So Sánh Thu Nhập Du Lịch Với Các Ngành Kinh Tế Trong Các Năm


Bảng 2.9 So sánh thu nhập du lịch với các ngành kinh tế trong các năm



Năm

Du lịch (tỷ VNĐ)

NôngLâm Thủy

(tỷ VNĐ)

Công nghiệp Xây dựng (tỷ VNĐ)

Các ngành dịch vụ khác (tỷ VNĐ)

GDP

toàn tỉnh (tỷ VNĐ)

2000

200,97

2.521,5

468,3

369,73

3.560,5

5,64%GDP

70,82%GDP

13,15%GDP

10,34%GDP

2005

452,38

3.639,3

1.192,0

635,92

5.919,6

7,64%GDP

61,48%GDP

20,14%GDP

10,74%GDP

2006

511,19

3.983,4

1.436,6

876,31

6.807,5

7,51%GDP

58,51%GDP

21,11%GDP

12,87%GDP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO - 6

(Nguồn: UBND tỉnh và Sở Du lịch-Thương mại Lâm Đồng)

Doanh thu ngành du lịch so với GDP toàn tỉnh thấp (bảng 2.9), chưa xứng là 1 trong 2 thế mạnh cơ bản của Lâm Đồng (Du lịch và nông nghiệp công nghệ cao).

2.2.1.3. So sánh hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngành du lịchLâm Đồng với một số địa phương trong nước trong những năm gần đây:

- So sánh về số khách quốc tế đến Lâm Đồng và các địa phương khác:

Bảng 2.10

SỐ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN LÂM ĐỒNG VÀ VIỆT NAM NĂM 2005



Địa phương

Tổng số (người)

Chia theo ngôn ngữ

Cơ cấu (%)

Anh

Trung Quốc

Nhật

Pháp

Anh

Trung Quốc

Nhật

Pháp

Hà Nội

1582

883

299

200

200

55,8

18,9

12,6

12,6

Hải Phòng

491

392

99

0

0

79,8

20,2

0,0

0,0

Lào Cai

397

219

178

0

0

55,2

44,8

0,0

0,0

Lạng Sơn

375

184

191

0

0

49,1

50,9

0,0

0,0

Quảng Ninh

600

415

185

0

0

69,2

30,8

0,0

0,0

Nghệ An

400

400

0

0

0

100,0

0,0

0,0

0,0

Huế

665

539

3

0

123

81,1

0,5

0,0

18,5

Đà Nẵng

438

407

0

31

0

92,9

0,0

7,1

0,0

Quảng Nam

550

344

0

206

0

62,5

0,0

37,5

0,0

Khánh Hòa

691

524

71

0

96

75,8

10,3

0,0

13,9

Lâm Đồng

696

590

1

9

96

84,8

0,1

1,3

13,8

Tp.HCM

1310

723

208

172

207

55,2

15,9

13,1

15,8

Tổng cộng

8195

5620

1235

618

722

68,6

15,1

7,5

8,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Như vậy số khách quốc tế đến với Lâm Đồng không nhiều hơn đến các địa phương khác, mặc dù Lâm Đồng - Đà Lạt có ưu thế về khí hậu và thương hiệu. Đặc biệt là khách nói tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật đến Lâm Đồng còn ít, nghĩa là Lâm Đồng chưa thu hút khách Châu Á, chủ yếu là khách Châu Âu. Tỷ lệ khách đến Lâm Đồng so với toàn quốc chỉ đạt ở mức trung bình, chưa xứng với tầm cỡ của một tỉnh có thành phố du lịch nổi tiếng với khí hậu và thiên nhiên ưu đãi.


- Về số tiền bình quân mà khách chi tiêu khi đến Lâm Đồng du lịch: được thể hiện qua bảng 2.11


Bảng 2.11

CHI TIÊU CỦA KHÁCH QUỐC TẾ MỘT NGÀY TẠI LÂM ĐỒNG VÀ VIỆT NAM (NĂM 2005)


ĐVT: USD

Địa phương

Tổng số

Thuê phòng

Ăn uống

Đi lại

Tham quan

Mua hàng

Vui chơi

Y tế

Khác

Hà Nội

92,1

27,0

18,1

10,7

5,6

19,9

7,6

1,3

2,1

Hải Phòng

82,3

20,4

14,4

12,5

6,6

14,2

8,0

1,3

5,0

Lào Cai

66,7

26,8

10,3

6,2

1,2

7,0

13,1

0,0

1,9

Lạng Sơn

68,1

10,3

9,2

10,2

3,4

17,7

2,9

0,2

14,3

Quảng Ninh

28,7

12,5

8,2

4,6

0,5

2,1

0,0

0,1

0,7

Nghệ An

66,3

13,6

11,6

7,4

3,0

21,3

4,9

0,4

4,1

Huế

58,8

16,9

10,0

7,0

4,8

10,3

2,8

0,4

6,7

Đà Nẵng

93,4

24,9

14,6

10,2

10,6

22,8

3,4

0,9

6,1

Quảng Nam

119,1

24,8

18,2

11,5

7,1

42,4

4,2

0,9

10,1

Khánh Hòa

63,4

15,6

12,2

10,6

7,3

7,4

3,8

0,7

5,9

Lâm Đồng

79,1

17,7

15,4

17,7

6,1

12,0

3,1

0,9

6,3

Tp.HCM

107,7

30,2

18,8

11,4

6,3

22,5

7,2

3,0

8,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Như vậy chi tiêu của khách quốc tế tại Lâm Đồng so với các địa phương khác ở mức trung bình, nhưng được lợi hơn các địa phương khác về tiền thuê phòng và chi phí tham quan, vui chơi. Điều đó chứng tỏ Lâm Đồng ít các điểm vui chơi tham quan có khả năng hấp dẫn du khách và giá cả cũng thấp hơn. Thiếu định hướng chung mang tính tổng thể (Ví dụ: Thu lũng tình yêu là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nay lại bị khai thác thiết làm phá vỡ cảnh quan môi trường)

Riêng về chất lượng môi trường du lịch và độ sạch của các cảnh quan du lịch, Lâm Đồng vẫn được xếp vào hàng tốt và đạt chỉ số vệ sinh môi trường cao (Bảng 2.12)

Bảng 2.12


ĐÁNH GIÁ VỀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH CỦA LÂM ĐỒNG VÀ VIỆT NAM



Địa phương

Tổng số người được phỏng vấn (người)

Số người trả lời theo mức độ đánh giá (người)

Tỷ lệ số người trả lời theo mức độ đánh giá (%)


Sạch

đẹp


Bình thường

Dưới mức

bình thường


Tổng số


Sạch

đẹp


Bình thường

Dưới mức

bình thường

Hà Nội

1.582

1.166

408

8

100,0

73,7

25,8

0,5

Hải Phòng

491

344

144

3

100,0

70,1

29,3

0,6

Lào Cai

397

253

138

6

100,0

63,7

34,8

1,5

Lạng Sơn

375

124

247

4

100,0

33,1

65,9

1,1

Quảng Ninh

600

487

113

0

100,0

81,2

18,8

0,0

Nghệ An

400

358

42

0

100,0

89,5

10,5

0,0

Huế

665

564

95

6

100,0

84,8

14,3

0,9

Đà Nẵng

438

359

79

0

100,0

82,0

18,0

0,0

Quảng Nam

550

421

125

4

100,0

76,5

22,7

0,7

Khánh Hòa

691

583

107

1

100,0

84,4

15,5

0,1

Lâm Đồng

696

543

142

10

100,0

78,0

20,4

1,4

Tp.HCM

1.310

864

425

21

100,0

66,0

32,4

1,6

Tổng cộng

8.195

6.066

2.065

63

100,0

74,0

25,2

0,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


2.2.2. Những thuận lợi của ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay:

Tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là có thành phố Đà Lạt, một thành phố du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Lâm Đồng có những thuận lợi về du lịch trên những mặt sau đây:

- Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước và con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Điều này cũng tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Đà Lạt - Lâm Đồng nói riêng.

- Du lịch - dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế động lực của tỉnh, được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Kết cấu hạ tầng đang trên chiều hướng phát triển thuận lợi; nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, có nhiều dự án đăng ký đầu tư.

- Thành phố Đà Lạt với nhiều tiềm năng lợi thế nên có điều kiện để trở thành một đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, với việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, du lịch hoa gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chất lượng cao.

- Đà Lạt - Lâm Đồng có tiềm năng và khả năng mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour du lịch biển, đồng bằng kết hợp miền núi, cao nguyên và nằm trong hành lang các tuyến, điểm du lịch quan trọng của quốc gia.

- Khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ. Thiên nhiên miền cao nguyên có nhiều cảnh đẹp rừng núi hấp dẫn du khách về nghỉ ngơi, tham quan, nhất là du lịch sinh thái.

- Môi trường trong lành, là một trong những thành phố có độ ô nhiễm được xếp hạng thấp nhất Việt Nam và cả trên thế giới.

- Người Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch, mến khách, tạo cho du khách nhiều cảm tình, thân thiện và độ an toàn cao.

- Thời kỳ 2001 - 2005, hoạt động kinh doanh du lịch có bước phát triển mạnh. Các điểm danh lam thắng cảnh được quy hoạch, xác định ranh giới và từng bước


tôn tạo, nâng cấp; nhiều khu du lịch mới đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng, tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

- Các khu du lịch trọng điểm thu hút được nhiều dự án đầu tư, mở ra triển vọng thu hút các dự án du lịch quy mô lớn, là cơ sở để phát triển du lịch trong những năm tới.

- Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn được phân hạng và có sức chứa tổng cộng khoảng 30.000 khách, chất lượng kinh doanh đang được nâng lên.

2.2.3. Những khó khăn của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập

- Các doanh nghiệp du lịch thương mại của tỉnh Lâm Đồng đa phần là doanh nghiệp nhỏ lẻ, không có một doanh nghiệp nào của Lâm Đồng được được Hiệp hội du lịch Việt Nam trao tặng danh hiệu doanh nghiệp lữ hành và khách sạn hàng đầu Việt Nam (20 doanh nghiệp lữ hành và khách sạn hàng đầu Việt Nam, gồm: 10 công ty lữ hành hàng đầu gồm Công ty Liên doanh Du lịch Hồ Gươm - Diethelm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Liên doanh Du lịch Apex Việt Nam, Công ty Liên doanh Du lịch Exotissimo, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định (Fiditourist), Công ty Du lịch Việt tại Tp.HCM, Công ty Du lịch Hòa Bình và Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Và 10 khách sạn gồm New World, Caravelle, Bến Thành, Đồng Khởi và Đệ Nhất tại Tp.HCM, khách sạn Hà Nội, Melia và Sofitel Plaza tại thành phố Hà Nội và khách sạn Hương Giang tại Thừa Thiên Huế cùng khách sạn Ana Mandara Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa).

- Du lịch và dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và tụt hậu so với một số địa phương, trong khi Đà Lạt được xem là đô thị du lịch trong nước; tuy lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng cao qua các năm và một số sản phẩm du lịch chất lượng cao có bước phát triển, song so với các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Quảng Ninh… thì lượng khách đến Lâm Đồng vẫn còn ít, khách quốc tế chỉ chiếm dưới 10% trong tổng lượt khách, các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít.

- Môi trường du lịch tuy có được cải thiện nhưng một số lĩnh vực xuống cấp; thu hút đầu tư còn ít, quy mô các dự án đầu tư vào du lịch còn nhỏ lẻ, chất lượng


các dịch vụ chưa cao; sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, trùng lắp, thiếu độc đáo, chưa đặc trưng nên kém hấp dẫn du khách.

- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ phục vụ trong ngành du lịch chưa được quan tâm. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh du lịch chưa được khắc phục có hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng còn rất kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chúng và du lịch nói riêng, nhất là yêu cầu hội nhập sau khi gia nhập WTO. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của Lâm Đồng - Đà Lạt ít về số lượng và kém về chất lượng.

- Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh còn lúng túng, thiếu sự đột phá. Số ngày lưu trú của khách hiện ở mức bình quân thấp.

- Thiếu vốn để phát triển du lịch. Vốn đầu tư bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài còn ít. Số dự án đầu tư khả thi ít.

khăn.

2.3. Tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới

Từ thực trạng của ngành du lịch Lâm Đồng, thời gian qua, nổi lên những tồn tại khi bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO là:

Thứ nhất, các cơ sở du lịch và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch còn kém. Số khách sạn cao cấp ít, các cơ sở lưu trú khác chất lượng quá yếu và đang xuống cấp. Các cơ sở xây mới của tư nhân không theo kịp yêu cầu đón khách quốc tế.

Thứ hai, các điểm du lịch chưa khai thác hết tiềm năng và chưa đầu tư đúng mức để tạo nên sức hấp dẫn du khách. Hầu hết các khu, điểm du lịch chỉ để du khách xem qua, vì vậy khách chỉ cần ở 1-2 ngày là không còn nhu cầu ở lại nữa. Việc khai thác các điểm du lịch cũng không bài bản, thiếu khoa học nên tình trạng xuống cấp các khu, điểm du lịch ngày càng phổ biến.


Thứ ba, hệ thống quản lý, tác phong kinh doanh còn manh mún, mạnh ai nấy chạy, được sao hay vậy mà chưa có chiến lược thu hút khách. Sản phẩm du lịch ở các khu, điểm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, trùng lặp và không đặc sắc khiến du khách đi tham quan bị nhàm chán. Đặc biệt, thiếu sự liên doanh, liên kết cần thiết để tạo sự thống nhất, sự thuận lợi, tin tưởng cho du khách và tạo ra sức hấp dẫn du khách quay lại.

Thứ tư, thiếu vốn để tôn tạo, xây dựng các khu, điểm du lịch, mở thêm các

điểm du lịch khác.

Thứ năm, chưa có tổ chức quảng bá du lịch thống nhất, makerting về du lịch còn yếu kém. Công việc quảng bá du lịch còn để tự các doanh nghiệp tác nghiệp. Chính vì vậy cạnh tranh không lành mạnh ngay trong nội bộ ngành du lịch thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Lâm Đồng và giảm doanh thu, giảm lượng khách.

Thứ sáu: Chưa xây dựng được thương hiệu du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt cho xứng tầm cỡ và truyền thống.

2.4. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm

2.4.1. Nguyên nhân tồn tại:

1- Hệ thống quản lý yếu kém, nặng nề, hành chính hóa, làm việc theo kiểu công chức, thiếu năng động.

2- Năng lực hệ thống cán bộ, nhân viên ngành du lịch chưa được đào tạo cơ bản. Số có bằng cấp về du lịch chiếm tỷ lệ thấp. Phần lớn chưa được đào tạo. Hầu hết các cơ sở du lịch tư nhân không hề qua đào tạo.

3- Chiến lược kinh doanh du lịch chưa có. Các cơ sở kinh doanh còn mang nặng tính thực dụng và chụp giựt, tận dụng tối đa cả về cơ sở sẵn có, cả thời cơ để tăng thu, giảm chi, kể cả bóp chẹt khách. Trong mùa vắng khách thì thi nhau hạ giá để giành khách (giá mùa thấp điểm của khách sạn sao ở Đà Lạt còn thấp hơn giá khách sạn bình thường ở địa phương khác như Nha Trang), còn trong mùa cao điểm, cầu vượt quá cung thì thi nhau tăng giá. Vì vậy để mất dần uy tín và xuống cấp các cơ sở lưu trú và cơ sở du lịch.


4. Thiếu vốn đầu tư. Ngành du lịch Lâm Đồng sau giai đoạn manh mún và tự phát cần một bước nhảy quan trọng và rộng lớn. Điều đó cần cả tầm nhìn, những người quản lý tài năng và số vốn rất lớn.

2.4.2. Những bài học kinh nghiệm:

1. Cần có chiến lược phát triển toàn diện, lâu dài, vững chắc. Sau khi có nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VIII, đã xác định du lịch là thế mạnh của tỉnh, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đã được xác định rõ hơn, cụ thể hơn. Đã làm cho Lâm Đồng khởi sắc về du lịch. Sau khi tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2005, lượng khách đến Lâm Đồng đã tăng đột biến vào năm 2006. Điều đó cho thấy, khi đã xây dựng được chiến lược phát triển du lịch, dù còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều, cũng đã tạo ra động lực để ngành du lịch phát triển.

2. Nhà nước không nên quản lý trực tiếp các công ty du lịch. Thực tế cho thấy, sau khi có chủ trương cổ phần hóa, các công ty du lịch của nhà nước chuyển thành công ty cổ phần mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì bộ máy quản lý vẫn giữ lề lối làm việc cũ nên gần như không có thay đổi gì so với trước khi cổ phần, đến khi tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ còn dưới 50%, các cổ đông mới có quyền tham gia điều hành, quản lý công ty với ý thức làm chủ đồng vốn của mình thì nhiều công ty du lịch đã phát triển nhảy vọt, năng động và có lãi ngày càng lớn. Điển hình là công ty Dịch vụ du lịch du lịch Đà Lạt (Toserco). Đây là bài học rất bổ ích.

3. Cần có cách quản lý hiện đại.Một số cơ sở du lịch tại Đà Lạt, qua nhiều năm thua lỗ, khi chuyển nhượng cho những chủ nhân khác (chủ nhân người nước ngoài hoặc người thành phố Hồ Chí Minh) có phương pháp quản lý hiện đại thì làm ăn có lãi và ngày càng phát triển.

4. Cần có vốn đầu tư lớn.Khi các cơ sở được chuyển quyền sử dụng sang các chủ nhân khác, cơ sở lập tức được đầu tư thay đổi, nâng cấp và có cách kinh doanh hoàn toàn mới, đã thay đổi toàn bộ bộ mặt cơ sở du lịch, ngày càng thu hút khách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022