Tiền Lương Bình Quân Tháng Của Cbnv Ngân Hàng Tmcp Quân Đội

Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định về việc chi trả tiền làm thêm giờ không phải lúc nào cũng được thực thi một cách triệt để và thường chỉ được áp dụng vào những đợt như cuối năm. Còn hàng ngày, người lao động vẫn thường xuyên ở lại làm thêm giờ để xử lý công việc nhưng cũng không được hưởng tiền làm thêm giờ.

Qua điều tra thực tế chỉ có 15% số người được hỏi hài lòng, 10% rất hài lòng với các quy định chi trả tiền làm thêm giờ của Ngân hàng, ngược lại có đến 60% số người được hỏi phản đối cách thức và mức chi trả tiền làm thêm của ngân hàng và 15% số người còn lại cho ý kiến bình thường. Như vậy việc sử dụng tiền làm thêm giờ để khuyến khích động viên người lao động đã không có tác dụng với một bộ phận không nhỏ tập thể CBNV, điều này sẽ gây ra những trở ngại khi ngân hàng cần nhân viên tăng ca như những dịp chạy chương trình hoặc tổng kết cuối tháng, quý và năm. Với vai trò quan trọng như vậy, việc chi trả tiền làm thêm giờ là một nhân tố cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình tạo động lực vật chất cho người lao động.

* Phụ cấp:

+ Phụ cấp xăng xe: Hàng tháng, mỗi cán bộ nhân viên chính thức của Ngân hàng TMCP quân đội đuợc hỗ trợ tiền xăng xe ở mức 400.000 VND/người/tháng.

+ Phụ cấp độc hại: mỗi cán bộ nhân viên làm việc ở vị trí có nguy cơ độc hại cao, các vị trí tiếp xúc nhiều với tiền (thủ quỹ, giao dịch viên…) được trợ cấp độc hại là

350.000 VND/người/tháng.

+ Phụ cấp thâm niên: Nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên công tác và làm việc lâu dài tại Ngân hàng, những cán bộ nhân viên chính thức làm việc tại Ngân hàng trên 12 tháng sẽ được trợ cấp thâm niên hàng tháng. Mức phụ cấp thâm niên được tính theo thời gian làm việc thực tế và dựa trên lương cơ bản của cán bộ nhân viên.

+ Phụ cấp đắt đỏ: những cán bộ nhân viên làm việc tại các thành phố lớn, có chi phí sinh hoạt cao (TPHCM, Hà Nội…), sẽ được ngân hàng hỗ trợ thêm tiền phụ cấp đắt đỏ 1.000.000 VND/người/tháng.

+ Phụ cấp biệt phái: đây là loại phụ cấp chuyên biệt, dành cho những cán bộ nhân viên phải điều chuyển, công tác tại tỉnh/ thành phố khác với nơi sinh sống của gia đình.

+ Phụ cấp làm thêm giờ: Vào những đợt cao điểm như lễ tết, lượng giao dịch

tăng đột biến dẫn đến các bộ phận phải ở lại làm thêm giờ (Giờ làm việc theo quy định

là từ7h30h đến 17h30 hàng ngày). Đối với thời gian làm việc sau 17h30 sẽ được tính phụ cấp thêm giờ với mức 130% so với giờ làm việc bình thường. Phụ cấp thêm giờ giúp người lao động có thêm động lực làm việc trong những giai đoạn cao điểm, phát sinh nhiều giao dịch của ngân hàng.

+ Phụ cấp điện thoại:

Hiện tại, tất cả các cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh Quảng Bình đều được phụ cấp điện thoại 150.000 VND/ tháng.

Riêng các trưởng phòng, trưởng bộ phận, phòng ban chi nhánh, phó giám đốc và giám đốc được hỗ trợ mức 500.000 VND/ người/ tháng, chi nhánh sẽ chi trả theo hóa đơn điện thoại trả sau hàng tháng. Nếu hóa đơn điện thoại dưới 500.000 VND/ tháng thì chi nhánh sẽ thanh toán đúng số tiền thực tế. Còn nếu hóa đơn trên 500.000 VND/ tháng thì chi nhánh sẽ thanh toán 500.000 VND.

Thực tế điều tra cho thấy có hơn một nửa số người được hỏi đồng ý rằng các khoản phụ cấp của Ngân hàng giành cho cán bộ nhân viên là hợp lý trong khi hơn 32% cho rằng các khoản phụ cấp hiện tại là không hợp lý và gần 18% cho ý kiến bình thường về các khoản phụ cấp. Như vậy, các khoản phụ cấp đã phát huy vai trò khá tốt trong công tác tạo động lực vật chất. Tuy nhiên còn một số lượng không nhỏ cán bộ nhân viên chưa thực sự được tạo động lực từ những khoản tiền này. Điều đó có thể dẫn đến công tác tạo động lực sẽ bị yếu ở một mắt xích quan trọng và không có được tính hiệu quả toàn diện.

* Các khoản giảm trừ: Các khoản giảm trừ có thể kể đến như thuế TNCN, bảo hiểm, công tác phí, đảng phí…

Thông thường, ngoài những đợt tăng lương chung toàn hệ thống (để phù hợp với mặt bằng lương trong xã hội), mỗi cán bộ nhân viên sẽ được tăng lương theo niên hạn 2 năm 1 lần, mức tăng tùy thuộc vào kết quả đánh giá nhân lực cuối năm và các thành tích đạt được, với điều kiện là không bị đánh giá dưới mức trung bình ở năm liền kề trước và không vi phạm bất cứ quy định nào của ngân hàng. Tùy theo tình hình thực tế, Hội đồng Quản trị và Ban điều hành sẽ có các quyết định tăng lương, điều chỉnh lương cho từng cán bộ nhân viên. Ngoài ra, định kỳ vào bất kỳ thời điểm nào thấy cần thiết và phù hợp, Hội đồng Quản trị sẽ điều chỉnh lại hệ thống Hàm và Bậc lương bằng

cách thay đổi mức lương cụ thể tại mỗi bậc lương và thay đổi khoảng cách giữa các bậc lương.

Tuy nhiên, trong các năm gần đây, Ngân hàng TMCP quân đội –chi nhánh Quảng Bình thực hiện tăng lương mỗi năm một lần cho cán bộ nhân viên. Đối tượng tăng lương là toàn thể cán bộ nhân viên chính thức của Ngân hàng, trừ cán bộ nhân viên chính thức có thời gian làm việc dưới 06 tháng hoặc có xếp loại đánh giá hai kỳ gần nhất là Không hoàn thành. Cán bộ quản lý là người đề xuất mức điều chỉnh tăng lương, Khối Quản trị Nguồn nhân lực sẽ thông qua và Tổng Giám đốc là người phê duyệt. Còn đối với các cán bộ quản lý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ là người phê duyệt các mức tăng lương. Đề xuất tăng lương và mức độ tăng phụ thuộc vào:

- Kết quả đánh giá nhân lực

- Vị trí công việc

- Thời gian làm việc

- Mặt bằng lương của vị trí công việc

- Kỷ luật/Khen thưởng

Trong các tiêu chí đánh giá này, tiêu chí kết quả đánh giá nhân lực là tiêu chí quan trọng và có tính chất quyết định tới điều chỉnh lương.

Tiền lương

10,000,000

8,000,000

6,000,000

4,000,000

2,000,000

0

Tiền lương

2014 2015 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Quân đội- chi nhánh Quảng Bình năm 2017

Biểu đồ 2.2: Tiền lương bình quân tháng của CBNV ngân hàng TMCP Quân đội

– chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016

Qua biểu đồ có thể thấy, tiền lương bình quân của CBNV không ngừng được cải thiện qua các năm và tiền lương ở mức khá so với mặt bằng chung ngành ngân hàng. Tiền lương bình quân đạt 7.5 triệu đồng/người/tháng năm 2014 và tăng lên 8.7 triệu

đồng/người/tháng năm 2015. Với tốc độ tăng lương đều qua các năm, tiền lương bình quân năm 2016 là hơn 9,3 triệu đồng/người/năm. Với mức lương bình quân ngày càng tăng góp phần cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ nhân viên, giúp người lao động yên tâm công tác và cống hiến cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Tiền lương bình quân tháng theo chức danh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Nhân viên

4

4.6

5

Chuyên viên Kiểm soát

7.6

8

9

CBQL cấp trung

9.5

10.5

11.5

CBQL cấp cao

17

18.5

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Quảng Bình - 8

Nguồn: Khối quản trị Nguồn nhân lực- Ngân hàng TMCP Quân Đội Quảng Bình

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy:

Thứ nhất, tiền lương tăng qua các năm ở tất cả các vị trí từ nhân viên đến CBQL. Lương nhân viên năm 2014 là 4 triệu đồng/người/tháng năm 2015 và tăng lên 4.6 triệu đồng/người/tháng vào năm 2016, lương CBQL cấp cao là 17 triệu đồng/người/tháng năm 2015 và tăng lên 20 triệu đồng/người/tháng năm 2017. Các vị trí đều được tăng lương cho thấy ban lãnh đạo ngân hàng có sự quan tâm đến toàn bộ cán bộ nhân viên, tạo cảm giác người lao động được tôn trọng và giúp họ an tâm làm việc. Việc tăng lương qua các năm của tất cả vị trí chức danh là thỏa đáng và phù hợp với thực tế kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, tiền lương có sự chêch lệch lớn giữa các chức danh công việc và mức chênh lệch được duy trì khá ổn định qua các năm. Có thể thấy mức lương trên 9 triệu đồng/người/tháng dành cho CBQL cấp trung trở lên, và mức lương trên 15 triệu đồng/người/tháng dành cho CBQL cấp cao. Thực tế tại ngân hàng TMCP Quân đội Quảng Bình, lương phó phòng là 9 triệu đồng/người/tháng và trưởng phòng là 11 triệu đồng/người/tháng, lương phó giám đốc 15 triệu đồng/người/tháng và lương giám đốc là 20 triệu đồng/người/tháng. Sự chêch lệch tiền lương như trên là hợp lý, do đối với chức danh nhân viên (chủ yếu là nhân viên lái xe, nhân viên vệ sinh, lễ tân…) làm những công việc đơn giản và không yêu cầu trình độ chuyên môn cao, mới mức công

việc như vậy mức lương 5 triệu đồng/người/tháng là hợp lý. Đối với chức danh CBQL cấp cao (Giám đốc, phó giám đốc…) họ phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh, vận hành và là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh.Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và áp lực khối lượng công việc lớn nên cần trả mức lương cao tương xứng với đặc điểm công việc.

Từ số liệu báo cáo của ngân hàng TMCP Quân đội Quảng Bình và kết quả điều tra thực tế cho thấy: tuy tiền lương của ngân hàng TMCP Quân đội Quảng Bình ở mức khá so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng và tiền lương có tăng qua các năm nhưng còn chưa tương xứng với công sức người lao động bỏ ra. Tiền lương tuy cao hơn một số ngân hàng trong hệ thống nhưng đổi lại, người lao động phải thực hiện khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều lần, họ thường xuyên phải ở lại muộn để xử lý công việc và chịu nhiều áp lực trong công việc.

Như vậy, tiền lương tại ngân hàng TMCP Quân đội Quảng Bình chưa tạo được động lực cho người lao động, dẫn đến trong thời gian qua, số lượng người lao động nghỉ việc tương đối lớn.

2.2.1.2. Tiền thưởng và tiền phạt vật chất

* Thưởng lễ tết và thưởng dựa vào đánh giá nhân lực

- Hàng năm, vào các dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, 2/9, ngày thành lập ngân hàng 4/11, ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12, Ngân hàng đều có tiền thưởng trích từ quỹ tiền thưởng kinh doanh dành cho cán bộ nhân viên. Mức thưởng thường là là 300.000 VND cho nhân viên thử việc, 500.000 VND cho nhân viên học việc và ½ tháng lương cho nhân viên chính thức. Với mức thưởng trên, Ngân hàng TMCP quân đội được xem là ngân hàng có mức thưởng khá thường xuyên cho người lao động.

- Một số ngày lễ dành cho phụ nữ trong năm như 8/3, 20/10, Ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ gửi lời chúc mừng tới từng cán bộ nhân viên nữ, kèm theo một phần quà trị giá

200.000 VND mỗi người. Tuy nhiên, số tiền này lại được chuyển vào quỹ của từng bộ phận, phòng ban để doanh nghiệp liên hoan cho các cán bộ nhân viên nữ.

- Dịp Tết thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu, Ngân hàng sẽ gửi tới con em của các cán bộ nhân viên một món quà nhỏ. Món quà đó có thể là một hộp bánh Trung thu, một chiếc vé xem xiếc...

- Vào dịp Tết Dương lịch, mỗi cán bộ nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng Tết Dương lịch và 1 tháng lương thứ 13. Tiền thưởng Tết Dương lịch thường là 500.000 VND cho cán bộ nhân viên thử việc và học việc, 1 đến 2 tháng lương cho cán bộ nhân viên chính thức. Tháng lương thứ 13 của mỗi cán bộ nhân viên sẽ được tính bằng mức lương trung bình của (lương cơ bản+ lương kinh doanh) của 6 tháng gần nhất.

- Ngoài ra, vào các dịp sinh nhật của mỗi cán bộ nhân viên, theo quy định, lãnh đạo Chi nhánh sẽ gửi lời chúc mừng sinh nhật tới từng người cùng 1 thẻ mua hàng tại siêu thị giá trị 500.000 VNĐ. Đây được coi là sự quan tâm, khích lệ tinh thần CBNV.

- Phần tiền thưởng kinh doanh còn lại, cán bộ nhân viên sẽ nhận được vào dịp Tết Âm lịch. Mức thưởng của mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Xếp loại của đơn vị trực thuộc: là yếu tốt quyết định số lượng cán bộ nhân viên xếp loại gì.

Bảng 2.4: Định mức xếp loại của phòng ban, phòng giao dịch trực thuộc

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu

Xếp loại của cán bộ nhân viên

Xuất sắc

Tốt

Khá

Trung

bình

Kém

Xếp loại

Xuất sắc

20

20

50

10

0

Tốt

10

20

50

20

0

Khá

0

10

60

20

10

Trung bình

0

10

30

40

20

Kém

0

0

20

30

50

Nguồn: Phòng nhân lực- Ngân hàng TMCP Quân Đội Quảng Bình

VD: Phòng xếp loại xuất sắc thì sẽ được tối đa 20% cán bộ nhân viên xếp loại xuất sắc, 20% đạt xếp loại tốt, 50% đạt xếp loại Khá và 10% đạt xếp loại trung bình…

+ Xếp loại đánh giá nhân lực của cá nhân: theo như thường lệ, mỗi xếp loại của cá nhân theo đánh giá nhân lực sẽ có những mức thưởng khác nhau vào dịp tết âm lịch.

+ Kỷ luật: Đối với những nhân viên vi phạm kỷ luật thì xếp ở mức không đạt yêu cầu. Nếu vi phạm những lỗi nghiêm trọng thì tùy mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.

Dựa vào các dữ liệu này, phòng Tiền lương & Phúc lợi sẽ sử dụng các công thức mặc định để tính toán ra khoản lương kinh doanh mà mỗi cán bộ nhân viên được nhận. Bảng tính lương kinh doanh chi tiết sẽ được gửi tới Cán bộ quản lý của từng đơn vị và họ sẽ là người hiệu chỉnh cuối cùng. Sau khi Cán bộ quản lý duyệt mức thưởng kinh doanh của đơn vị mình sẽ gửi lại cho phòng Tiền lương & Phúc lợi và tiền thưởng kinh doanh sẽ được chi trả cho cán bộ nhân viên. Tuỳ tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng và quyết định của Ban điều hành mà tổng quỹ lương kinh doanh qua các năm là khác nhau.

- Thưởng cá nhân xuất sắc hàng năm

Hàng năm, dựa vào kết quả đánh giá nhân lực của cán bộ nhân viên từng bộ phận, phòng ban, mỗi đơn vị sẽ đề cử ra các cá nhân xuất sắc của năm đại diện cho đơn vị mình để nhận Bằng khen của Tổng Giám đốc và một khoản tiền thưởng.

Những cán bộ được đề cử giải thưởng cá nhân xuất sắc của năm sẽ phải là những người có xếp loại đánh giá nhân lực đạt loại xuất sắc. Số cá nhân xuất sắc của năm tối đa là 2 người/ 1 đơn vị phòng ban.

Trong trường hợp một phòng có số người đủ tiêu chí xét khen thưởng nhiều hơn mức tối đa cho phép thì cán bộ quản lý trực tiếp sẽ là người quyết định danh sách đạt giải thưởng cuối cùng. Mức thường đối với giải thưởng này thường là 5.000.000 VNĐ/người.

Tuy nhiên việc căn cứ chủ yếu vào kết quả đánh giá nhân lực để xét thưởng cũng gây ra nhiều phản ứng thiếu tích cực vì nhiều người chưa tin vào sự công bằng của kết quả đánh giá nhân lực. Họ cho rằng bản đánh giá nhân lực chưa đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của nhân viên.


Tiền thưởng

50,000,000

40,000,000

30,000,000

20,000,000

10,000,000

Tiền thưởng

-

2014

2015

2016

Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 của Ngân hàng TMCP quân đội

Biểu đồ 2.2: Tiền thưởng trung bình năm của CBNV ngân hàng TMCP Quân đội Quảng Bình giai đoạn 2014-2016

Tiền thưởng của ngân viên tại ngân hàng là 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2014, năm 2012 tiền thưởng tăng lên 37 triệu đồng/người/năm và đến năm 2015 tổng quỹ thưởng ngân hàng TMCP Quân đội Quảng bình là 8,5 tỷ đồng, với khoảng 200 lao đồng thì mỗi nhận viên được thưởng trung bình 4,2 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2.5: Tiền thưởng trung bình năm theo chức danh tại ngân hàng TMCP

quân đội Quảng Bình giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Nhân viên

13

13.5

16

Kiểm soát, tổ trưởng, chuyên

viên

32

33.5

35

CBQL cấp trung

50

52

55

CBQL cấp cao

90

95

100

Nguồn: Khối quản trị Nguồn nhân lực- Ngân hàng TMCP Quân Đội Các vị trí chức danh có sự chênh lệch tiền thưởng do mỗi lần thưởng, ngân hàng thưởng với tỷ lệ từ 0.5 tháng đến vài tháng lương chức danh. Do lương chức danh của nhân viên khác với chuyên viên và khác với CBQL nên mỗi lần thưởng số tiền thưởng

cũng có sự chênh lệch tương ứng.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí