Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Cực.


1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU CỰC.

Thái Lan: Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ưu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn lại khá tốt. Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mô được thực hiện bởi các cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997 - 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hướng ưu tiên chính là: bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Chính phủ đã phát động phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiếu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan. Mặt khác, cơ quan du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai các chương trình giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cư. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện bởi các cơ quan du lịch Thái Lan. Các cơ quan du lịch Thái Lan hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Ngoài ra, Thái Lan còn xây dựng nhiều chương trình rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Thái Lan còn thiết lập những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút cao như chương trình Thái - Amazing, Du lịch kiến tạo nên hòa bình, "Road Show" quảng bá


mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka, "Luck is in the Air" nhằm đẩy mạnh lượng khách đến Thái Lan bằng chương trình khuyến mãi vé của Thái Airways...

Việt Nam: Việt Nam hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách. Ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 3.8 triệu lượt khách quốc tế và thu được 60,000 tỷ đồng. Những thành tựu này do sự nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam. Sau đây ra một số vấn đề rút ra được trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam:

- Từng bước xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn.

- Từng bước xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hóa du lịch.

- Tận dụng tốt những thế mạnh như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia được nâng cao.

- Đã phát huy được vài trò của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hướng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội chợ - triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dang hóa, các công ty kinh doanh du lịch đã thành lập tour du lịch liên vùng.

- Việt Nam đang xác định xu hướng phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.


1.5 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

Từ những kinh nghiệm về việc quản lý phát triển du lịch của các nước trong khu vực và một số quốc gia khác, cho thấy được những thành công ở các quốc gia này cũng không thành công tại một số quốc gia khác, vì vậy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Sự hiểu thấu sâu sắc từ trung ương đến địa phương về chủ trương - chính sách phát triển du lịch của nhà nước cũng như sự nâng đỡ tích cực của chính phủ, nó là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch của quốc gia.

- Chính phủ của các nước đều rất chú trọng đến việc phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và Du lịch và đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao với các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các cá nhân đơn vị kinh doanh và chính quyền địa phương để hoạch định, tổ chức, phát triển du lịch theo quy hoạch chung; Việc quản lý của chính phủ đối với hoạt động du lịch phải nghiêm ngặt.

Hơn nữa, phát triển du lịch phải chú trọng bảo vệ môi trường xã hội, ngăn ngừa sự suy đồi của nền văn hóa địa phương, bảo đảm trật tự, vệ sinh tại các khu du lịch. Cùng với lượng du khách ào ạt đến các khu du lịch trong các kỳ nghỉ, lễ hội là thói quen, lối sống thực dụng của du khách, là văn hóa ngoại lai thâm nhập vào cộng động địa phương. Vậy cần nêu cao truyền thống dân


tộc, tích cực giới thiệu cho du khách hiểu nền văn hóa của địa phương, không để bị tác động ngược bởi lối sống của du khách.

- Chương trình, sản phẩm du lịch phải thể hiện được nét độc đáo, đặc thù của địa phương quốc gia mình, không nhầm lẫn với nơi khác và luôn được đổi mới đa dạng hóa.

- Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh cho du khách trong quá trình tham quan du lịch. Dù có phong cảnh tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không đảm bảo thì cũng không thể thu hút du khách đến tham quan đông được.

Tóm tắt chương 1

Tỉnh Chăm Pa Sắc là một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế với nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên niên, về địa hình, khí hậu, tài nguyên nhân văn. Du lịch Chăm Pa Sắc giữ vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Lào nói chung cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Chăm Pa Sắc là trung tâm du lịch Miền Nam của Quốc gia. Ngành du lịch Chăm Pa Sắc được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, làm động đực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác.

Ngoài ra, trong chương I cũng đã thể hiện được kinh nghiệm của một số nước có ngành du lịch phát triển để từ đó chúng ta có thể học hỏi một cách có chọn lọc, áp dụng phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh nhà.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2010


2.1. VỀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỦ YẾU‌

2.1.1. Khách du lịch

Nhờ chính sách mở rộng của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các lãnh đạo cấp tỉnh đã luôn luôn nhấn mạnh, định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc có xu hướng tăng trưởng; địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển…nên đã thu hút đáng kể lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh Chăm Pa Sắc. Đáng chú ý, trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2006 – 2010) tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 20,0 %, đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Nhà nước nói chung và du lịch Chăm Pa Sắc nói riêng.


Bảng 1:Lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc tư năm 2002- 2010

Đơn vị: lượt khách



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế

Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm

Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm

Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm

2002

65,827

44.2%

13,720

9.4%

52,107

57.4%

2003

65,827

0%

18,625

35.8%

47,202

-9.4%

2004

63,963

-2.8%

19,001

2.0%

44,962

-4.7%

2005

99,044

54.8%

21,851

15.0%

77,193

71.7%

2006

113,684

14.8%

22,896

4.8%

90,788

17.6%

2007

165,750

45.8%

69,762

204.7%

95,988

5.7%

2008

220,214

32.9%

101,243

45.1%

118,971

23.9%

2009

278,054

26.3%

120,005

18.5%

158,049

32.8%

2010

301,669

8.5%

134,808

12.3%

166,861

5.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 5

Nguồn: Sở du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc.

Nhận xét:

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với việc thực hiện nghiêm túc của các ngành các cấp và sự nhận thức đúng đắn của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, có thể nhận thấy du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh Chăm Pa Sắc, lượng khách du lịch trong thời gian qua từ 2003

- 2010 tăng trưởng trung bình năm đạt 12,5%. Lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2009 so với năm 2008 vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn sơ với năm 2008 chỉ đạt được 26,3% so với cùng kỳ, trong hoàn


cảnh khó khăn năm 2010 lượng khách du lịch vẫn tăng lên so với năm 2009 tăng từ 278,054 lượt khách đến 301,669 lượt khách, tỷ trọng so với cùng kỳ đạt rất khiêm tốn chỉ được 8,50% nhưng vẫn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 0,56%, qua đó khẳng định du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc có khả năng phát triển thành ngành kinh tế trọng yếu theo như tinh thần của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Biểu đồ 1: số lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc.


Như trong biểu đồ lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc thể hiện cho ta thấy lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ nhiều hơn khách nội địa, điều đó là do ngành đã quy hoạch thu hút khách du lịch đạt hiệu quả tốt, làm cho các ngành kinh tế khác có xu hướng thu ngoài tệ tăng thêm do lượng khách du lịch quốc tế tăng lên, vậy ngành du lịch đã tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế - xã hội hiện nay.

2.1.1.1. Khách du lịch quốc tế:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc trong 9 năm qua (2002

– 2010 ) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 67,01%/năm. Số liệu thống kê cho thấy lượng khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc có tăng lên từ 52,107 lượt khách đến 166,861 lượt khách, nhưng tốc độ tăng lượng khách năm 2002 đến năm


2005 không ổn định có xu hướng giảm từ 79,16 % đến 70,29 % so với tổng lượng khách du lịch. (Do bối cảnh chung khó khăn của ngành du lịch thế giới và khu vực với sự ảnh hưởng khủng bố, các dịch bệnh… ). Điều đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch đến Tỉnh Chăm Pa Sắc có dấu hiệu giảm dần (từ 79.16 % năm 2002, đến năm 2010 chỉ chiếm 55.31

% trong tổng cơ cấu khách đến).

Bảng2: khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010

Đơn vị: lượt khách


Hạng mục

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số


65,827


65,827


63,963


99,044


113,684


165,750


220,214


278,054


301,669

Trong đó

khách quốc tế


52,107


47,202


44,962


77,193


90,788


95,988


118,971


158,049


166,861

% so với tổng


79.16


71.71


70.29


77.94


79.86


57.91


54.03


56.84


55.31


Nguồn: Sở Văn hóa và du lịch Tỉnh Chăm Pă Sắc.

Nhận xét:

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến tỉnh Chăm Pa Sắc tăng từ 1,53 ngày năm 2002 lên 3,57 ngày năm 2010. Tuy vậy, vẫn thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước như: Luoang Pha Bang (5,6 ngày), thủ đô Viêng Chan (4,52 ngày).

Kết quả phân tích thị trường các năm qua cho thấy những thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Chăm Pa Sắc gồm có Thái Lan, Việt Nam, CamPuchia, Pháp, Trung Quốc, Ý, Anh, Nhật Bản…

Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc khá đông và đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là nhu cầu của thị trường khách quốc tế đến Lào hiện nay thường quan tâm đến loại hình du lịch thiên nhiên và lịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023