PHỤ LỤC 2: CÁC TỔ CHỨC THAM GIA CÔNG TÁC PCRT TRÊN
THẾ GIỚI
Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu và có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác phòng chống rửa tiền của Việt Nam, bao gồm:
1. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)9:
Được các nước G-7 thành lập vào năm 1989, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là một cơ quan liên chính phủ có mục tiêu phát triển và thúc đẩy những biện pháp chống rửa tiền. Vào tháng 10-2001, FATF đảm nhận thêm nhiệm vụ chống tài trợ cho khủng bố.
FATF là cơ quan hoạch định chính sách, trong đó tập hợp các chuyên gia lập pháp, tài chính và thi hành pháp luật để đạt được các cuộc cải cách của quốc gia về lập pháp và quản lý công tác AML và CFT. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm nước và vùng lãnh thổ và hai tổ chức vùng. Ngoài ra, FAFT còn phối hợp với một số cơ quan quốc tế và các tổ chức quốc tế khác. Các cơ quan, tổ chức này là quan sát viên của FATF;các cơ quan, tổ chức này địa vị này tuy không có quyền bỏ phiếu nhưng được phép tham gia đầy đủ vào các phiên họp toàn thể và vào các nhóm công tác.
Ba chức năng chủ yếu của FATF liên quan đến rửa tiền là:
i. Theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên;
ii. Tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; và
iii. Thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Các Giao Dịch Đáng Ngờ Và Giao Dịch Bị Xử Lý
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Phòng Chống Rửa Tiền Tại Ngân Hàng Tmcp Kiên Long
- Khuyến Nghị Về Chống Rửa Tiền Và Tài Trợ Khủng Bố Của Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính Về Chống Rửa Tiền (Fatf)
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 13
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 14
- Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
2. Liên hợp quốc (UN)10:
Liên Hợp Quốc (UN) là tổ chức quốc tế đầu tiên tiến hành một hoạt động quan trọng về chống rửa tiền thực sự trên toàn cầu. UN giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực này vì một số lý do. Thứ nhất, đây là một tổ chức quốc tế với số thành viên lớn nhất. Được thành lập vào tháng 10-1945, hiện nay số thành viên UN trên toàn cầu là 1912. Thứ hai, UN tích cực điều hành một chương trình chống rửa tiền - đó là Chương trình
9Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. III-7 đến III-8
10Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. III-2 đến III-4
toàn cầu về chống rửa tiền (GPML) có trụ sở ở Viên, thủ đô nước Áo và là một bộ phận của Văn phòng Ma túy và tội phạm (ODC) của UN. Thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất, UNcó khả năng thông qua những hiệp ước hoặc công ước quốc tế có hiệu lực như luật ở một nước một khi nước đó đã ký, thông qua và thực hiện công ước dựa trên hiến pháp và cơ cấu luật pháp của nước đó. Trong những trường hợp nhất định, Hội đồng bảo an có quyền bắt buộc tất cả các nước thành viên tuân thủ thông qua một Nghị quyết của Hội đồng bảo an, bất chấp một nước thành viên nào đó có hành động khác.
2.1. Công ước Viên
Do mối quan ngại tăng lên trước tình trạng buôn bán bất hợp pháp ma túy quốc tế ngày càng tăng và những khối lượng tiền khổng lồ liên quan được đưa vào hệ thống ngân hàng, UN thông qua Chương trình Liên Hợp Quốc về Kiểm soát ma túy (UNDCP) đã khởi xướng một hiệp định quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và rửa tiền. Trong năm 1988, nỗ lực đó đã đưa đến việc thông qua Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần (năm 1988) (Công ước Viên). Công ước Viên được đặt tên theo tên thành phố nơi ký Công ước. Công ướcnày chủ yếu đề cập đến các điều khoản để chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật; 169 nước tham gia vào Công ước này. Mặc dù trong Công ước không sử dụng thuật ngữ rửa tiền nhưng Công ước đã đưa ra định nghĩa về khái niệm này và yêu cầu các nước hình sự hóa hoạt động đó.Tuy nhiên, Công ước Viên chỉ quy định tội buôn bán bất hợp pháp ma túy là tội phạm nguồn và không xử lý các khía cạnh mang tính phòng ngừa việc rửa tiền. Công ước có hiệu lực từ tháng 11-1990.
2.2. Công ước Palécmô
Nhằm tăng cường nỗ lực chống tội phạm quốc tế có tổ chức, UN đã thông qua Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm 2000) (Công ước Palécmô). Công ước này cũng được đặt tên theo tên thành phố nơi ký Công ước. Công ước bao gồm nhiều điều khoản về chống tội phạm có tổ chức và yêu cầu những nước đã thông qua Công ước này phải thực hiện các điều khoản của Công ước bằng cách ban hành luật trong nước. Về rửa tiền, Công ước Palécmô bắt buộc mỗi nước thông qua công ước phải:
• Hình sự hóa việc rửa tiền và quy định tất cả các tội nghiêm trọng là tội phạm nguồn của tội rửa tiền, bất kể phạm tội được thực hiện ở trong nước hay ở ngoài nước và cho phép suy đoán về sự cố ý phạm tội từ những tình tiết khách quan;
• Xây dựng các biện pháp để phòng ngừa và phát hiện mọi hành vi rửa tiền, kể cả nhận dạng khách hàng, lưu giữ hồ sơ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ;
• Trao quyền hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính, quản lý, thi hành pháp luật và các cơ quan khác, cả ở trong nước và trên phạm vi quốc tế và xem xét việc thành lập một đơn vị tình báo tài chính để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin;
• Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Công ước này có hiệu lực vào ngày 29-9-2003, được 147 nước ký và 82 nước phê chuẩn. Công ước Palécmô có vị trí quan trọng bởi vì các điều khoản AML của nó chấp nhận cùng một cách tiếp cận mà Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã thông qua trong Bốn mươi khuyến nghị về rửa tiền của mình.
2.3. Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền
Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền (GPML) của Liên Hợp Quốc nằm trong Văn phòng Ma túy và Tội phạm (ODC) của Liên hợp quốc. GPML là một dự án nghiên cứu và hỗ trợ với mục tiêu là tăng cường hiệu quả của các hành động quốc tế chống rửa tiền bằng cách cung cấp kiến thức giám định chuyên môn, đào tạo và tư vấn cho các nước thành viên theo yêu cầu. Chương trình tập trung nỗ lực vào những lĩnh vực sau:
• Tăng cường nhận thức của những nhân vật chủ chốt trong các nước thành viên UN;
• Giúp tạo ra các khung pháp luật cho cả các nước theo luật án lệ và các nước theo luật châu Âu lục địa với sự hỗ trợ của luật mẫu;
• Tăng cường năng lực thể chế, đặc biệt là việc thiết lập các đơn vị tình báo tài chính;
• Cung cấp đào tạo cho các nhà lập pháp, tư pháp, các cơ quan quản lý, thi hành pháp luật và khu vực tài chính tư nhân;
• Thúc đẩy cách tiếp cận vùng để giải quyết các vấn đề; xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức khác; và
• Duy trì một cơ sở dữ liệu các thông tin và tiến hành phân tích những thông tin thích hợp.
Vì vậy, GPML là một nguồn thông tin, kiến thức chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật cho việc hình thành hoặc hoàn thiện cơ sở hạ tầng AML của mỗi nước.
3. Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)
APG là một tổ chức hợp tác quốc tế độc lập được thành lập vào năm 1997. Tổ chức này có 41 quốc gia thành viên và một số nhà quan sát quốc tế và khu vực, bao gồm cả Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và Đơn vị tình báo tài chính Egmont (Nhóm Egmont).
APG có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt là các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
4. Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng11
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Ủy ban Basel) được thành lập vào năm 1974 bởi Thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 10 nước. Đại diện cho mỗi nước là Ngân hàng trung ương của nước đó hoặc một cơ quan thích hợp có nhiệm vụ chính thức về giám sát sự thận trọng của ngành ngân hàng nếu nó không phải là Ngân hàng trung ương. Ủy ban này không có quyền giám sát quốc tế chính thức hoặc thẩm quyền theo pháp luật. Ủy ban này chỉ xây dựng các tiêu chuẩn giám sát, các hướng dẫn chung và khuyến nghị các bản tuyên bố về những phương pháp giám sát ngân hàng tốt nhất. Những tiêu chuẩn và hướng dẫn như vậy được thông qua với hy vọng các cơ quan thích hợp trong mỗi nước sẽ tiến hành mọi bước cần thiết cho việc thực hiện các tiêu chuẩn đó thông qua các biện pháp cụ thể, cả lập pháp, quản lý hoặc các biện pháp khác, phù hợp nhất với các hệ thống quốc gia của nước mình. Ba trong số các tiêu chuẩn và hướng dẫn của Ủy ban Basel liên quan đến các vấn đề về rửa tiền.
5. Nhóm các đơn vị tình báo tài chính Egmont12
Với tư cách là một phần trong nỗ lực chống rửa tiền, các chính phủ đã lập ra các cơ quan để phân tích thông tin do các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ làm
11Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. III-13
12Paul Allan Schott, Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financingof Terrorism, 2 ed., WB, 2006, tr. III-19 đến III-21
báo cáo về rửa tiền trình lên. Những cơ quan này có tên gọi chung là các đơn vị tình báo tài chính (FIUs). Những đơn vị này là đầu mối của các chương trình AML quốc gia vì chúng tạo ra việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức tài chính và cơ quan thi hành pháp luật. Vì hoạt động rửa tiền được thực hiện trên quy mô toàn cầu cho nên cũng cần phải chia sẻ thông tin trên cơ sở xuyên biên giới.
Vào năm 1995, một số đơn vị FIU đã bắt đầu cộng tác với nhau và thành lập Nhóm các đơn vị tình báo tài chính Egmont (Nhóm Egmont) (được đặt tên theo địa điểm họp đầu tiên của Nhóm, là cung điện Egmont-Arenberg tại Brussels). Mục tiêu của nhóm là cung cấp diễn đàn cho các FIU để tăng cường hỗ trợ cho từng chương trình trong các chương trình AML quốc gia của họ và phối hợp các sáng kiến AML. Sự hỗ trợ này gồm mở rộng và hệ thống hóa việc trao đổi thông tin tình báo tài chính, tăng cường kỹ năng chuyên môn và năng lực cho đội ngũ cán bộ và thúc đẩy các mối liên lạc tốt hơn giữa các FIU thông qua công nghệ và giúp phát triển các FIU trên toàn thế giới.
Năm 2004, Nhóm Egmont thực hiện thêm nhiệm vụ tình báo tài chính về tài trợ cho khủng bố. Để trở thành thành viên của Nhóm Egmont, FIU của một nước trước tiên phải đáp ứng định nghĩa về FIU, đó là “một cơ quan trung ương, quốc gia có trách nhiệm nhận (và được phép yêu cầu), phân tích và phổ biến tới các cơ quan có thẩm quyền những thông báo về thông tin tài chính: (i) liên quan đến các khoản tiền bị nghi ngờ là của tội phạm và tiềm ẩn nguy cơ tài trợ cho khủng bố, hoặc (ii) được yêu cầu theo quy định của quốc gia để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.” Một thành viên cũng phải cam kết hành động theo các nguyên tắc của Nhóm Egmont về trao đổi thong tin giữa các đơn vị tình báo tài chính về các vụ rửa tiền. Các nguyên tắc này bao gồm các điều kiện về trao đổi thông tin, hạn chế việc sử dụng những thông tin cho phép và giữ bí mật thông tin.
Số thành viên của Nhóm Egmont hiện nay có 94 nước và vùng lãnh thổ. Thành viên của Nhóm Egmont có khả năng tiếp cận một trang web được bảo mật để trao đổi thông tin; trang web này không phổ biến cho công chúng. Nhóm Egmont là một tổ chức không chính thức, không có ban thư ký mà cũng không có một địa điểm cố định. Nhóm Egmont họp phiên toàn thể mỗi năm một lần và các phiên của nhóm công tác 3 lần/năm. Trong Nhóm Egmont, thủ trưởng của FIU ra mọi quyết định chính sách, kể
cả tư cách thành viên. Nhóm này thành lập Ủy ban Egmont để hỗ trợ việc phối hợp với các nhóm công tác và giữa các thủ trưởng của FIU trong thời gian giữa các phiên họp toàn thể.
Cuối cùng, Nhóm Egmont đưa ra các tài liệu tập huấn với khả năng tiếp cận rộng rãi cho công chúng. Nhóm này cũng tổng hợp các vụ với các tình tiết đã được lược bớt về cuộc chiến chống rửa tiền từ các FIU thành viên. Nhóm cũng thiết kế một băng video và đưa ra các tư liệu liên quan đến Egmont; tất cả trong số này đều có sẵn trên trang website của Nhóm.
PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÓM (FOCUS GROUP)
Kính thưa Quý Anh/Chị!
Tôi tên là Nguyễn Lâm hiện đang theo học chương trình cao học kinh tế, chuyên ngành Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tô đang thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long” nhằm tìm hiểuthực trạng công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long.
Dựa vào những thực trạng trên để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệ quả của công tác phòng chống rửa tiền của Kienlongbank
Tôi trân trọng kính mời Quý Anh/Chị dành chút thời gian tham giakhảo sát ý kiến của mình về những câu hỏi sau đây nhằm giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của Quý Anh/Chị Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của Quý Anh/Chị!
THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Anh/ chị vui lòng cho biết đã được đào tạo về công tác PCRT chưa?
Nếu “có” thì phòng/ ban nào của Ngân hàng đào tạo cho anh/ chị?.
a. Có, Đào tạo tập trung
b. Có, Đào tạo trực tuyến
c. Chưa từng
Câu 2: Anh/ chị vui lòng cho biết anh/ chị được đào tạo về PCRT từ khi nào?
a. Từ khi mới tuyển dụng
b. Giai doạn trước năm 2013
c. Giai doạn từ năm 2013 đến nay (09/2016)
d. Chưa từng được đào tạo
Câu 3: Anh/ chị vui lòng cho biết đã tham gia bao nhiêu khoá đào tạo về PCRT?
a. 1 khoá
b. 2 khoá
c. nhiều hơn 2 khoá.
Câu 4: Rửa tiền là gì?
a. Là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
b. Là hành vi chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
c. Là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Câu 5: Mục đích của việc rửa tiền.
a. Để thuận tiện cho việc chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác.
b. Để che dấu nguồn gốc các khoản tiền hoặc tài sản có được do phạm tội.
c. Để tạo ra nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
d. Để tạo lợi nhuận thông qua việc tham gia vào các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ví dụ như: gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi suất.
Câu 6: Các lĩnh vực ngành nghề dễ bị rửa tiền.
a. Ngân hàng và các tổ chức phi chính phủ (như Quỹ từ thiện…)
b. Kinh doanh vàng bạc đá quý.
c. Tất cả các câu.
d. Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ (Kiều hối), đại lý đổi ngoại tệ.
e. Chứng khoán, bất động sản.
Câu 7: Giao dịch đáng ngờ là gì?
a. Là giao dịch có dấu hiệu bất thường.
b. Là giao dịch có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền.
c. Giao dịch có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền.