Các Hình Thức, Thủ Đoạn Rửa Tiền Qua Ngân Hàng


sở hữu trí tuệ, trong đó có đấu tranh phòng, chống rửa tiền luôn được quan tâm hàng đầu. Các tiêu chí để đánh giá một quốc gia tích cực đấu tranh chống rửa tiền là quốc gia đó phải: (i) Công nhận và tham gia ký kết các công ước quốc tế về phòng, chống rửa tiền; (ii) Có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền được xây dựng trên các khuyến nghị của FATF; (iii) Có tổ chức chuyên trách về đấu tranh phòng, chống rửa tiền và tổ chức tốt cuộc đấu tranh này. Nếu không có những điều kiện trên và để cho hoạt động rửa tiền phát triển thì quốc gia đó không phải là một đối tác tin cậy và không thể tham gia thị trường tài chính thế giới một cách toàn diện.

1.2.2. Các hình thức, thủ đoạn rửa tiền qua ngân hàng

Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất hữu ích đối với các nhà quản lý ngân hàng, giúp các nhà quản lý ngân hàng hiểu được khách hàng mình có dấu hiệu nghi vấn không để đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Tiền có thể được rửa theo một số cách: Gửi các khoản tiền nhỏ lẻ vào những tài khoản ngân hàng rất bình thường (phục vụ cho việc chuyển tiền sau đó); mua đi bán lại những hàng đắt giá như xe hơi, đồ cổ, đồ trang sức; hoặc luân chuyển thông qua hàng loạt giao dịch tài chính quốc tế phức tạp, với nhiều phương pháp tinh vi và linh hoạt.

Rửa tiền có thể được xem xét ở 3 góc độ: Không gian, hành vi và công đoạn rửa tiền.

Về mặt không gian, phương thức, thủ đoạn rửa tiền thể hiện dưới 5 trường hợp:

- Trường hợp 1: Các nguồn tiền được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp được thu, được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó.

- Trường hợp 2: Lượng tiền “bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Trường hợp 3: Tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở đó hay một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.

- Trường hợp 4: Số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư cho quốc gia đó.

Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 4

- Trường hợp 5: Lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc gia đang phát triển, nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi.

Hành vi, phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng...

Từ thực tiễn phòng, chống rửa tiền của nhiều nước có thể định dạng phương thức, thủ đoạn tội phạm rửa tiền qua ngân hàng như sau:

- Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: Đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Năm 1999, một quầy đổi tiền ở Pari đã phát hiện hành vi khả nghi của một người Pháp trong thời gian ngắn đã đổi 1,7 triệu Frăng Pháp sang Mác Đức. Kết quả điều tra cho thấy kẻ tình nghi có quan hệ với một nhóm tội phạm buôn bán ma tuý ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp, và đang tìm cách đổi tiền sang Mác Đức để tiêu thụ.

- Rửa tiền thông qua việc mua vàng, bạc, kim cương ... là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện.

- Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu: Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu... làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định của mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.


- Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: Tại một số nước, hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do đó, trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức, nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác, hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng, nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính, nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền chưa nghiêm...

Công đoạn rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng giống như quy trình rửa tiền được nêu ở phần trên.

1.2.3. Các công cụ chủ yếu chống rửa tiền qua ngân hàng

Nhằm ngăn chặn những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền, các quốc gia thường thực hiện các công cụ phòng, chống rửa tiền sau:

1.2.3.1. Ban hành luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Hiện nay, hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Thời gian ban hành Luật ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác hại của rửa tiền đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước có một số đặc điểm chung, như: Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF; liệt kê tất cả các tội danh


liên quan đến rửa tiền; yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng; quy định mức giao dịch phải báo cáo; các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

1.2.3.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.

Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện luật phòng, chống rửa tiền.

Có hai mô hình hoạt động cơ bản:

- Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máy chính phủ, thường là trực thuộc ngân hàng trung ương, trợ giúp chính phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thi hành luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền.

- Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lập với bộ máy chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền.

1.2.3.3. Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại; coi trọng đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại coi việc đánh giá và phân loại khách hàng là việc làm hàng đầu. Việc đánh giá và phân loại khách hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định, vì thông qua đây, ngân hàng thương mại sẽ có các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Thông thường các ngân hàng thương mại trên thế giới thường phân khách hàng thành 3 loại như sau:


- Khách hàng có rủi ro cao: Kiểm tra giám sát thường xuyên và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin về khách hàng.

- Khách hàng rủi ro trung bình: Kiểm tra, giám sát ở mức độ bình thường và tìm hiểu thông tin về khách hàng khi có yêu cầu.

- Khách hàng rủi ro thấp: Kiểm tra giám sát ở mức độ đơn giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông thường về khách hàng.

1.2.3.4. Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ

Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường, liên quan đến rửa tiền được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia. Một số quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh … đều xem xét dấu hiệu bất thường dựa trên mức (ngưỡng) giá trị của các giao dịch quy định (thông thường các giao dịch có giá trị vượt mức 10.000 USD hoặc tương đương sẽ nằm trong danh sách các giao dịch cần phải lưu ý, báo cáo). Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác lại lưu ý đến những giao dịch có dấu hiệu không bình thường thông qua tính chất, đặc điểm giao dịch, các thông tin về khách hàng … mà không quá quan tâm đến giá trị giao dịch, tiêu biểu cho trường hợp này là Malaysia.

Khi phát hiện về các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách sẽ tiến hành xử lý, báo cáo cấp trên xem xét. Sau khi kiểm tra tính xác thực thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển các thông tin giao dịch đáng ngờ cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền. Để việc này được tiến hành tốt, các ngân hàng phải được hướng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch đáng ngờ, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.

1.2.3.5. Lưu giữ hồ sơ về khách hàng

Các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu giữ hồ sơ, thông tin về khách hàng. Các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin giao dịch được lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm hoặc dài hơn theo


yêu cầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác điều tra khởi tố. Theo Luật phòng, chống rửa tiền của Malaysia, thời gian lưu giữ hồ sơ khách hàng là 6 năm, nếu không có dính líu gì đến các vụ việc khác.

1.2.3.6. Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ngày nay, hành vi rửa tiền không chỉ thực hiện trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể thực hiện xuyên suốt từ quốc gia này đến quốc gia khác. Do vậy, công tác phòng, chống rửa tiền rất cần sự hợp tác của các quốc gia trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm

1.1.4. Kinh nghiệm quốc tế về chống rửa tiền

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống phòng, chống rửa tiền tốt. Để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống rửa tiền tôi chọn Mỹ và Trung Quốc vì Mỹ có thể được coi là quốc gia có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới, tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo và Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong tổ chức bộ máy của cơ quan chống rửa tiền.

1.1.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ có thể được coi là quốc gia có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới, tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo.

Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện cho việc điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó


Luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các trường hợp xét thấy cần điều tra.

Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio

– Wylie năm 1992. Luật Quản lý rửa tiền năm 1986 của Mỹ ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền, từ đó trở đi hành vi rửa tiền bị coi là một hành vi tội phạm, thay vì chỉ là một yếu tố trong toàn bộ một tội ác như trước kia. Tiếp đó, Luật Ngăn chặn rửa tiền năm 1994 yêu cầu các ngân hàng phải thành lập lực lượng đặc nhiệm để loại trừ các hoạt động đáng ngờ trong các tổ chức của họ. Luật Yêu nước năm 2001 thiết lập kiểm tra danh tính bắt buộc đối với khách hàng của các ngân hàng Hoa Kỳ, cung cấp các nguồn theo dòi những giao dịch trong hệ thống ngân hàng ngầm mà bọn khủng bố thường sử dụng. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi pháp luật cũng tăng cường hành động. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.

Luật Chống rửa tiền của Mỹ quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.

Cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền của Mỹ là Bộ Ngân khố Mỹ (Department of Treasury). Cơ quan này chịu trách nhiệm thực thi


hoạt động chống lại mọi khía cạnh của rửa tiền cả trong nước và nước ngoài, thông qua hoạt động của Văn phòng chống khủng bố và tình báo tài chính (Office of Terrorism and Financial Intelligence- TFI). TFI sử dụng các nguồn lực bao gồm một phạm vi đa dạng các cơ quan pháp luật, các chuyên gia tài chính, các nguồn lực hoạt động và cả mối quan hệ mở rộng với khu vực tư nhân, các cơ quan liên ngành và các tổ chức quốc tế để xác định và tấn công mọi điểm yếu và mạng lưới rửa tiền trong hệ thống tài chính trong nước và quốc tế.

Đơn vị quan trọng nhất trong TFI là Mạng lưới cưỡng chế tội phạm tài chính (Financial Crimes Enforcement Network- FinCEN). FinCEN được tổ chức thành một đơn vị dạng Cục, nằm trong TFI thuộc Bộ Ngân khố Mỹ. Giám đốc của FinCEn do Tổng thư ký Ngân khố Mỹ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên thứ trưởng phụ trách tình báo tài chính và khủng bố của Bộ Ngân khố. Nhiệm vụ chính của FinCEN là nhằm tăng cường tính toàn vẹn của hệ thống tài chính bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện và ngăn chặn các tội phạm tài chính. FinCEN thực hiện sứ mệnh này của mình thông qua việc tiếp nhận và duy trì các dữ liệu giao dịch tài chính, phân tích và phổ biến các dữ liệu đó cho các mục đích thực thi pháp luật và xây dựng hợp tác toàn cầu với các tổ chức đối tác ở các nước khác và với các cơ quan quốc tế. FinCEN được Quốc hội Mỹ ủy quyền thực hiện các trách nhiệm sau:

- Hỗ trợ và cưỡng chế thực thi các quy định của pháp luật về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;

- Hỗ trợ, tổng hợp và phân tích các dữ liệu liên quan đến chức năng kiểm tra tuân thủ của các cơ quan quản lý nhà nước khác;

- Quản lý việc thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến và bảo vệ dữ liệu được nộp theo yêu cầu báo cáo của FinCEN;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022