Vai Trò Của Ngành Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân


1970

168,4

1980

279

1991

450

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 3

(nguồn: 13, tr.51)

Ngoài yếu tố kinh tế, nhu cầu du lịch còn được tác động bởi sự thay đổi lối sống. Nhiều người đã cho rằng đi du lịch là yếu tố quan trọng trong đời sống của mình chứ không phải chỉ là để nghỉ ngơi. Du lịch đã trở thành một hiện tượng xã hội, một “mốt” của thời đại. Quần chúng hoá du lịch đang trở thành một xu hướng phổ biến.

Về phía cung, do đặc điểm du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí... của du khách nên hàng hoá du lịch có tính đa dạng. Hàng hoá du lịch có thể là rất cao cấp, nhưng cũng có thể rất dân dã như: hàng tiêu dùng thường ngày, các tặng phẩm, đồ lưu niệm, đặc sản của nơi đến du lịch... cùng với sự kích thích và tính hấp dẫn của các khu, điểm du lịch cũng là một nhân tố rất quan trọng làm tăng xu hướng số người đến du lịch.

So với các ngành khác, hoạt động của ngành du lịch có tỷ suất doanh lợi cao, vốn đầu tư ít mà thời gian thu hồi vốn nhanh; vì thế số lượng đầu tư vào du lịch ở nhiều nước ngày càng tăng lên nhanh chóng. Du lịch là một kiểu sinh hoạt cao cấp, nên người đi du lịch thuộc bất kỳ đối tượng nào và với nguồn tiền ra sao, thì mức tiêu dùng của họ vẫn cao hơn so với mức tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư ở nước sở tại. Đấy là chưa kể đến một bộ phận lớn khác du lịch quốc tế là những người thuộc giới thượng lưu có nhiều nhu cầu cao cấp khác. Ví dụ, điều tra về mức tiêu dùng của khách du lịch các nước, tổ chức du lịch thế giới cho biết mỗi ngày du khách người Nhật chi bình quân từ 60 – 90 USD, du khách Mỹ từ 45 – 70 USD, du khách Phần Lan từ 39 – 60 USD [30, 26/4/2007].

Đây là nhân tố rất quan trọng, có tính quyết định xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của hoạt động du lịch.

- Trình độ kinh doanh du lịch ngày càng hoàn thiện và trở nên “quy phạm hoá”

Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông – mua, bán hàng hoá du lịch trên thị trường, là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh du lịch là hoạt động có tính chất quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, những ai không có khả năng, không biết và không muốn thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế thì sớm hay muộn nhất định tự loại bỏ mình. Vì thế nguồn đầu tư vào du lịch ở nhiều nước tăng nhanh. Các khu liên hợp du lịch, các khách sạn và làng du lịch có chất lượng cao; các tác phẩm du lịch độc đáo, các thông tin quảng cáo về du lịch… ngày càng được hoàn thiện, có sức hấp dẫn để thu hút du khách.

Hoạt động du lịch ngày càng trở nên “quy phạm hoá”. Gọi là quy phạm hoá nghĩa là dưới sự tổ chức và sắp xếp của các hãng lữ hành, những người du lịch sẽ tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ du lịch theo thời gian, tuyến đường và nội dung hoạt động du lịch đã định sẵn, hoàn thành toàn tuyến hoạt động du lịch một cách có kế hoạch. Trong xã hội hiện nay, tham gia hình thức du lịch quy phạm hoá, du lịch tập thể trọn gói của các hãng lữ hành đã trở thành hình thức du lịch phổ biến được đông đảo quần chúng hoan nghênh.

Đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam), lĩnh vực kinh doanh du lịch còn nhiều mới mẻ, thì xu hướng này đang là mối thách thức trong cạnh tranh du lịch với các nước đã đi trước. Nó đòi hỏi các nước này phải có chiến lược phát triển du lịch thích hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch của mình; nó đòi hỏi trình độ kinh doanh du lịch phải được sớm hoàn thiện và phát triển.

- Đa dạng hoá gắn liền với độc đáo hoá sản phẩm du lịch

Xu hướng đa dạng hoá và độc đáo hoá sản phẩm du lịch bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao và nhiều vẻ của khách du lịch. Những yêu cầu này

thường mang hình thức đặc thù, phụ thuộc vào phong tục tập quán, lịch sử, xã hội và văn hoá của mỗi vùng, mỗi nước, và phụ thuộc vào chính sở thích của mỗi khách du lịch. Dựa trên tiêu chí về hình thức đáp ứng nhu cầu người ta chia sản phẩm du lịch thành hai nhóm: nhóm đáp ứng nhu cầu của sở thích cá nhân và nhóm đáp ứng nhu cầu của tập thể hoặc công cộng. Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì nhu cầu về sản phẩm du lịch cũng rất đa dạng.

Nhu cầu du lịch của khách thường hướng vào các dịch vụ chủ yếu như dịch vụ đi lại, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí, giao tiếp… Xu hướng của nhu cầu này thường dễ bị thay đổi do nhiều nguyên nhân như: thay đổi thời tiết, thay đổi “mốt”, thay đổi động cơ du lịch, biến động tình hình kinh tế, chính trị. Tuy nhiên trên thực tế cùng với tiến bộ về kinh tế – xã hội xu hướng nhu cầu “sản phẩm” “hàng hoá” du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và ngày càng đòi hỏi phải được hoàn thiện. Các nhu cầu về sản phẩm du lịch đặc sản và độc đáo cũng đang trở thành một xu hướng kích thích khách du lịch. Đó là xu hướng của “cầu” du lịch.

Để đáp ứng xu hướng của “cầu” du lịch nói trên, sự tồn tại và phát triển của “cung” về du lịch là tất yếu. Cung về du lịch là khả năng cung ứng du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống của cải và dịch vụ mà bộ máy du lịch đưa vào phục vụ du khách.

Do tính chất tổng hợp của cầu “sản phẩm” du lịch, cung du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố như:

+ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch thường là mục đích của các chuyến đi du lịch, bởi vì tự bản thân nó đã tạo ra sự hấp dẫn, gây hứng thú và đem lại lợi ích cho du khách.

+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển, phục vụ đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, mua bán hàng hoá…

+ Các hàng hoá thông thường cung cấp cho khách du lịch.

+ Các dịch vụ và tiện nghi tiếp nhận và phục vụ khách.

Các nhân tố khác như chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, truyền thống sản xuất… có vai trò rất quan trọng thúc đẩy xu hướng độc đáo hoá và đa dạng hoá sản phẩm du lịch cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Chính sự khác biệt của sản phẩm du lịch là nhân tố tạo chỗ đứng trên thị trường du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch khó có thể tạo được chỗ đứng nếu không coi trọng sản xuất ra những sản phẩm du lịch độc đáo được du khách ưu chuộng và tín nhiệm.

Một trong những điều rất quan trọng ở nước ta hiện nay là để khỏi bị tụt hậu về du lịch phải kiên quyết từ bỏ việc sản xuất ra những sản phẩm du lịch đã lỗi thời.

- Tính chất xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch ngày càng tăng cường

Du lịch hiện đại mang tính tổng hợp cao, thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, du lịch hiện đại bao gồm nhiều nội dung hoạt động như đi lại, ăn uống, vui chơi, mua bán; người ta không đi du lịch đơn thuần chỉ để ngắm cảnh, mà còn kết hợp để tìm hiểu hoàn cảnh đời sống nơi khác, hưởng thụ niềm vui do các phương tiện giao thông hiện đại mang đến, nếm vị ngon vật lạ… Mặt khác, du lịch còn là một hoạt động xã hội liên quan nhiều mặt đến chính trị, kinh tế, văn hoá…; sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của nhiều ngành nghề, đồng thời liên quan chặt chẽ với nhiều ngành liên quan.

Xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch là những hình thức đặc thù của xã hội hoá và quốc tế hoá sản xuất. Nó được quyết định bởi sự phân công lao động xã hội và phân công lao động quốc tế. Tự bản thân lĩnh vực du lịch đã chứa đựng những yếu tố của xã hội hoá và quốc tế hoá. Bởi vì sản phẩm du lịch

không phải chỉ riêng ngành du lịch sản xuất. Nó là kết quả tổng hợp của nhiều ngành, của cả nền kinh tế.

Khách du lịch không phải chỉ là những người trong nước mà còn cả người nước ngoài. Họ biết được các “hàng hoá” du lịch ở các địa điểm khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, quảng cáo của nhiều nước. Họ đi đến các điểm du lịch để “mua” hàng hoá đó bằng các phương tiện vận chuyển của các quốc gia. Các điểm du lịch “bán” hàng (đón tiếp và phục vụ) cho khách cũng không chỉ thuần tuý có tính chất địa phương mà còn có cả những quan hệ mang tính chất quốc tế.

Ngày nay cạnh tranh du lịch đã diễn ra trên mọi phương diện, kể cả thu hút khách, vận chuyển đưa - đón khách, phục vụ và hướng dẫn khách. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao đòi hỏi các cơ sở phục vụ du lịch ngày càng hoàn hảo. Những khách sạn 4 sao, 5 sao hoà hợp với thiên nhiên; các khu liên hợp du lịch và các làng du lịch chất lượng cao cần được xây dựng; các tuyến máy bay đường dài đảm bảo liên kết các điểm du lịch trong nước, trong khu vực và trên thế giới đáp ứng số lượng du khách ngày càng tăng phải được phát triển… Tất cả những yêu cầu đó đã và đang làm cho xu hướng xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch tăng lên nhanh chóng. Đây là một xu hướng tất yếu, hợp quy luật.

Xu hướng xã hội hoá, quốc tế hoá đã và đang đưa lại tác dụng nhiều mặt, đó là:

. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển du lịch.

. Nâng cao trình độ cơ sở vật chất – kỹ thuật và trình độ phục vụ khách du lịch.

. Tạo môi trường du lịch thông suốt, thuận lợi và an toàn. Mở rộng khả năng giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, từ đó mở rộng khả năng thu hút các nguồn khách du lịch.

. Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

. Ngoài ra nó còn có tác dụng nhiều mặt về chính trị, văn hoá, xã hội.

Xu hướng xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch được thể hiện dưới các hình thức liên doanh liên kết các loại hình kinh doanh du lịch trong nước, khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài vào kinh doanh du lịch, hợp tác du lịch giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đỉnh cao của xu hướng này là liên hợp du lịch về mặt nhà nước trên thế giới.

Tóm lại, trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của du lịch được thể hiện ở bốn xu hướng chủ yếu, đó là: tốc độ phát triển du lịch ngày càng tăng nhanh, trình độ kinh doanh du lịch ngày càng hoàn thiện và trở nên “quy phạm hoá”, đa dạng hoá gắn liền với độc đáo hoá sản phẩm du lịch, và xu hướng xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch ngày càng tăng cường.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch đại chúng, là một hình thức tiêu khiển mới; với tính toàn cầu, hoạt động du lịch mở ra một thị trường lớn cho toàn bộ hoạt động kinh tế của thế giới, tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế mới. Vì vậy, kinh tế du lịch, một lĩnh vực kinh tế hoàn toàn mới, sẽ chiếm địa vị ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới. Sự vận hành hợp lý của kinh tế du lịch đòi hỏi xây dựng kế hoạch khoa học cho sự phát triển lâu dài của kinh tế du lịch; phải có quyết sách đúng đắn đối với các vấn đề to lớn mang tính toàn cục liên quan tới sự phát triển kinh tế du lịch, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với nhân tố môi trường có liên quan tới phát triển. Ở những điểm đến du lịch, tất cả những điều này đều tập trung thể hiện ở chỗ nghiên cứu vạch ra chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế du lịch một cách hợp lý, khoa học.

1.2. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân

1.2.1. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước

Nhiều nhà kinh tế cho rằng du lịch là một ngành “công nghiệp không khói”. Với những tiềm năng du lịch và khả năng đón tiếp, phục vụ khách; ngành này có lợi thế là khả năng tự tái sản xuất được (ánh nắng, cảnh quan, di tích, các nền văn hoá và tập tục…); đồng thời, ở những điểm đến du lịch, du khách sẽ tiêu thụ một khối lượng “sản phẩm” dưới dạng các món ăn, đồ uống

và mua các hàng hoá khác; ngành du lịch sẽ có thu nhập cao hơn so với việc xuất khẩu sản phẩm đó vì sẽ bán theo giá nội địa, lại tiết kiệm được chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển ra nước ngoài.

Du lịch đã mang lại thu nhập ngày càng lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với những ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ trong báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Du lịch Việt Nam là năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Riêng năm 2005, dù gặp nhiều khó khăn, song hoạt động du lịch vẫn diễn ra sôi động. Ngành đã đón được 3,43 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt trên 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đối với ngành Du lịch Hà Nội, năm 2007 tổng lượng khách du lịch đạt trên 6,6 triệu lượt với doanh thu đạt trên 15.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2008, tổng lượng khách du lịch đạt 7,67 triệu lượt với doanh thu là 20.917 tỷ đồng [29, tr.10].

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên – Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Phan Thiết) và một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên

làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.

1.2.2. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Do tính chất xã hội hoá hoạt động du lịch, các sản phẩm phục vụ khác du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Thông qua các cơ sở du lịch, một số lượng lớn sản phẩm của các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, thủ công, mỹ nghệ, các nghề truyền thống, ngành xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng) được phát triển; đây là hệ quả tất yếu của phát triển du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo các điều kiện để khác du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.

Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện, nước, các phương tiện thông tin đại chúng v.v… Đặc biệt là ở những vùng du lịch phát triển, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc của khách du lịch cũng như những điều kiện cần thiết khác cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển.

Đối với những vùng lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, kinh tế khó khăn không thích hợp phát triển công nghiệp thì phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo, đi dần đến làm giàu. Hơn nữa, khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Vì vậy, việc tôn tạo, bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

1.2.3. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí