và hiệu quả cùng với việc thực hiện kịp thời và có hiệu quả các biện pháp thi hành sẽ làm giảm đáng kể những khía cạnh sinh lợi của hoạt động tội phạm này và trong thực tế, việc đó đã ngăn cản được tình trạng lợi dụng những kẻ hở pháp luật của những kẻ phạm tội và khủng bố. Điều này đặc biệt đúng khi việc tích cực tịch thu và sung công những khoản tiền thu được từ các hoạt động phạm tội là một phần của khuôn khổ pháp lý chung về AML/CFT của một nước.

2.1.4.2 Rửa tiền gây hậu quả xấu đối với hoạt động thương mại quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tai tiếng về một nơi ẩn náu an toàn cho "rửa tiền" và tài trợ cho khủng bố cũng đã có thể gây ra những hậu quả bất lợi đáng kể cho sự phát triển của một đất nước. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể quyết định hạn chế các giao dịch của mình với những tổ chức là nơi ẩn náu an toàn cho "rửa tiền"; buộc những giao dịch như vậy phải qua sự kiểm soát gắt gao hơn, khiến cho chúng thêm tốn kém hoặc chấm dứt hoàn toàn các mối quan hệ giao dịch hay vay mượn. Ngay cả các doanh nghiệp hợp pháp lẫn những doanh nghiệp là nơi ẩn náu an toàn cho "rửa tiền" cũng có thể bị giảm khả năng tiếp cận các thị trường thế giới hoặc phải tiếp cận với chi phí cao hơn do phải chịu sự kiểm soát gắt gao hơn về quyền sở hữu, các hệ thống tổ chức và kiểm soát.

Bất kỳ nước nào nổi tiếng về sự tuân thủ lỏng lẻo các tiêu chuẩn về AML/CFT cũng có ít hơn những khả năng được tiếp nhận đầu tư của tư nhân nước ngoài. Các


quốc gia đang phát triển chắc chắn sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp nhận hỗ trợ của chính phủ nước ngoài. Cuối cùng, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) vẫn bảo lưu một danh sách những nước không tuân thủ các yêu cầu về AML hoặc không hợp tác đầy đủ trong cuộc chiến chống rửa tiền. Việc bị xếp vào danh sách “các nước và vùng lãnh thổ thiếu hợp tác” sẽ khiến mọi người hiểu rằng nước đó không có những tiêu chuẩn tối thiểu về AML. Ngoài những tác động tiêu cực nói trên, các nước thành viên FATF riêng lẻ cũng có thể áp đặt những biện pháp đối kháng cụ thể đối với một nước không hành động để sửa chữa những khiếm khuyết trong công tác AML/CFT của mình.

2.1.4.3 Rửa tiền là suy yếu hệ thống tài chính5

Rửa tiền và tài trợ cho khủng bố có thể gây nguy hại theo nhiều cách cho sự lành mạnh của khu vực tài chính của một đất nước cũng như cho sự ổn định của từng tổ chức tài chính. Những hậu quả đó được coi là rủi ro đối với uy tín, nghiệp vụ, pháp lý và rủi ro tập trung đều có mối quan hệ qua lại với nhau. Mỗi rủi ro đều gây ra những chi phí cụ thể:

• Mất đi hoạt động kinh doanh sinh lợi,

• Những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền gây ra,

• Cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý,

• Các chi phí điều tra và tiền phạt,

• Thu giữ tài sản,

• Tổn thất cho vay,

• Giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính.

Rủi ro về uy tín là một rủi ro tiềm ẩn, ở đó công chúng biết về các khía cạnh bất lợi trong các phương pháp kinh doanh và những mối liên kết của ngân hàng; dù điều đó có chính xác hay không thì cũng sẽ làm mất niềm tin vào tính liêm chính của tổ chức đó. Khách hàng, cả người vay tiền lẫn người gửi tiền, cũng như các nhà đầu tư sẽ ngừng kinh doanh với một tổ chức mà uy tín đã bị hủy hoại bởi sự nghi ngờ hoặc bởi những lập luận thiếu căn cứ về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Việc mất những khách hàng vay tiền có phẩm chất cao sẽ làm giảm các khoản cho vay sinh lợi và làm tăng rủi ro


5Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. II-4 đến II-6


của toàn bộ danh mục vốn cho vay. Những người gửi tiền cũng có thể rút tiền của mình ra và do đó sẽ làm giảm nguồn tài trợ với chí phí thấp từ phía ngân hàng đó.

Hơn nữa, không thể dựa vào những khoản tiền của những kẻ rửa tiền gửi vào ngân hàng để làm nguồn cấp vốn ổn định. Những khoản tiền lớn sau khi đã được rửa thường bị bất ngờ rút ra khỏi tổ chức tài chính thông qua lệnh chuyển ngân điện tử hoặc những phương tiện chuyển ngân khác, từ đó gây ra những vấn đề tiềm tàng về tính thanh khoản.

Rủi ro nghiệp vụ cũng tiềm tàng do những thất thoát bắt nguồn từ các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không suôn sẻ, từ con người và các hệ thống hoặc từ những sự kiện ngoại sinh. Như lưu ý ở trên, những thất thiệt như vậy xảy ra khi các tổ chức phải gánh chịu tình trạng giảm, ngừng hoặc tăng chi phí đối với các dịch vụ liên ngân hàng hoặc các dịch vụ giao dịch ngân hàng. Chi phí vay vốn hoặc chi phí cấp vốn tăng lên cũng được tính đến trong những thua thiệt đó.

Rủi ro pháp lý cũng tiềm ẩn do những vụ kiện, phán quyết bất lợi của tòa án, hợp đồng không thể thực hiện được, tiền phạt và các hình phạt khác sẽ gây ra thua lỗ, làm tăng chi phí cho một tổ chức, thậm chí dẫn đến đóng cửa một tổ chức như vậy. Rửa tiền liên quan đến các tội phạm nói trên hầu như có mọi khía cạnh của quy trình rửa tiền. Do vậy, những khách hàng chính thống cũng có thể sẽ là nạn nhân của tội phạm tài chính, bị mất tiền và kiện tổ chức đó để đòi bồi hoàn lại tiền. Cũng có thể có những cuộc điều tra của các nhà chức trách ngân hàng hoặc các cơ quan thi hành pháp luật khác, từ đó làm tăng chi phí cũng như những khoản tiền phạt hoặc hình phạt khác. Tương tự, những hợp đồng nhất định cũng có thể không đi được vào cuộc sống bởi vì sự gian lận từ phía khách hàng phạm tội.

Rủi ro tập trung là tiềm tàng bởi vì sự thua thiệt bắt nguồn từ rủi ro do có quá nhiều khoản tín dụng hoặc vốn cho vay tập trung vào một người vay. Những quy định hoặc quy định pháp lý thường hạn chế rủi ro về tập trung vốn vay ngân hàng vào một khách vay vốn duy nhất hoặc một nhóm các khách hàng có liên quan với nhau. Việc thiếu hiểu biết về một khách hàng cụ thể, hoạt động kinh doanh của khách hàng đó hoặc mối quan hệ của khách hàng này với những người vay vốn khác có thể đặt ngân hàng vào tình thế nguy hiểm về khía cạnh vừa nêu. Đây thực sự là một mối quan ngại nếu có những đối tác liên quan với nhau, những người vay vốn có quan hệ với nhau và


một nguồn thu nhập chung hoặc những tài sản chung cho việc thanh toán. Tổn thất vốn vay tất nhiên cũng bắt nguồn từ những hợp đồng không khả thi hoặc những hợp đồng được ký với những nhân vật hư cấu. Các ngân hàng và các chủ tài khoản ngân hàng sẽ được bảo vệ khi ngân hàng có sẵn các hệ thống hữu hiệu về sự chú ý xác đáng. Nhận dạng những chủ sở hữu hưởng lợi từ một tài khoản là vấn đề hết sức quan trọng đối với một hệ thống AML/CFT hữu hiệu. Các thủ tục nhận dạng đó bảo vệ ngân hàng trước các mối quan hệ kinh doanh với những nhân vật hư cấu hoặc các công ty không có đủ tài sản như các công ty trá hình cũng như những kẻ phạm tội và khủng bố đã lộ mặt. Các thủ tục về chú ý xác đáng cũng giúp cho tổ chức tài chính hiểu được bản chất của những lợi ích kinh doanh và những vấn đề tài chính cơ bản của khách hàng.

2.1.4.4 Nền kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân bị tổn thương6

Những kẻ "rửa tiền" thường hay sử dụng “các công ty bình phong”- là những doanh nghiệp có vẻ bề ngoài hợp pháp và tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng trên thực tế lại do bọn tội phạm kiểm soát.

Những công ty bình phong này hòa trộn các quỹ phi pháp với các quỹ hợp pháp để che giấu những khoản tiền bất chính. Khả năng tiếp cận của các công ty bình phong tới những quỹ phi pháp cho phép chúng bao cấp các sản phẩm và dịch vụ của công ty, thậm chí với giá thấp hơn giá thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp hợp pháp sẽ khó cạnh tranh với những công ty bình phong khi mục tiêu duy nhất của chúng là bảo toàn và bảo vệ những khoản tiền bất hợp pháp chứ không phải để tạo một ra bất cứ khoản lợi nhuận nào.

Bằng việc sử dụng các công ty bình phong và những khoản đầu tư khác vào các công ty hợp pháp, những khoản thu được từ "rửa tiền" có thể được dùng để kiểm soát toàn bộ các ngành hoặc các khu vực của nền kinh tế ở những nước nhất định. Điều này làm tăng sự bất ổn định tiềm tàng về khía cạnh tiền tệ và kinh tế do sự phân bổ sai lệch các nguồn lực bắt nguồn từ tình trạng méo mó giả tạo của giá tài sản và hàng hóa. Nó cũng tạo ra một cơ chế cho trốn thuế, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của đất nước.


6Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. II-4 đến II-6


2.2 Tổng quan về hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống Ngân hàng‌

2.2.1 Khái niệm về hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống Ngân hàng

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng là việc lợi dụng những kẻ hở trong các quy định giao dịch, cho vay của ngân hàng để thực hiện tẩy rửa tiền. Rửa tiền thông qua ngân hàng là một trong những phương thức mà bọn tội phạm thường sử dụng vì ưu điểm nổi bậc của phương thức này là nếu thực hiện trót lọt dấu vết của đồng “tiền bẩn” gần như được xoá hoàn toàn, đồng tiền đội lốt hợp pháp được bổ sung vào dòng chảy vốn của nền kinh tế một cách tự nhiên. Hơn nữa trên Thế giới hầu như nước nào cũng có hệ thống ngân hàng. Càng ở những nước có quy định về phòng chống rửa tiền còn sơ khai, việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để rửa tiền càng thuận lợi hơn.

2.2.2 Một số phương thức chủ yếu và các dấu hiệu nhận biết hoạt động rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng

Luật PCRT đưa ra các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản để các đơn vị liên quan có thể dễ dàng nhận biết hành vi rửa tiền trong hoạt động ngân hàng, gồm 12 tiêu chí để nhận biết dấu hiệu giao dịch đáng ngờ trong hoạt động ngân hàng bao gồm:

- Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

- Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;

- Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường;

- Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;

- Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;


- Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn;

- Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu;

- Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch;

- Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch.

2.3 Hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền

Hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền thể hiện qua việc cảnh báo và ngăn chặn kịp thời các giao dịch có cơ sở hợp lý của rửa tiền. Theo đó quá trình phân loại, nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng được xem là nội dung cốt lõi trong công tác PCRT.

2.3.1 Chính sách nhận biết khách hàng:

Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

- Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác;

- Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;


- Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn. Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày;

- Khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo;

- Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;

- Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

Theo đó thông tin nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng được thực hiện như sau:

- Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.

Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;

- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thong tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản này.

- Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch, thông tin nhận dạng bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam.

- Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngoài những thông tin quy định tại mục a, đối tượng báo cáo phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch.

Xác minh thông tin nhận biết khách hàng:

- Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí