Thu Thập Dữ Liệu Và Phân Tích Dữ Liệu


- Đứng ra bảo lãnh (thế chấp, giấy cam kết) mà không có lý do rõ ràng.

- Chuyển tiền để làm lợi cho các ngân hàng khác mà không có một dấu hiệu rõ ràng nào của người được hưởng lợi đó.

- Bất ngờ hoàn trả mà không có một sự giải thích đáng thuyết phục nào đối với khoản vay không được trả đúng kỳ hạn này.

- Gửi séc với một khối lượng lớn không tương thích với hoặc thông tin liên quan đến khách hàng đó hoặc hoạt động kinh doanh liên quan.

Đề tài nghiên cứu “Factors affecting money laundering: lesson for developing countries” của Santha Vaithilingam và Mahendhiran Nair thuộc đại học Monash Malaysia. Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ và tác động lan toả của 5 nhân tố là công nghệ (technology), chất lượng nguồn nhân lực (quality of human capital), tính hiệu quả của khuôn khổ pháp lý (efficiency of the legal framework), quản trị doanh nghiệp (ethical behavior of firms-corporate governance), năng lực đổi mới (capacity for innovation) giữa 88 quốc gia phát triển và đang phát triển bằng phương pháp OLS. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Yếu tố công nghệ cho việc thanh toán của ngân hàng như Internet banking, digital money and smart cards tác động tiêu cực đến công tác chống rửa tiền. Bởi vì tội phạm rửa tiền có thể khai thác những điểm yếu của công nghệ ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền. Ngoài ra không loại trừ hạ tầng công nghệ yếu kém của các nước đang phát triển. Nhưng đối với các nước phát triển, nơi có hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tốt lại có tác động tích cực đến giảm sự lan toả của hoạt động rửa tiền. Chất lượng nguồn nhân lực (quality of human capital) có tác động tích cực đến việc giảm rửa tiền. Hai biến: tính hiệu quả của khuôn khổ pháp lý (efficiency of the legal framework) và quản trị doanh nghiệp đều có tác động tích cực và lan toả đến hoạt động rửa tiền. Sự khác nhau về mức ý nghĩa giữa nhóm nước phát triển vàđang phát triển là tính lan toả của hoạt động rửa tiền

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả trong khuôn khổ pháp lý với việc quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giảm sự lan toả của hoạt động rửa tiền và một năng lực đổi mới tốt sẽ giảm tính lan toả của hoạt động rửa tiền. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức ý nghĩa của 5 nhân tố nghiên cứu ở nhóm nước đang phát triển thì thấp hơn những nước phát triển. Nghiên cứu cũng đưa ra những ước lượng tin cậy về mối quan hệ của hoạt động rửa tiền và các nhân tố, điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng chính sách nhằm chống lại hoạt động rửa tiền tại các quốc gia.


2.5.2 Các nghiên cứu trong nước

Đề tài nghiên cứu“Hệ thống các giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020” của ThS. Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng, chống rửa tiền, Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài cũng đã khái quát về rửa tiền và thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Theo đó, nghiên cứu đã tổng hợp và trình bày hệ thống lý luận cơ bản về vấn đề rửa tiền, các chuẩn mực quốc tế và các văn bản pháp lý về phòng chống rửa tiền. Nghiên cứu cũng đã cung cấp tương đối đầy đủ về thực trạng công tác phòng chống rửa tiền trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là những tồn tại, bất cập và thách thức trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền. Nghiên cứu đề xuất được hệ thống các giải pháp tổng thể về phòng chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020, đưa ra được một số đề xuất, kiến nghị cụ thể, xác đáng đối với Chính phủ, NHNN và một số cơ quan chức năng liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề tài nghiên cứu “Tăng cường phòng chống rửa tiền qua hoạt động Ngân hàng khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” của Tiến sĩ Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thế Tùng Trường Đại học kinh tế quốc dân đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 6 (457) – Tháng 06/2016 cũng đã chỉ ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc triển khai PCRT trong bối cảnh Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong PCRT như: đối với hoạt động của NHTM các ngân hàng cần xác định rủi ro, các dấu hiệu rửa tiền trong từng sản phẩm dịch vụ, từng hoạt động kinh doanh (hoạt động kế toán giao dịch, hoạt động tín dụng, hoạt động tàitrợngoại thương, hoạt động thẻ, hoạt động thanh toán quốc tế). Theo đó các tác giả đề xuất mô hình quản trị rủi ro rửa tiền như sau:


Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 5


Bộ phận kiểm toán nội bộ

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản lý rủi ro


Cấp độ 3



Cấp độ 1

Bộ phận giao dịch trực tiếp


Cấp độ 2

Ban điều hành

Uỷ ban quản trị rủi ro rửa tiền

Phòng Quản trị rủi ro rửa tiền tại TSC

Phòng Quản trị rủi ro rửa tiền tại chi

nhánh

Nguồn: Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thế Tùng (2016)

Sơ đồ 2.1: Ba vòng kiểm soát rửa tiền

Về giải pháp công nghệ: các tác giả cho rằng hệ thống PCRT cần phải có 2 module thiết yếu là Filtering: ngăn chặn tức thời và Profiling dành cho phân tích. Trong Profiling các kịch bản rửa tiền được đưa vào hệ thống và kiểm nghiệm hiệu quả của các kịch bản đó, thu thập tất cả các giao dịch nghi ngờ…Đối với Filtering là một quy trình cảnh báo giúp hỗ trợ nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, xếp hạng rủi ro dựa trên ma trận rủi ro….

Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam” của TS. Phạm Mạnh Hùng (2010) đã đề cập đến những văn bản pháp lý trong và ngoài nước liên quan đến công tác PCRT, kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới trong xây dựng Luật PCRT. Ngoài ra, tác giả còn phân tích, làm rõ một số kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài như MayBank, AffinBank Berhad (Malaysia). Theo đó, để công tác PCRT có hiệu quả thì cần phải chú ý đến công tác báo cáo, xử lý giao dịch đáng ngờ và công tác nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng. Cụ thể, trong quá trình


giao dịch với khách hàng, nếu nghi ngờ giao dịch đó có dấu hiệu của hoạt động phạm pháp, rửa tiền, tài trợ khủng bố, phải khẩn trương tiến hành làm báo cáo giao dịch đáng ngờ và gửi càng nhanh càng tốt cho bộ phận PCRT. Công tác nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng bao gồm: thẩm tra nhận dạng khách hàng từ các nguồn độc lập khác nhau; nhận dạng và thẩm tra quyền sở hữu và kiểm soát của người hưởng lợi; xác minh mục đích và bản chất thực sự của mối quan hệ kinh doanh; phân tích và kiểm tra mối quan hệ và các giao dịch tiếp theo… Thủ tục cập nhật thông tin khách hàng thường được tiến hành khi khách hàng thực hiện một giao dịch vượt ngưỡng quy định, có nghi ngờ về rửa tiền hay tài trợ khủng bố, nghi ngờ về tính chính xác hoặc không đầy đủ thông tin do khách hàng cung cấp.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã khái quát lại các khái niệm, các phương thức, các ảnh hưởng của vấn nạn rửa tiền đến hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia. Ngoài ra việc nghiên cứu các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCRT trong chương 5.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:

- Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Các nhân tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống Ngân hàng luôn là mục tiêu nhắm đến của tội phạm rửa tiền vì một khi được giao dịch qua hệ thống ngân hàng thành công thì đồng tiền phạm pháp hầu như không để lại dấu vết. Việc chọn đối tượng nghiên cứu là công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng luôn là một yêu cầu cấp thiết.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp:

Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng các số liệu của Ngân hàng Kiên Long và của Cục phòng chống rửa tiền – NHNN để phản ánh mức độ tuân thủ của Kienlongbank về công tác báo cáo, quy trình quy chế đã được quy định trong các văn bản của Kienlongbank và của NHNN.

Phương pháp định tính: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) để điều tra phỏng vấn những người đang trực tiếp làm công tác PCRT tại Kienlongbank cũng như những nhận định, đánh giá công tác này trên góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước (đại diện là thanh tra NHNN tỉnh Kiên Giang). Với phương pháp này nguồn dữ liệu thu thập được kỳ vọng là sẽ phản ánh đúng thực trạng công tác PCRT tại Kienlongbank.

3.3 Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau“triangulation” để thực hiện như: phương pháp thảo luận nhóm (focus group), phỏng vấn sâu (sử dụng bản câu hỏi mở bán cấu trúc – Semi-structured interviews), phương pháp tài liệu (Documentation).

Về thảo luận nhóm: tác giả đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát lấy ý kiến của 52 giao dịch viên, kiểm soát viên, Phó giám đốc (phụ trách kế toán) - những người trực


tiếp tiếp xúc khách hàng, bằng việc tham gia trả lời 39 câu hỏi về kiến thức, nghiệp vụ công tác PCRT. Mục đích là để tìm hiểu xem đội ngũ này có thật sự đã nắm được các quy định và có nắm thì ở mức độ nào của công tác PCRT.

Ví dụ: để biết được liệu các nhân viên ngân hàng (giao dịch viên) có nắm được những quy định về PCRT hay không, tác giả sử dụng câu hỏi mở: “ Thế nào là hành vi rửa tiền?” hoặc “ Giao dịch đáng ngờ là gì?”

Phỏng vấn sâu: tập trung phỏng vấn sâu hai đối tượng đó là Chánh Thanh tra Ngân hàng nhà nước tỉnh Kiên Giang (Kienlongbank hiện tại vẫn đặt Hội sở chính tại Thành phố Rạch giá, tỉnh Kiên Giang) và cán bộ làm công tác PCRT tại Hội sở ngân hàng.

Bằng việc sử dụng câu hỏi mở, bảng câu hỏi được thiết kế theo bán cấu trúc (Semi-structured interviews), tác giả có thể hiểu rõ hơn về thực trạng, cách nhìn nhận đánh giá một cách khái quát nhất tình trạng PCRT của Kienlongbank.

Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả có sử dụng máy ghi âm và ghi chú những điểm quan trọng. Tập trung quan sát ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là đối với các câu hỏi khó, nhạy cảm.

Phân tích dữ liệu: quá trình này được thực hiện qua 4 bước:

Bước 1: Đánh máy ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn. Trong bước này tác giả phải nghe đi nghe lại rất nhiều lần để đảm bảo tính chính xác của câu trả lời, ngay cảnhững đoạn ngưng, suy nghĩ, ngập ngừng của người được phỏng vấn cũng sẽ phải ghi chú lại một cách kỹ càng. Trong quá trình đánh máy, tác giả có chừa lề dùng để ghi chúở bước 2.

Bước 2: Đọc từ đầu đến cuối và đọc đi đọc lại từng bản đánh máy cho từng cuộc phỏng vấn đảm bảo hiểu rõ nội dung của câu trả lời. Đồng thời ghi chú lại những ý, những câu, cụm từ mà người được phỏng vấn hay đề cập đến bên ngoài lề của quá trình đánh máy.

Bước 3: Trong khi đọc ở bước 2, ghi chú những chủ đề (themes) mà từng đoạn phỏng vấn đề cập đến ở lề bên cạnh. Sau đó liệt kê tất cả themes vào 1 tờ giấy, nhóm lại và tạo ra các nhóm chủ đề (categories).

Bước 4: Đọc đi đọc lại những câu, đoạn dữ liệu cho từng nhóm chủ đề để tìm ra ý nghĩa (meaning) của chúng chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong cách giải


thích của các đối tượng tham gia khác nhau và giải thích cho khác biệt để đi đến một khuôn mẫu (pattern) nào đó. Đối chiếu trở lại với các nghiên cứu trước làm cơ sở cho phân tích và thảo luận.

Trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, Marshall và Rossman (1989) cho rằng thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu phải là một quá trình đồng thời trong nghiên cứu định tính. Phân tích dữ liệu định tính chủ yếu dẫn đến việc phân loại các vụ việc, con người, sự kiện, và các đặc tính của chúng. Họ tìm cách nhận diện và mô tả các phương thức diễn tiến và các chủ đề từ quan điểm của (những) người tham gia, sau đó cố gắng tìm hiểu và giải thích các phương thức diễn tiến và chủ đề này. Trong quá trình phân tích dữ liệu, dữ liệu sẽ được sắp xếp theo từng nhóm câu hỏi, ra soát lại nhiều lần. Một danh mục những ý tưởng xuất hiện sẽ được ghi chép lại. Các cuộc phỏng vấn ghi âm và nhật ký ghi âm của người tham gia sẽ được chuyển ngữ nguyên văn. Các ghi chép thực địa và nhật ký sẽ được xem xét đều đặn.


3.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu



Vấn đề nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết

Các nghiên cứu trước đây



Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát


Chọn mẫu nghiên cứu



Thu thập dữ liệu



Phân tích dữ liệu, đánh giá kết quả

phỏng vấn và diễn giải



Đề xuất, kiến nghị, giải pháp.

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí