Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 15

Việt Nam rút tiền giùm dễ bị phát hiện lắm, bởi vì số tiền lớn. Ví dụ như ở Kiên Long mới đây có một trường hợp rút có mấy tỷ thôi, tính ra là một trăm(..ậm..ự suy nghĩ)

130.000 USD thì lập tức kế toán, giao dịch viên báo anh. Thì tôi hỏi mục đích là cái gì, thì…nó (giao dịch viên-Interviewer) nói là mục đích là mua đất ở Phú Quốc. Thì tôi nhân 130.000 đô nhân lên có mấy ỷ bạc àh đã ăn thua gì đâu (tỏ thái độ không đáng ngại). Rồi tôi mới giải thích cho nghe là ở bên đầu của Ngân hàng nước ngoài khi mà anh chuyển tiền vô, nếu mà số tiền lớn không chứng minh được mục đích nó làm kỹ lắm, bên nước ngoài nó làm kỹ lắm (khẳng định mạnh mẽ) bởi vì đây cũng là những chia sẽ của những anh em làm công tác PCRT ở Ngân hàng Đầu tư, những Ngân hàng lớn người ta mới có kinh nghiệm đó chứ còn mình (Kienlongbank – Interviewer) bé bé mình không có kinh nghiệm. Thì …(lưỡng lự) lần đầu tiên có một Việt Kiều Pháp về VN, đồng thời lần đầu tiên rút 50.000 EURO thì người ta cũng đã nghi ngờ, người ta hỏi có đủ không để người ta rút thì báo trước một ngày . Lần thứ hai thì nó (Việt Kiều Pháp – Interviewer) báo trước một ngày luôn lần này rút một triệu rưỡi EURO thì lập tức bên này làm tra soát Ngân hàng bên kia liền. Trong vòng 30 phút nó báo lại ngay, là…(lưỡng lự) trong đó có nhiều nội dung:

+ Thứ nhất: nguồn gốc tiền

+ Thứ hai: là nhân thân của ông này bên đó.

Thì nó chứng minh là ông này bên đó (Pháp - Interviewer) là thương nhân, thương gia thì mới bán cái nhà, bên đó thuế nó link (liên kết- Interviewer) với nhau hết tron àh.

Thứ hai là khoản tiền này do là ông bán nhà mà có.

Thứ ba nữa là nhân thân, ổng là kỹ sư bên đó thì hàng tháng thu nhập của ổng là bao nhiêu tiền ấy.

Ây, thì Ngân hàng nước ngoài làm kỹ như thế (thái độ mạnh mẽ), khi mà đầu vô nó đã tra soát hết trơn rồi. Khi nộp tiền vô tài khoản của ổng 1 số tiền lớn thì nó đã tra sót trong đó rồi. Tôi nói như thề để GDV trang bị một tý kiến thức về cái đối với đối tượng rửa tiền mà nó chuyển tiền từ tài khoản bên kia (nước ngoài - Interviewer) về VN.

Vì vậy khi có một bộ phận chuyên trách rồi thì giao dịch viên nó đụng 1 cái là nó hỏi liền, nó hỏi thì mình sẽ giải thích được.

Câu 8:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Interviewer : Vậy đâu là nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác PCRT?

- Informant: Thứ nhất, thì do Ngân hàng Kiên Long là ngân hàng nông thôn, mới chuyển đổi mô hình hoạt động nên quy mô của nó nhỏ, thì những kẻ rửa tiền thì nó ít khi nào nó… nó (chần chừ) rửa tiền trong hệ thống quá nhỏ. Mà nếu nó có rửa tiền hệ thống nhỏ thì số tiền nó cũng nhỏ. Bởi vì khi một lượng tiền giao dịch lớn trong khi giao dịch hàng ngày từ 500 triệu trở xuống, tự nhiên có những giao dịch từ 5

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 15

-7 tỷ, thậm chí vài chục tỷ thì nó sẽ dễ bị phát hiện. Nhưng mà ngược lại kẻ rửa tiền nó nhắm vào những ngân hàng nhỏ bời vì nó (ngân hàng nhỏ - Interviewer) có hệ thống phòng chống rửa tiền yếu kém.

Nhưng đối với Ngân hàng Kiên Long về kiến thức trang bị cho các bộ nhân viên thì lại cứng cho nên nó (tội phạm rửa tiền - Interviewer) cũng khó lọt qua cái vấn đề PCRT tại Kiên Long.

Câu 9:

- Interviewer: Dưới góc độ là nhân viên chuyên trách về phòng chống, rửa tiền tại Kienlongbank, Anh có những kiến nghị gì để giúp cho công tác phòng chống rửa tiền của Ngân hàng Kiên Long đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới?

- Informant: NHNN nên mở nhiều cuộc hội thảo toàn ngành, (ngay cả NHNN Tỉnh cũng giống như NHNN Tp.HCM) cho các Ngân hàng tham gia phòng chống rửa tiền. Thứ nhất là để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thứ hai là nâng cao kiến thức, thứ ba là được nghe những chuyên gia về tiền tệ người ta sẽ nói về vấn đề PCRT của Thế giới thì mình sẽ am hiểu được. Nghĩa là tôi đang nói đến công tác đào tạo ấy.

- Interviewer: Ý anh nói là công tác đào tạo cho nhân viên chuyên trách PCRT, còn CBNV trực tiếp tác nghiêp.

Đối với nhân viên hiện tại bây giờ tôi thấy hoàn toàn đáp ứng được (giọng khẳng định), hoàn toàn là ổn. Bời vì các chương trình chúng tôi xây dựng là không phải học trên E- Learning, tất cả những giao dịch viên mới khi mà…mà (lưỡng lự) gia nhập vào Đại gia đình Kien Long đều học cái phần…(ngập ngừng) chương trình hội nhập, lồng ghép PCRT.


PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Kính thưa Anh!

Tôi tên là Nguyễn Lâm hiện đang theo học chương trình cao học kinh tế, chuyên ngành Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài: “Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Dựa vào những thực trạng nghiên cứu, để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống rửa tiền của Kienlongbank

Trân trọng kính nhờ Anh dành chút thời gian tham gia trả lời những vấn đề sau đây nhằm giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của Quý Anh/Chị Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của Quý Anh/Chị!

Câu 1:

- Interviewer : Kính chào Anh/chị, lời đầu tiên xin cảm ơn anh đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Ngân hàng NHNN trong những năm qua đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động PCRT như:

Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 - là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về phòng, chống rửa tiền.

Ngày 18/06/2012, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13.

Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền

Anh/ chị cho biết những quy định pháp luật trên đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động PCRT chưa?

- Informant: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay quy định về hoạt động PCRT đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về các nội dung chủ yếu của hoạt động này. Nhất là các quy định về các trường hợp phải …phải(suy nghĩ) thu thập thông tin về KH, nội dung thông tin phải thu thập, …(ngập ngừng)…giao dịch có giá trị lớn, đáng ngờ, trách nhiệm của các TC Tài chính…

Câu 2:

- Interviewer: Đánh giá sơ bộ của anh về những kết quả đạt được trong hoạt động PCRT?

- Informant: Công tác PCRT đã đạt dược những kết quả bước đầu

+ Xây dựng được các căn cứ pháp luật để thực hiện PCRT.

+ Quy định rõ đối tượng, phạm vi, trách nhiệm của các tổ chức là DN và các bộ, ngành có liên quan. …(ngập ngừng)…Tạo sự thống nhất và phát huy sức mạnh của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện PCRT cũng như cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với nhau.

+ Cụ thể hoá về thực hiện các cam kết trong việc hội nhập kinh tế thế giới,

..(suy nghĩ)…tạo thuận lợi cho hoạt động của các TC tài chính trong nước khi thực hiện các hoạt động với các nước.

+ Xây dựng được hệ thống dữ liệu về PCRT, tập trung về đầu mối..đó là…Cục PCRT thuộc NHNN.

+ Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng và tội phạm.

Câu 3:

- Interviewer: Xin anh cho biết những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống rửa tiền của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Kiên Long nói riêng trong thời gian qua. (kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại).

- Informant: Kết quả đối với ngành NH

+ Tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng khi thực hiện PCRT.

+ Hạn chế các rủi ro tuân thủ trong hoạt động ngân hàng .

+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ ngân hàng trong PCRT và tội phạm có liên quan đến hoạt động ngân hàng và ý thức tuân thủ pháp luật.

+ Cụ thể hoá các công việc cần phải thực hiện trong PCRT của các NHTM.

+ Hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM dẫn đến bỏ qua một số quy định về quy trình nghiệp vụ cũng như các điều kiện trong các giao dịch về gừi tiền, mở TK thanh toán, thanh toán , vay vốn…

- Informant: Về một số khó khăn, vướng mắc

+Một số quy định quá rộng, khó thực hiện. Cụ thể như :

- Tiết a khoản 2 Điều 9 -Luật PCRT

- Tiết b; c khoản 2, khoản 3 Điều 13-Luật PCRT.

- Việc thu thập thông tin với ngân hàng Đại lý Điều 14-Luật PCRT.

- Việc phát hiện công nghệ mới vào việc rửa tiền {Điều 15-Luật PCRT}, thế nào là công nghệ mới vào việc rửa tiền ? nguồn để thu thập (nhấn mạnh).

- Việc thu…thu thập bổ sung các thông tin – Điều 1- Thông tư 31/2014/TT- NHNN ngày 11/11/2014 thì số lượng KH lớn, khó lấy thông tin, cách lấy như thế nào

?? (nhấn mạnh).

+ Một số quy định còn chung chung, định tính như :

- Khái niệm và quy định cụ thể thế nào là ” khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao “? ( theo khoản 3 Điều 12-Luật PCRT - người được phỏng vấn giải thích thêm )

- Thiếu quy định định lượng (nhấn mạnh) một cách cụ thể thế nào là Thay đổi đột biến ?? gửi vào rút ra nhanh theo tiết a khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT) ; giá trị nhỏ

?? theo tiết b khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT.

+ Việc giao cho các Đối tượng báo cáo ( NHTM) Phân loại KH theo mức độ rủi ro theo Điều 6 Nghị định 116 là chưa phù hợp vì :

- Do nhiều yếu tố dẩn đến khách hàng cùng tính chất mỗi NHTM phân theo mức độ rủi ro khác nhau => phân loại không đồng nhất.

- Phân loại khách hàng theo…theo (suy nghĩ) mức độ rủi ro có liên quan đến áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt hành chính. Nói cách khác nó được xem là cơ sở để thực hiện các quy tắc xử xự pháp lý. Do vậy việc “Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro” phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định ( NHNN - người được phỏng vấn giải thích thêm ) mà không thể giao cho các đối tượng báo cáo ( đối tượng phải thực hiện - người được phỏng vấn giải thích thêm ) tự quy định.

Câu 4:

- Interviewer : Vậy đâu là nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó?

- Informant:

+ Do đây là lãnh vực khá mới trong hoạt động quản lý, văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo yêu cầu quản lý trong tình hình mới của đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

+ Nhiều quy định áp dụng thực tiễn còn phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

+ Các NHTM mới thực hiện, đa số cán bộ ngân hàng mới tiếp cận, quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bấp cập, bỡ ngở.

+ Làm gia tăng khối lượng công việc cho NHTM, thực hiện mang tính bắt buộc, một số NHTM chưa thật sự “ mặn mà “ với công tác PCRT. Thực tế tác hại của việc rửa tiền đến hoạt động ngân hàng chưa có vụ việc xảy ra làm ảnh hưởng lớn..

+ Một số nội dung quy định khó thực hiện, tính khà thi chưa cao, một số nội dung còn chung chung, chưa cụ thể ( nhưđã nêu trên …người được phỏng vấn giải thích thêm )

+ Sự phối hợp của các Cơ quan, các ngành cũng chưa được thông suốt, chặt chẽ…

+ Thiếu triển khai, tập huấn cụ thể của cấp, cơ quan có thẩm quyền cho các đối tượng báo cáo.

+ Nhận thức của khách hàng về PCRT còn sơ sài, chưa nắm rõ, …

Câu 5:

- Interviewer : Dưới góc độ quản lý Nhà nước (là đại diện Thanh tra NHNN) về phòng chống, rửa tiền, Anh/Chị có những kiến nghị gì để giúp cho công tác phòng chống rửa tiền của các TCTD nói chung và Ngân hàng Kiên Long nói riêng đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới?

- Informant:

- Về phía cơ quan quản lý (Chính Phủ, NHNNngười được phỏng vấn giải thích thêm)

+ Xem xét một số quy định về trách nhiệm phải thực hiện của NHTM mà khó thực hiện cần phải lược bỏ bớt để các NHTM có thễ thực hiện được (chi tiết đã nêu ở phẩn bất cập, tồn tại)

+ Làm rõ các thuật ngữ như “ Mức độ rủi ro”

+ Lượng hoá các quy định thay đổi đột biến ?? gửi vào rút ra nhanh (tiết a khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT- người được phỏng vấn giải thích thêm); giá trị nhỏ ?? ( tiết b khoản 3 Điều 22 -Luật PCRT- người được phỏng vấn giải thích thêm).

+ Quy định cụ thể về mức độ rủi ro liên quan đến rửa tiền.

+ Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp trao đổi và cung câp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức về PCRT như quy định quy chế phối hợp trao đổi và cung câp thông tin giữa NHTM và cơ quan thuế trong việc thu thập thông tin về thu nhập của các đối tượng ( cá nhân và DN ) chịu thuế thu nhập.(người được phỏng vấn giải thích thêm)

+ Tăng cường thông tin tuyên truyền, phố biến đến các đối tượng trong xã hội.

+ Thông qua cơ quan đầu mối ( Cục PCRT - người được phỏng vấn giải thích thêm ) để kịp thời nắm bắt thông tin, các vướng mắt để điều chỉnh bổ sung các quy định, sao cho VBQPPL về PCRT đi vào cuộc sống.

- Về phía NHTM

+ Tổ chực thực hiện tốt các công việc ( 07 công việc ) thuộc trách nhiệm của mình.

+ Tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác có liên quan cho cán bộ nhân viên của mình nắm.

+ Tạo sự phối hợp cung cấp , trao đổi thông tin chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan chức năng ( NHNN , Cục PCRT, Cơ quan công an ….người được phỏng vấn giải thích thêm)

+ Phản ánh các vướng mắt, kiến nghị về NHNN.

+ Thật sự coi việc PCRT là một trong giải pháp hạn chế rủi ro tuân thủ.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí