Thứ nhất: Các NHTM Việt Nam cần có chiến lược đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Vì các dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam còn giản đơn và ít so với nhu cầu ngày càng ra tăng của xã hội. Để phát triển và hội nhập với hệ thống tài chính thế giới, các NHTM Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng có thể phải chấp nhận lỗ trong giai đoạn đầu
, đồng thời tập trung cho một số loại dịch vụ có thế mạnh và nhu cầu của thị trường đang lên như: dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng tự động...
Thứ hai: Cần có chiến lược đầu tư trang thiết bị công nghệ hợp lý. Công nghệ có liên quan chặt chẽ tới chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do vậy các NHTM Việt Nam cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ. Việc đầu tư công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, với khả năng và trình độ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như xu hướng trong khu vực.
Thứ ba: Chú trọng đến thị trường khách hàng cá nhân. Thị trường dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân thực sự là một thị trường mới và giàu tiềm năng đối với các NHTM. Các NHTM phải biết cách nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường trước thì sẽ tạo được lợi thế của người đi trước cũng như gây dựng được một chỗ đứng vững chắc đối với thị trường tiềm năng này. Các NHTM cũng cần xác định rõ là đối với thị trường này, không thể đòi hỏi thành công ngay lập tức vì công chúng thường có thói quen chung thuỷ với ngân hàng mà họ tín nhiệm. Đến với thị trường này, các NHTM cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung khơi dậy cũng như định hướng cho công chúng về nhu cầu dịch vụ. Có như vậy mới có thể tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong công chúng để tiến đến thành công trong tương lai.
Thứ tư: Cần có chiến lược tiếp thị, quảng bá. Các NHTM cần có chiến lược tiếp thị quảng bá mạnh mẽ cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ, không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút khách hàng, tuy nhiên cũng cần hợp tác để đem lại sự tiện ích trong sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Thứ năm: Xây dựng thương hiệu. Một trong những yếu tố đem lại thành công cho ngân hàng là thương hiệu. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng được nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của ngân hàng.
Chương 2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại
chi nhánh ngân hàng công thương tiên sơn- Bắc Ninh
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Tiên sơn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
VietinBank có 4 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ.
VietinBank là sáng lập viên và đối tác liên doanh của ngân hàng INOVINA. Đồng thời có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001- 2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam , Hiệp hội các ngân hàng châu á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT). Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. VietinBank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển dịch vụ mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Sứ mệnh
Là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sống.
Tầm nhìn
Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế.
Giá trị cốt lõi
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng.
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình- được hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp- được tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội.
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Vietinbank
(Nguồn: http://vietinbank.vn/)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trụ sở chính của chi nhánh nằm trên đường Lý Thái tổ- Phường Đông Ngàn- Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh, được thành lập từ tháng 8 năm 1993 với tiền thân là phòng giao dịch của Chi nhánh NHCT Bắc Ninh, năm 1995 nâng cấp thành chi nhánh cấp 2, năm 2006 được nâng cấp thành chi nhánh cấp I.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức Về tư cách pháp nhân
Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đôc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về phân phối thu hập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ.
Về mô hình tổ chức: Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn thực hiện theo mô hình là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng được tổ chức theo các phòng, ban chuyên môn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Phòng tiền tệ kho - quỹ, Phòng Hành chính
- Tổ chức, Phòng quản lý rủi ro, các phòng giao dịch, điểm giao dịch và các quỹ tiết kiệm
Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn đã và đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm:
- Nhận tiền gửi
- Cho vay bảo lãnh
- Tài trợ thương mại
- Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ ngân quỹ
- Dịch vụ thẻ
Khách hàng chủ yếu: Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
thương mại, xuất nhập khẩu, thủ công mỹ nghệ, cá nhân và tổ chức trong các làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn
2.1.3.1. Thuận lợi
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn là thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Là một trong những NHTM Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất thuận lợi trong việc khai thác những ứng dụng công nghệ tin học để mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn gồm trụ sở chính,6 phòng giao dịch,điểm giao dịchvà quỹ tiết kiệm tạo ra ưu thế mạnh so với các NHTM khác trên địa bàn. Ngân hàng TMCP Công thương Tiên Sơn là một NHTM có uy tín trên địa bàn đo đó đã thu hút được khách hàng là các doanh nghiệp và đơn vị trả lương ngân sách sử dụng dịch vụ thẻ trả lương qua ATM. Qua đó, ngân hàng đã khai thác được nguồn tiền nhàn rỗi và còn tiếp cận được khác hàng trong việc cung ứng những sản phẩm dịch vụ khác.
Khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp công thương trên địa bàn, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp , tổ chức thủ công nghiệp của các làng nghề. Nằm trên địa bàn có rất nhiều làng nghề năng động đang trên đà phát triển mạnh mẽ là một thị trường nhiều tiềm năng về dịch vụ ngân hàng. Sự năng động của khu công nghiệp, các làng nghề tạo ra không ít những thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng. Nhìn chung, ngân hàng luôn giữ được chữ tín đối với khách hàng, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ với công nghệ hiện đại.
2.1.3.2. Khó khăn
Tuy đã được trang bị những công nghệ thông tin, tin học song cơ sở vật chất và công hệ ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng kịp thời với sự phát triển của ngân hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đị, chưa đủ tầm cỡ để hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt. Lượng tài sản có không sinh lời khá lớn do nợ xấu chưa xử lý được. Công tác quảng bá về sản phẩm dịch vụ, về hình ảnh của ngân hàng đã thực hiện song còn mờ nhạt, hiệu quả chưa cao, chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, do vậy việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng trong những năm qua còn gặp những khó khăn nhất định. Ngân hàng chưa thực sự chủ động trong việc mở rộng và phát triển các dịch vụ. Sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo ra những nhu cầu về dịch vụ ngày càng đa dạng với đòi hỏi ngày càng cao. Nhưng ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào những sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi thông dụng.
Khả năng tiếp cận của các dịch vụ còn hạn chế do nhận thức của công chúng về các dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ nhân viên còn tồn tại những bất cập về ngoại ngữ, tin học do vậy có những hạn chế trong việc triển khai các loại hình dịch vụ hiện đại.
2.2. Thực trạng cung cấp các dịch vụ tại Ngân hàng Công thương Tiên sơn
2.2.1. Các loại hình dịch vụ
2.2.1.1. Dịch vụ huy động vốn
Đối với một NHTM thì vấn đề huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, vì nó quyết định đến quy mô tài sản
có và góp phần quan trọng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó Ngân hàng Công thương Từ Sơn đã coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. Hiện nay Ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ tiền gửi chính là:
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Các hình thức huy động vốn được ngân hàng áp dụng đa dạng với lãi suất hấp dẫn thông qua giao dịch một cửa đã thu hút công chúng gửi tiền vào ngân hàng. Điều này được thể hiện ở sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm như sau
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị: Tr VNĐ
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | |||
Số tiền | Tăng trưởng | Số tiền | Tăng trưởng | ||
Tổng nguồn vốn huy động | 83.317 | 234.584 | +181,6% | 298.195 | + 27,1% |
Tiền gửi tiết kiệm | 61.382 | 196.430 | + 200,2% | 232.840 | + 18,5% |
Tỷ trọng % | 73,7% | 83,7% | 78,1% | ||
Tiền gửi tổ chức | 11.780 | 14.713 | + 24, 9% | 41.972 | +185,3% |
kinh tế | |||||
Tỷ trọng % | 14,1% | 6,3% | 14,1% | ||
Vốn khác | 10.155 | 23.441 | + 130,8% | 23.383 | -0,01% |
Tỷ trọng % | 12,2% | 10% | 7,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Chỉ Tiêu Phản Ánh Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Ngân Hàng
- Tỷ Trọng Thu Nhập Từ Hoạt Động Dịch Vụ Trên Tổng Thu Nhập
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Tình Hình Dư Nợ Tại Chi Nhánh Nhct Tiên Sơn Từ Năm 2007 - 2009
- Những Nghiên Cứu Về Cung Cấp Dịch Vụ Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Địa Bàn.
- Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Của Nhct Tiên Sơn
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro NHCT Tiên Sơn)
Bảng 2.1 cho thấy vốn huy động có sự gia tăng qua các năm và đột biến vào năm 2008 (181,6%) đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm tăng với tốc độ rất