Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Và Cơ Chế Chính Sách Phát Triển Du Lịch 81110


Chính quyền và sở du lịch tỉnh chưa thường xuyền tổ chức những lễ hội, chương trình du lịch ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Mặc dù, các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có trang web giới thiệu riêng. Nhưng sở du lịch vẫn chưa xây dựng trang web riêng của tỉnh chỉ giới thiệu chung trong trang web của bộ du lịch, ít giới thiệu các nơi du lịch của tỉnh trên đại truyền hình Trung ương. Điều này, cũng còn hạn chế rất nhiều về việc giới thiệu du lịch của tỉnh cho khách du lịch quốc tế.

2.6. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh mới đưa ra chiến lược để đào tạo cán bộ nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch.

Hiện có khoảng 482 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch, phần lớn là lao động nằm trong khu vực lưu trú, nhà hàng. Lao động trong khu vực này có trình độ chuyên môn thấp chỉ tốt nghiệp phổ thông và có một phần không tốt nghiệp phổ thông và ít được đào tạo.

Mới 2 năm gần đây, Sở du lịch đã tổ chức đào tạo về du lịch 3 khóa cho 95 người, gồm những người tự kinh doanh du lịch và cán bộ trong sở du lịch. Qua 3 khóa đạo tạo mới thống nhất được: Đội ngũ làm công tác nghiên cứu di tích có 10 người, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch có 25 người trong đó cấp tỉnh là 20 người và cấp trung ương 5 người. Các hướng dẫn viên du lịch phải giỏi các ngoại ngữ thông dụng như:

- Tiếng Anh 10 người, trong này có trình độ đại học 4 người và cao đẳng 6 người.

- Tiếng Pháp 5 người, trong đó có trình độ đại học 2 người và cao đẳng 3 người .

- Tiếng Đức 3 người là đã học từ Đức về và còn lại là tiếng Thái. Trong số này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phiên dịch, hướng dẫn, giới thiệu các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

tuyến điểm tham quan. Tại các điểm tham quan du lịch như Đền Vatphou Chăm Pa Sắc có thuyết minh viên tại chỗ sẵn sàng phục vụ du khách khi có yêu cầu.

Chất lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách quốc tế, số có trình độ về chuyên ngành và ngoại ngữ còn ít, lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách còn yếu về trình độ chuyên môn, tay nghề và phong cách phục vụ còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do các doanh nhgiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động trong ngành du lịch.

Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 8

Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có một chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong sở và các lao động trong ngành du lịch mới có thể đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển du lịch trong những năm sắp đến.

2.7. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Sở Văn hóa và Du lịch Chăm Pa Sắc đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý thực hiện quy hoạch du lịch.

Do sự chỉ đạo của tổng cục du lịch Trung ương. tỉnh cũng đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển Du lịch do phó chủ tích tỉnh làm trưởng ban Ban với thành viên là giám đốc các sở ban ngành và các địa phương trong tỉnh. Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã phát huy vai trò trong việc quản lý phát triển du lịch đúng hướng và cơ bản đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra.


Trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều quy hoạch chi tiết, nhiều dự án đầu tư khu du lịch, khách sạn theo hướng quy hoạch tổng thể để phát huy công tác quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý còn nảy sinh nhiều bất cập, nhiều nơi còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý các ngành, các cấp. Nhiều vấn đề còn lẫn lộn, chưa phân định rõ giữa quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Việc cải tiến các thủ tục hành chính của tỉnh còn chậm, vẫn còn rườm rà nhiều cửa, nhiều cấp gây phiền hà cho nhân dân, cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhất là trong việc thành lập các doanh nghiệp, cấp giấy phếp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và vận chuyển khách du lịch, các thủ tục xin xác lập quyền sử dụng nhà, đất, mặt nước và cảnh quan v.v…

Cơ chế quản lý chậm cải tiến và chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc quản lý các phương tiện vận chuyển khách du lịch và còn nhiều khó khăn trong thực hiện chế độ kế toán thống kê; nhiều hộ kinh doanh du lịch còn trốn thuế. Nên tình trạng thất thu còn lớn, ảnh hưởng đến doanh thu của ngành.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch chưa có hiệu quả về nhiều mặt như: vốn, quy hoạch, chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết quốc tế và trong nước, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng, chất lượng sản phẩm… chưa được chú ý, còn buông lỏng.

Tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh và đa dạng nhưng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng và theo kịp xu thế phát triển.

Riêng Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về mặt du lịch và đạt được một số kết quả sau:

Hướng dẫn các doanh nghiệp lữ hành thực hiện một số quy định mới theo Luật Du lịch, đồng thời tiến hành góp ý một số dự thảo Nghị định về


kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, về cơ sở lưu trú du lịch, về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch theo chỉ đạo của Tổng cục Du lịch.

Hướng dẫn các khu du lịch và một số doanh nghiệp triển khai mô hình du lịch cộng đồng, các hộ dân có sự tham gia làm việc trong các khu du lịch như: khu du lịch Thác Pha Suom, thác Tat Phan… tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực du lịch( homestay); tư vấn về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư về dự án.

Phối hợp với UBND tỉnh Chăm Pa Sắc tổ chức thẩm định, xếp hạng “nhãn hiệu Xanh” cho các cơ sở du lịch – dịch vụ trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.

Phối hợp tổ chức chương trình đào tạo thương mại điện tử; tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và nghiệp vụ du lịch cho lái xe; tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch – thương mại cho cán bộ phòng công thương một số huyện thị xã.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên các lĩnh vực lữ hành – vận chuyển, khu, điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng ăn uống cùng các dịch vụ phục vụ khách thường xuyên được tăng cường kiểm tra, kiếm soát, đảm bảo ổn định môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch lạnh mạnh, bình đẳng, văn minh, lịch sự. Về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải tiến rõ rệt theo hướng công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động kinh doanh.

Cùng với ngành công an đã triển khai thí điểm đề án đăng ký, quản lý khách sạn lớn với một số huyện trung tâm đạt kết quả tốt giảm thiểu sự phiền hà đối với doanh nghiệp cũng như du khách; thường xuyên tổ chức tốt công tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở đối với các chủ xe phục vụ du lịch; đồng


thời đổi mới phương pháp quản lý an ninh trật tự theo hướng tạo ấn tượng tốt đẹp, thân thiện đối với du khách.

xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển kinh tế - xã, phát triển du lịch cách hộ về nhân dân có phần chung tạo công việc làm cho nhân. Xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch kinh tế trong điểm tại huyện Khổng, có nhãn hiệu Ma – Ha – Na – Thi – Si – Phan – Đon; xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc và chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch Chăm Pa Sắc đến năm 2015.

2.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG‌

2.8.1. Những thành tựu đạt được

Trong hơn 10 năm thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Chăm Pa Sắc và nghị quyết hội nghị lần thứ IV của Đảng, tỉnh ủy Chăm Pa Sắc đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá nhằm tăng tốc phát triển kinh tế du lịch dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010, công tác quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch đã đạt những kết quả chủ yếu sau:

- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển giải quyết việc làm cho người dân địa phương; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo; ổn định an ninh chính trị tại các địa bàn trong tỉnh.

- Lượng khách du lịch và thu nhập GDP du lịch tăng hàng năm, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chi tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.


- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã thực sự khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch Miền Nam Lào.

2.8.2. Những tồn tại, hạn chế

- Hiệu quả của công tác đầu tư phát triển du lịch và kinh doanh du lịch trên địa bàn còn thấp, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tế động lực và còn thấp so với một số địa phương được xem là trung tâm du lịch của cả nước.

- Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu đều chưa đạt được như dự báo của quy hoạch và kế hoạch hàng năm của ngành.

- Sản phẩm du lịch tuy có chuyển biến nhưng nhìn chung còn tăng trưởng chậm, chưa đủ sức hấp dẫn, chưa tạo được những sản phẩm du lịch đặc thù. Sự nghèo nàn của các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm vào mùa mưa vẫn chưa được khắc phục nên chưa hấp dẫn.

- Việc triển khai các quy hoạch chi tiết, các dự án chưa phù hợp với yêu cầu của quy hoạch và thực tế phát triển; chương trình trọng tâm và các công trình trọng điểm về du lịch triển khai còn chậm. Mặc dù tỉnh thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nhưng nhiều dự án có quy mô nhỏ, mục tiêu của dự án trùng lắp, đã tác động tiêu cực đến môi trường cảnh quan cũng như khả năng tạo nên những sản phẩm đặc thù của địa phương;


- Công tác xúc tiến quảng bá chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành, năng lực nguồn lao động phục du lịch còn yếu cả về nghiệp vụ, phong cách giao tiếp và trình độ ngoại ngữ chưa cao.

- Nguồn nhân lực du lịch tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng nhìn chung vẫn còn yếu cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ lao động có trình độ chưa cao, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp còn thấp.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về xác định kinh tế du lịch – dịch vụ là động lực đối với nền kinh tế của tỉnh chưa thật sự sâu sắc, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

2.8.3. Nguyên nhân tồn tại

- Những biến động phức tạp trên thế giới về kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh, bảo lũ… thời gian qua đặc biệt là cuộc khủng khoảng kinh tế, tài chính trên phạm vi toàn cầu hiện nay đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Lào nói chung và Chăm Pa Sắc nói riêng.

- Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nước ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.

Tình hình trong nước thời gian qua cũng có nhiều yếu tố bất lợi như thời tiết, dịch bệnh, giá cả tăng cao… đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách của cả nước nói chung và Chăm Pa Sắc nói riêng, ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển ngành.

Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch còn thiếu và bất cập, hệ thống cơ chế chính sách chưa thực sự thông thoáng, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật hợp lý, thiếu rõ ràng nên chưa thực sự tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư.


Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển kinh – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Đặc biệt là giao thông hàng không đang ở tình trạng quá ít đường bay, tỉnh hiện chỉ đón được khách từ một số nước như: Việt Nam và Campu chia, còn các nước khác trong ASEAN chưa có thể đón được tại tỉnh Chăm Pa Sắc nên chưa tạo được sự thuận lợi cho du khách. Hệ thống giao thông đường bộ nội tỉnh và liên vùng chưa phát huy được hết tác dụng để tạo động lực thúc đẩy cho phát triển du lịch.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch và mở rộng thị trường, việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách. Chưa quan tâm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch.

Công tác quản lý nhà nước thực hiện quy hoạch còn yếu việc triển khai các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt. các thông tư hướng dẫn còn chưa đầy đủ và bất cập nên phần nào gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch Chăm Pa Sắc.

Hầu hết các dự án đầu tư du lịch đều đang trong giai đoạn triển khai và việc triển khai còn chậm; một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch, quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ, suất đầu tư thấp, một số dự án chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

Tính thời sự của du lịch Chăm Pa Sắc thể hiện khá rõ nét. Vào các dịp Lễ, Tết, mùa hè khách đến nhiều, với số lượng lớn, việc cùng cấp dịch vụ lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trong khi đó mùa thấp điểm khách đến không nhiều, cung lớn hơn cầu, nên xảy ra một số tiêu cực trong kinh doanh…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023