87.663ha; trồng cà phê 29.142ha; trồng cây công nghiệp 17.954 ha; cây kinh tế 6.998 ha sử dụng cho chăn nuôi và xây dựng cơ sở hạ tầng. Phần diện tích còn lại là rầy, bãi cỏ tranh, lau lách, diện tích bỏ hoang.
1.2.1.5. Tài nguyên rừng:
Trong toàn tỉnh có 895.500 ha rừng, chiếm 58% diện tích của tỉnh trong đó rừng nguyên sinh Quốc gia 3 khu vực có diện tích 88.950 ha; Rừng bảo hộ có có 4 khu vực có diện tích 169.300 ha; Rừng sản xuất diện tích có 1120.800 ha; Rừng đã cải tạo có diện tích 120.000 ha; Rừng kiết có diện tích 67.760 ha; Rừng trồng mới có diện tích 6.998 ha và rừng khác có 19.981 ha.
1.2.1.6. Tài nguyên nước:
Tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều sông suối, có nước quanh năm như : Xê đôn, suối Bằng Liêng, suối Tô Mộ, sông Mê Kông chảy dọc từ Bắc đến Nam dài hơn 200 km, dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông gồm có 8 huyện đồng bằng dựa vào dòng sông này để làm ăn, sinh sống quanh năm.
1.2.1.7. Tài nguyên khoáng sản:
Tỉnh Chăm Pa Sắc có loại khoáng sản như:
Mỏ muối có một điểm tại huyện Pa – thum – phon.
Mỏ đất sét có 2 điểm tại huyện Pa – thum – phon.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 1
- Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch.
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Cực.
- Khách Du Lịch Nội Địa Đến Tỉnh Chăm Pa Sắc, Giai Đoạn 2002 – 2010
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Mỏ đồng có 5 điểm, tại huyện Sú – khum – ma 2 điểm; Huyện Chăm Pa Sắc có một điểm; Huyện Phôn – thong 1 điểm và huyện Xa – na – sôm – bun một điểm.
Mỏ Bô ốc xít có một điểm tại huyện Pak – song.
Mỏ đá Pa – Cô – Đít 1 điểm tại huyện Pa – thum – phon.
Mỏ A Mê Tít có một tại Mương Khổng.
Mỏ Than – bùn có 2 điểm tại huyện Pa – thum – phon.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tỉnh Chăm Pa Sắc
Tỉnh Chăm Pa Sắc có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.
Mặc dù diện tích của tỉnh không lớn lắm nhưng tỉnh Chăm Pa Sắc chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú như: vùng 4.000 đảo (nơi này nằm trong sông Mê Kông có nhiều hòn đảo gần nhau có 4.000 hòn đảo, vì vậy gọi khu vực này là vùng 4.000 đảo), đền Vat Phu thuộc di sản văn hoá thế giới, và những làng nghề văn hoá khác.
Trong đó đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc có di sản văn hoá thế giới, đã được UNESCO công nhận là đền Vat Phu Chăm Pa Sắc, có niên đại từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 14. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Lào, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu nghiên cứu lịch sử .
SỰ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH:
Địa hình của tỉnh Chăm Pa Sắc có cả đồng bằng và cao nguyên, còn có sông Mê kông chạy qua từ Bắc đến Nam. Dựa vào quy hoạch phát triển khu du lịch sở du lịch Chăm pa sắc, đã chia cảnh quan ra 4 nhóm du lịch, 1 nhóm là khu nằm trong vùng cao nguyên và 3 nhóm nằm trong khu đồng bằng Chăm Pa Sắc (Xem phụ lục 2).
1.) Khu du lịch cao nguyên Boraven: Huyện Pak song hay gọi là Dong Borlaven, có mức cao 1.500 m từ mặt biển. Là núi lửa cũ từ ngàn năm nên có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa. Cao nguyên Boraven là một vùng lý tưởng để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, canh ki na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên này có nhiều khu rừng rậm quanh năm xanh tốt, nơi đây có những loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai. Cao nguyên này còn là nơi trữ nước và nguồn nước của các sông nhỏ như: Chăm pi, Bằng Liêng... Do vị trí địa lý của khu vực này đã làm cho khu vực này trở thành khu du lịch nổi tiếng của tỉnh về
việc nghỉ dưỡng, tham quan trong nhiều nơi như: núi Thevada, thác Phan, Thác Pha Suam, Thác Nhuong... có thể đi lại trong ngày từ trung tâm của tỉnh tới các khu du lịch này.
2) Khu du lịch Pakse: Khu du lịch này gồm 3 huyện của tỉnh như huyện Pakse, huyện Phôn – thong và huyện Xa – na – sôm – bun.
Pakse là tỉnh lỵ của tỉnh và các trung tâm các nhóm du lịch. Pakse là huyện cũ từ xa xưa, lớn nhất trong tỉnh, có môi trường cảnh quan đẹp. Pakse chia thành hai phần do sông Xê đôn chạy qua và gặp sông Mê Kông ở trung tâm của huyện. Có thể nhìn thấy như hình chữ T, đầu chữ T là sông Mê Kông chân chữ T là sông Xê đôn làm cho Pakse có quảng cảnh đẹp trong môi trường thuận lợi của các cơ sở hạ tầng, ngôi chùa cổ lớn, ngôi nhà cổ của Pháp. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trữ, dịch vụ công nghệ thông tin, trung tâm kinh tế thương mại phần lớn là ở Pakse.
Phôn – thong có sông Mê Kông làm biên giới với huyện Pakse và Xanasomboun, có nhiều núi nhỏ đặc biệt là núi Salau nằm dài theo sông Mê Kông đối diện với huyện Pakse. Núi Salau có lịch sử từ lâu. Salau là tên gọi từ một truyện cổ tích nổi tiếng của Lào, trong chiến tranh với Pháp trên núi này là nơi làm sân bay nhỏ của Pháp. Còn có ngôi chùa cũ, mới tìm ra, hiện nay chùa này đang được xây dựng lại. Khi đứng ở ngôi chùa này chúng ta có thể ngắm tất cả các phong cảnh đẹp của huyện Pakse. Còn bên bờ của sông Mê Kông đang được xây dựng các khu Resort.
Xa – na – sôm – bun có vị trí nằm ở phía trái của sông Mê Kông, đặc biệt là có vườn quốc gia Xiengthong. Vườn quốc gia này có dãy núi cao dạo theo bờ sông Mê Kông là núi Khong. Núi Khong là núi cao gồm có các cây xanh các loại. Trên đỉnh núi này có một cột đá lớn từ một trăm ngàn năm qua có hình khác lạ so với cột đá bình thường, được tạo từ tự nhiên người dân gọi là Hin Khong. Ngoài Hin Khong còn có nhiều cột đá khác có hình con rùa, cái
nấm và còn nhiều cột đã có hình lạ khác; đặc biệt còn có cột đá của dân tộc Khơ Me, Do khu vực này nằm ở vị trí cao phù hợp với việc tham quan nghỉ ngơi, cắm trại của đoàn sinh viên thanh niên để nghiên cứu khoa học, buổi chiều có thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ rệt là hình ảnh đẹp tuyệt vời cho du khách.
3) Khu du lịch Khống: Khu du lịch này nằm ở cực Nam của tỉnh giáp với Vương Quốc Campuchia. Sông Mekong chạy qua đã làm khu vực này có nhiều hòn đảo lớn nhỏ (có tới bốn ngàn hòn đảo). Theo người Lào gọi chổ này là " Siphandon" vùng 4.000 đảo. Đảo lớn nhất là đảo Khống dài 24 km rộng 8 km số dân sinh sống khoảng 10.000 người. Còn đảo Khon và đảo Deth, hai đảo này vừa là khu du lịch sinh thái vừa là khu du lịch lịch sử. Trong thời chiến tranh với Pháp để đi lại qua hai đảo này người Pháp đã làm cầu và đường xe lửa, nơi đây cũng là xu thế du lịch hấp dẫn của du khách nước ngoài. Cách đảo Khon khoảng mấy cây số xuống phía Nam, chỗ giáp với Campuchia vũng sâu của sông Mê Kông là khu trú ẩn của cá heo Mê Kông.
Do có nhiều hòn đảo đã làm cho dòng chảy của sông Mê Kông hẹp qua các hòn đá trở thành nhiều thác nước. Đặc biệt là thác Khonphapheng có độ cao 15 m, là thác nước lớn nhất của nước CHDCDN Lào và trong khu vực Đông Nam Á, thác Somphamith có độ cao hơn thác Khonphapheng nhưng hẹp hơn. Hai thác này là khu du lịch thu hút được nhiều khách du lịch.
4) Khu du lịch Chăm Pa Sắc : Chăm Pa Sắc là tên gọi của huyện. Khu du lịch này bao gồm ba huyện nằm ở hai bờ của sông Mê kong. Bên trái là huyện Pathoumphon có vườn quốc gia Xepian, làng Phapho và làng Khiet Ngong có nghề nuôi voi từ xa xưa. Ngày xưa người ta nuôi voi để cúng lễ cho ông vua nhưng bây giờ người ta làm phương tiện đưa du khách lên núi Asa, một di tích lịch sử. Bên phải của sông Mê kong gồm ba huyện có nhiều hòn
đảo và rừng, đặc biệt là đảo Deng có vị trí đẹp dài theo sông Mê Kông có thể nhìn cảnh quan xung quanh rất tuyệt vời. Hiện nay đảo Deng đang trở thành một khu resort ấn tượng của du khách trong việc nghỉ dưỡng và có thể thấy được cách sống của người dân trong khu vực này. Khi ngồi ở phía Tây của đảo Deng chúng ta nhìn thấy một núi cao, đỉnh cao nhất của núi này có hình như búi tóc của người Hindo, búi tóc theo người Lào gọi là Kau Phom nên núi này có tên là núi Kau.
Các di sản văn hoá phi vật thể: Các di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình chủ yếu như: Âm nhạc , lễ hội, nghệ thuật ẩm thực... Tỉnh Chăm Pa Sắc là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời; đặc biệt là lamsipandon đó là nghệ thuật trình diễn dân gian rất phát triển, tỉnh Chăm Pa Sắc có hoạt động lễ hội rất phong phú.
Trải qua nhiều thời kỳ nhiều vua chúa những diễn biến lịch sử văn hoá này được thể hiện qua các hệ thống di tích văn hoá cho đến ngày nay như: Vat Phu, tháp Sampang, chùa Oumung, tháp Nang Ing, Núi Asa, Pha Nhay lang Smek (tượng phật lớn), toà nhà một nghìn phòng (cung vua cổ của vương quốc Chăm pa sắc)...và các chùa. Mỗi làng có một ngôi chùa cả tỉnh có khoảng 580 chùa lớn nhỏ có tên tuổi khác nhau. Hơn nữa Vat Phu mới được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới của quốc gia vào năm 2001. Cho nên ngành du lịch Chăm Pa Sắc càng ngày càng có sức thu hút du khách nội địa và quốc tế.
Bên cạnh những di tích lịch sử văn hoá phong phú đa dạng, tỉnh Chăm Pa Sắc còn có hệ thống bảo tàng, làng văn hoá và khu lưu niệm như: bảo tàng tỉnh Chăm Pa Sắc ở Pakse xây dựng năm 1999, hiện nay bảo tàng đã trưng bày và giữ gìn các vật cổ trước thế kỷ 20 và các hình ảnh đấu tranh trong mỗi thời kỳ khác nhau, Bảo tàng Vat phu Chăm pa sắc, làng Saphai, làng dân tộc
ở khu du lịch Phasuam và các cửa hàng bán hàng lưu niệm ở Pakse và ở các khu du lịch khác.
Lễ hội và phong tục tập quán : Lào là một đất nước của hội hè. Quanh năm từ tháng giêng đến tháng chạp tháng nào cũng có hội hè, tất cả người Lào nói chung người Chăm Pa Sắc nói riêng. Lễ hội gọi là "Bun". Tiếng Lào Bun còn có nghĩa là phúc đức. Ngày Bun bao gồm ngày tết cổ truyền dân tộc và cả những ngày lễ hội lao động sản xuất, tôn giáo lớn nhỏ ở khắp mọi nơi của đất nước cũng như ở tỉnh. Bởi vậy, mỗi năm ở Chăm Pa Sắc có rất nhiều ngày hội với nội dung, hình thức khác nhau với mong ước được sự may mắn trong cuộc sống, nhớ ơn cha mẹ ông bà, mừng chiến thắng...được tổ chức khắp nơi trên lãnh thổ Chăm Pa Sắc. Hầu hết các lễ hội truyền thống của người dân có tính chất tôn giáo, văn hoá đặc sắc của mình. Đây là dịp của con người giữa các cộng đồng giao lưu, trao đổi tình cảm, đoàn kết giúp đỡ nhau, giúp mọi người quên đi những nỗi lo trong việc mưu sinh thường ngày để hướng tới với thiên nhiên và lòng yêu đất nước. Những lễ hội lớn được tổ chức khắp nơi trên địa bàn Chăm Pa Sắc theo Âm lịch như:
+ Tháng giêng: hội cúng các vị thần linh, Các loại ma tà (Bun xẳng khạ chạu khạu cằm)
+ Tháng hai: hội vía lúa (Bun khun khẩu), hội buộc chỉ cổ tay con voi ở làng Khietngong
+ Tháng ba: hội mừng ngày đắc đạo của Phật (Bun ma kha bu xa), lễ hội Vat Phu Chăm Pa Sắc
+ Tháng tư: hội Ba la mon (Bun phạ vệt)
+ Tháng năm: hội Tết năm mới Loà (Bun pi may)
+ Tháng sáu: hội Phật đản và hội pháo thăng thiên (Bun bằng phay)
+ Tháng bảy: hội tống ôn (Bun xăm hạ)
+ Tháng tám: hội vào chay (Bun khẩu phăn xả)
+ Tháng chín: hội cúng các linh hồn (Bun khẩu pạ đắp đin)
+ Thang mười: hội chúng sinh (Bun ho khẩu xạc)
+ Tháng mười một: hội mãn chay (Bun ọc phản xả) cùng với hội ngày là có lễ đua thuyền, lễ thả thuyền cầu may
+ Tháng chạp: hội dâng lễ vật cho sư (Bun kạ thỉn)
Trên đây là những ngày hội lớn của tỉnh được tổ chức thống nhất về thời gian lẫn hình thức của các dân tộc thuộc nhóm Lào Lùm. Nếu kể cả những ngày lễ hội của nhóm Lào Thơng và những ngày hội dân gian khác gắn liền với lao động sản xuất, lịch sử diễn ra ở từng địa phương thì vô cùng phong phú, đa dạng. Do tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống lâu đời, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng của mình như: tục chùa Phật, tục đám cưới, tục chào hỏi đối xử với nhau, tục mừng con mới sinh, tục mừng nhà mới, tục ăn uống ăn mặc, tục đi vào rừng... của các dân tộc ít người đang sống ở khu cao nguyên đều mang đậm nét truyền thống độc đáo, đặc trưng của mình và thể hiện văn hoá quý giá có tính chất rất hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Lào. Ngoài những lễ hội phong phú và đặc sắc, người dân cũng như công nhân, nhân viên và công chức còn được nghỉ những ngày sự kiện quan trọng khác như: Tết năm mới quốc tế, ngày quốc tế phụ nữ, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh Lào, ngày quốc tế thiếu nhi (ngày trồng cây quốc gia). Các ngày lễ hội trên còn là nơi duy trì và phổ biến những nghệ thuật độc đáo của dân tộc như: ca nhạc, múa, các nghề thủ công mỹ nghệ... nhưng văn nghệ vẫn là hình thức nghệ thuật hấp dẫn nhất trong các ngày hội này. Chăm Pa Sắc đã sáng tạo và giữ gìn tốt những loại hình văn nghệ biểu diễn và âm nhạc đặc sắc, độc đáo riêng của mình như: Cải lương (mỏ lăm lưởng), các điệu hát dân ca có nhạc khèn đệm, trống đệm là Lăm Siphandon, Lăm Sốm, Lăm Tậy...còn điệu múa
nhảy dân gian là múa Răm vông, múa Lăm Siphandon và nhảy múa hiện đại phát triển từ đời sống, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Ẩm thực dân tộc: Chăm Pa Sắc có nhiều món ăn truyền thống rất phong phú, độc đáo có hương vị đặc sắc đặc trưng theo vùng theo làng, các món ăn đa số được chế biến từ thịt cá, heo, bò, gà, vịt, ếch,... Những món ăn chế biến từ thịt cá được ưa thích nhất và nổi tiếng trong cả nước, Đặc biệt nhất là món gỏi cá (Lạp pa), canh cá (Tộm pa), cá nướng, cá ướp muối, cá ướp muối và tỏi (cá chua), mắm nêm...những món ăn này ăn với xôi là tuyệt vời nhất. Ngoài ra, còn có các món xào, kho, canh, hấp, bánh canh, hủ tiểu, bún cá...đặc biệt là người Chăm Pa Sắc ăn cay nhất so với người Lào.
Bên cạnh các món ăn rất phong phú, Chăm Pa Sắc còn có các loại bánh và chè có hương vị đặc trưng riêng của mình như: Khãu tộm (bánh chưng), cơm lam (một loại nếp để trong ống tre với một chút đường và nước cốt dừa rồi nướng lên), bánh gói, bánh đa đường, bánh cắt, bánh khoọc...và các loại chè có hương vị độc đáo nấu với đường và nước cốt dừa như: chè lọc viên, chè chuối, chè các loại khoai...ngoài ra, Chăm Pa Sắc là nơi nổi tiếng về các loại cây ăn quả nhiệt đới như: sầu riêng, chôm chôm, thanh long, chuối, xoài...
Ngoài nước ngọt, nước mía, bia và rượu Tây Chăm Pa Sắc còn có một loại cây thốt nốt có nước có hương vị ngọt tự nhiên không thua nước mía và nước ngọt hiện đại. Nước thốt nốt, ngoài uống tươi có thể nấu làm đường cục. Còn các loại rượu như: rượu trắng, rượu chưa cất (lậu thô), rượu hũ (lậu háy), rượu chế biến từ trái cây... Như vậy, các món ăn thức uống của dân tộc thật sự độc đáo hấp dẫn cho du khách nềm thử khi đến Chăm pa sắc.
1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Về kinh tế: