Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong hơn thập nhập kỷ qua nền kinh tế của Tỉnh Chăm Pa Sắc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tỉnh đã huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương đạt kết quả tốt.
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm của tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 đạt được 528,74 tỷ kíp, so với kế hoạch đạt được 42 %, so với 1996 – 2000 tăng 3 lần vốn ngân sách 264 tỷ kíp; thu hút được sự hỗ trở vốn nước ngoài 264,74 tỷ kíp. Đầu tư trong 5 năm có giá trị 3.976,7 tỷ kíp, chiếm 16 % của GDP trong đó đầu tư của nhà nước trong năm 2010 là 1.048,6 tỷ kíp chiếm 14 % của tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, những năm qua số lượng dự án đầu tư vào tỉnh Chăm Pa Sắc tăng nhanh, thể hiện tiềm năng, thế mạnh và cơ chế, chính sách của tỉnh đã được phát huy có hiệu quả, tạo được sự quan tâm và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chính những kết quả đạt được trong huy động nguồn lực đầu tư như trên đã góp phần quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tốc độ tăng GDP 2009 bình quân đầu người là 2.5 lần so với năm 2000, so với năm 2008 tăng khoảng 9.8%. Thu ngân sách trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt được 1.658 tỷ kíp, trung bình tăng 17% năm, so với GDP chiếm 6,8%, còn so với kế hoạch tăng 5,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, ngày càng có xu hướng tăng.
Nền kinh tế phát triển tích cực theo định hướng phát triển ngành dịch vụ - du lịch: Tỉnh có 103 điểm du lịch, tăng 8 điểm. trong đó, du lịch thiên nhiên có 44 điểm, du lịch văn hóa có 28 điểm; du lịch lịch sử có 31 điểm; có 12 khách sạn, có 46 nhà nghỉ, có 1 nhà nghỉ Resort. Tổng lượng Khách du lịch từ năm 2001 – 2005 có 258.235 lượt khách, so với kế hoạch 5 năm đạt được 41%, so với cùng kỳ năm trước đạt 65 %. Điểm du lịch đặc sắc nhất là
Vat Phu Chăm Pa Sắc được cộng nhận di sản văn hóa thế giới và là nơi có đại lễ hội; Điểm du lịch Thác Khon Pha pheng.
Tỉnh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, đã tăng cường hợp tác với các tỉnh Miền Trung và Miền Nam CHXHCH Việt Nam như: Chuyến thăm rút kinh nghiệm của đoàn cấp cao của tỉnh; việc đào tạo đại học , thạc sĩ, tiến sĩ; cử đoàn cán bộ sang nghiên cứu, học nâng cao trình độ về kĩ thuật sản xuất và dịch vụ ngắn ngày; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trồng cao su, trồng ngô giống; hợp tác sản xuất y tế. Tình hình sản xuất trong phạm vi tỉnh, các dự án lĩnh vực du lịch đều tiến triển tốt.
Việc quan hệ với CHND Trung Hoa tập trung vào lĩnh vực trồng rau, cây ăn quả và hoa khu vực lạnh; khảo sát mỏ đồng đỏ ở huyện Su – khu – ma. Ngoài ra còn tiếp mối quan hệ láng giềng với Vương quốc Cam Pu
Chia và Thái Lan, nhằm giữ vững an ninh, trật tự trong khu vực biên giới, về thương mại, du lịch ngày càng hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 1
- Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 2
- Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Chăm Pa Sắc
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Cực.
- Khách Du Lịch Nội Địa Đến Tỉnh Chăm Pa Sắc, Giai Đoạn 2002 – 2010
- Phát Triển Loại Hình Và Sản Phẩm Du Lịch
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Về thương mại và dịch vụ: Năm năm qua, dịch vụ tăng trung bình mỗi năm 7% làm cho cơ cấu dịch vụ có bước phát triển mạnh. Trong tỉnh có 25 chợ. Trong đó chợ tỉnh có 4 chợ; chơ huyện có 8 chợ và 13 điểm chợ cấp bản; Tỉnh có 8.230 hộ đăng ký kinh doanh, so với năm 2000 tăng 5,4 lần, vốn đăng ký kinh doanh 413 tỷ kíp. Trong đó về nông nghiệp có 49 đơn vị, vốn đăng ký 39 tỷ kíp chiếm 10%; về công nghiệp có 558 đơn vị, vốn đăng ký 52 tỷ kíp chiếm 13%; về thương mại có 5.101 đơn vị, vốn đăng ký 10 tỷ kíp chiếm 24%; về dịch vụ có 2.522 đơn vị, vốn đăng ký 219 tỷ kíp chiếm 53%.
Ngoài ra còn có 2.522 đơn vị kinh doanh có số vốn dưới 1 triệu kíp, vốn đăng ký có 773 triệu kíp. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc còn có 2 chợ lớn biên giới và 2 cửa khẩu quốc tế.
Nền kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc đang từng bước ổn định và phát triển, thu nhập của người trong tỉnh không ngừng tăng, nhu cầu du lịch ngày càng
nhiều cũng là một trong những động lực và thế mạnh thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch của địa phương.
1.2.3.2.Dân số và dân tộc:
Tỉnh Chăm Pa Sắc có 10 huyện, huyện Pakse là huyện tỉnh lỵ, có 925 bản; Dân số 615.021 người, có 48 bộ tộc, trong đó là dân tộc thuộc nhóm Lào Lùm nhiều nhất chiếm tỷ trọng 85%, còn lại là thuộc nhóm Lào Thơng. Nhóm Lào Lùm thích sống ở vùng thấp như vùng đồng bằng Chăm pa sắc, sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp, công nghiệp và thương mại nhưng ruộng vẫn là chủ yếu.
Nhóm Lào Lùm đi theo phật giáo, đáng chủ ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn được bảo vệ đến ngày nay. Nhóm Lào Thơng thường sống trên những ngọn núi cao (cao nguyên Boraven), sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy còn trồng bông, rau quả...Người Lào Thơng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ phật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trong thời chiến tranh với Pháp, đạo Thiên chúa đã xâm nhập vào Lào cũng như tỉnh Chăm Pa Sắc, ở Pakse có một nhà thờ và có mấy bộ tộc đã đi theo đạo Thiên chúa phần lớn là thuộc nhóm Lào Thơng.
Mặc dù kinh tế đã phát triển, xã hội văn minh, người dân Lào vẫn còn có sự tín ngưỡng. Theo người Lào các vị thần có liên quan mật thiết đến sản xuất, thương mại, đời sống của con người như: trời, đất, nước, mưa, nắng, sấm, sét...Tục Thờ thần đã có từ lâu nhưng không thống nhất giữa các địa phương trong việc thờ cúng. Cùng với việc Thờ thần linh người dân còn thờ Ma (Phỉ). Người dân quan niệm rằng mỗi vật đều có linh hồn, vật có thể bị hủy diệt, nhưng linh hồn thì không có thể nhập vào một vật thể nào đó có uy lực để trở thành vật linh thiêng.
Người dân Chăm Pa Sắc có tính cách nổi bật, dễ thấy nhất trong lần đầu tiếp xúc là thân thiện, hiền lành, nhân hậu. Điều này thể hiện từ nét mặt, trang phục cũng như trong lời đối thoại, trao đổi khiến người mới đến dễ cảm thấy an lòng, dù rằng không biết người đó là ai. Trong gia đình Lào, rất ít sự to tiếng, mắng chửi giữa vợ chồng, con cái. Ngoài xã hội, người Lào đi đứng từ tốn, không chen lấn, tránh xa sự xung đột. Nhưng đặc biệt là người dân Chăm Pa Sắc hay người dân miền Nam Lào là người nói to, cười nói vui vẻ, nói thật làm thật.
1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
1.2.4.1Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật: Giai đoạn đến năm 2008, cũng với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Chăm Pa Sắc như giao thông, điện, nước, thông tin liện lạc, … đã được cải thiện đáng kể có tác dụng tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương, góp phần tăng khả năng vận chuyển khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo điều kiện thuật lợi trong sinh hoạt của du khách và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong thời gian tới.
Hệ thống giao thông:
- Hệ thống đường bộ: Hệ thống đường giao thong của tỉnh Chăm Pa Sắc dài 3.158 km, Trong đó đường bộ 2.962 km, đường nhựa 467 km, đường bê tôn 8,7 km, đường cấp pối 923 km, đường đất đỏ 1,563 km, đặc biệt tuyến đường bộ phía Bắc sang Việt Nam
+ Pakse – Lao Bảo dài 500 km.
+ Pakse – Đông Hà dài 570 km.
+ Pakse – Hà Nội dài 1.170 km.
+ Pakse – Đà Nẵng dài 820 km.
Tuyến đường bộ phía Nam sang Việt Nam
+ Pakse – Kon Tum dài 419 km.
+ Pakse – Quảng Ngãi dài 499 km.
+ Pakse – Siêng Treng Vương quốc CamPuChia – TP Hồ Chí Minh dài 745 km.
- Đường hàng không : Sân bay Tỉnh Chăm Pa Sắc cách trung tâm Pakse dài 3 km, sân bay Pakse đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế cấp khu vực từ tháng 3/2002. Do vị trí địa lý giáp với các tỉnh của Thái Lan, Campuchia, nên Chăm Pa Sắc có thêm lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách đến tham quan.
- Đường sông: Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc là có sông Me Kông chảy qua từ đầu đến cuối tỉnh, sông Me Kông đã ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt khách du lịch có thể đi tham quan các điểm du lịch bằng thuyền như: đi thuyền ngắm cảnh bên bờ sông Mê Kông và sông Sê Đôn. Đến tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày lễ đua thuyền trên dòng sông Sê Đôn, tạo điều kiện thu hút du khách đến tỉnh Chăm Pa Sắc đáng kể.
1.2.4.2. Cơ sơ hạ tầng xã hội
Các công trình văn hóa, thể thao: một số sân golf, sân tennis tại pakse và các khu du lịch đã được xây dựng; và sân vận động tỉnh cũng nằm trong trung tâm Pakse, năm 2009 tỉnh Chăm Pa Sắc đã làm nhiệm vụ tổ chức thể thao toàn quốc, tạo điều kiện hình thành du lịch thể thao, thu hút du khách rất nhiều.
Hệ thống bảo tàng, thư viện đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, điểm đến phục vụ du khách.
Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Các chương trình y tế được triển khai thực hiện tốt, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế cũng đảm bảo phục vụ khách du lịch trong trường hợp cần thiết tạo nên sự an tâm cho du khách.
Các công trình dịch vụ khác: hệ thống ngân hàng tại các thành phố, huyện, khách sạn đều có dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách du lịch. Tại thành phố Pakse đã có hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tư động.
Ngoài ra các bản gần khu du lịch như người dân huyện Sa Na Som Bun cũng có chuyên môn sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sản phẩm lưu niệm cho du khách đến tham quan.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH.
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài
Môi trường kinh tế
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cho du lịch.
Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên về du lịch cũng không phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra các sự kiện thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình.
Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân - khách du lịch tiềm năng. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hòa bình bất ổn hay có những biến cố cách mạng, đảo chính quân sự….thì sự phát triển của du lịch là hạn chế, nhiều khi bị phá hủy.
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành, ví dụ như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.
Yếu tố tự nhiên
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động, thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Yếu tố nhân văn
Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý ngĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Như vậy
xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
1.3.2. Yếu tố bên trong
Các điều kiện về tổ chức
Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể như: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, đó là bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch bao gồm: Chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính. Và sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng tốt thì lợi thế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.
Nguồn nhân lực
Xét đến tận cùng của vấn đề thì con người là yếu tố then chốt và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Thành công của ngành du lịch được dựa trên từng con người với điều kiện chúng ta phải nhận thức được tác động của cách chúng ta làm việc.