Khách Du Lịch Nội Địa Đến Tỉnh Chăm Pa Sắc, Giai Đoạn 2002 – 2010


sử, văn hóa được cộng nhận là Di sản văn hóa thế giới như Vat Phu Chăm Pa Sắc (chùa Núi). Trong năm 2009 nước CHDCD Lào đã được tổ chức giải bóng đá hữu nghị 4 nước ASEAN (Lào, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia) 2 lần tại tỉnh Chăm Pa Sắc, ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 22.983 người, đạt được 2,8 % so với năm trước.

Mặc dù tỉnh Chăm Pa Sắc có lượng khách quốc tế cao, nhưng nếu so với các khu vực khác như các nước ASEAN vẫn còn thấp hơn. Như vậy thị trường khách quốc tế vẫn chưa đủ sức cạnh tranh so với các khu vực khác. Đến năm 2010 lượng khách quốc tế vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình chưa cao so với năm 2009.

2.1.1.2. Khách du lịch nội địa:

Khác với khách quốc tế, khách nội địa từ năm 2002 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29,8%. Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan các khu du lịch có di sản văn hóa thế giới Vat Phu, Thác Khon – Pha – pheng , Thác Pha Soam … của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ Miền bắc, thủ đô Viêngchan, Savannakhet, LuongPhabang…ngày càng cao; bên cạnh đó ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã chú trọng phát triển các khu du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần, du lịch tắm tại cao Thác Pha Saom, thác Si La, thác Phan, thác Nhương, thác E Tu và vân vân … đặc biệt là du lịch nông thôn ở huyện Pha Thum Phon, Huyện Sanasombun… phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong tương lai nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng ổn định, con người có thu nhập cao nhu cầu về du lịch ngày càng tăng lên. Việc phát triển thị trường khách du lịch và thu hút khách du lịch là rất quan trọng nó sẽ đóng vai trò trong sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng.


Bảng 3: Khách du lịch nội địa đến tỉnh Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010

Đơn vị: lượt khách


Hạng mục

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số


65,827


65,827


63,963


99,044


113,684


165,750


220,214


278,054


301,669

Trong đó

khách nội địa


13,720


18,625


19,001


21,851


22,896


69,762


101,243


120,005


134,808

% so với

tổng

20.84

28.29

29.71

22.06

20.14

42.09

45.97

43.16

44.69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 6

Nguồn: Sở văn hóa và du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.

Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách đến từ LuongPaBang chiếm 40,6%; từ các tỉnh khác ở Miền Bắc 9,4%; Thủ đô ViêngChan 30,5%; Savannakhet 20,5%...

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khá cao (3,5ngày), cao hơn so với Luông Pa Bang (2,3 ngày), Savanakhet (1,8 ngày)…

2.1.2. Doanh thu các ngành du lịch và Cơ cấu GDP của ngành du lịch so với các ngành kinh tế Chăm Pa Sắc.‌

2.1.2.1. Doanh thu du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2002-2010.

Ngành du lịch đã đóng góp cho nền kinh tế khá mạnh, chính phủ tỉnh Chăm Pa Sắc quan tâm và xem xét ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nó đóng góp xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh khá cao. Đây là giai đoạn ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã có bước phát triển khá mạnh. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch trong giai đoạn năm 2002 - 2010 được thể hiện qua bảng 4 dưới đây:


Bảng 4: Tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2002 - 2010

ĐVT: Triệu Kip (1 USD=8,000 kip năm 2010)



Năm

Doanh thu du lịch


Ăn uống


Lưu trú


Khác


Tổng cộng

tăng trưởng so năm trước (%)

2002

280

903

1,05

2,23

-

2003

1,57

1,48

3,30

6,36

64.93%

2004

4,61

1,50

2,25

8,37

24.01%

2005

5,12

1,51

1,41

8,05

3.97%

2006

5,41

1,59

1,11

8,12

0.86%

2007

85,87

28,62

28,62

143,12

94.32%

2008

111,34

46,76

64,57

222,68

35.72%

2009

113,66

53,35

64,94

231,96

4.00%

2010

339,64

447,54

445,54

1.232,72

81.18%

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.

Nhận xét:


Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu từ năm 2002 đến 2010 mỗi năm tăng lên đáng kể, trong đó tổng doanh thu ăn uống có thế mạnh hơn các ngành khác, đã đạt 58,23%.Tỉnh Chăm Pa Sắc cũng là một tỉnh có nhà máy sản xuất Beer Lào, Cả nước chỉ có 2 nhà máy sản xuất, du khách thường nói là “ nếu đến Lào không được thử một chút beer Lào có nghĩa là chưa đến du lịch ở Lào ”.

Tổng doanh thu lưu trú chiếm 20,37 %, mặc dù ngành dịch vụ lưu trú đã chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn các ngành khác nhưng doanh thu từ lưu trú


mỗi năm đều có tăng lên. Tổng doanh thu khác chiếm 21,40%, nguồn thu từ các quán buôn bán các qua lưu niệm sản phẩm phẩm từng vùng, thu từ các công ty lữ hành và các khu du lịch vân vân…

Năm 2010 đáng mừng, do sự phương pháp thu hút khách du lịch của tỉnh nói chung, cụ thể là các ngành kinh doanh du lịch rất thú vị.

2.1.2.2. Cơ cấu GDP của ngành du lịch so với các ngành kinh tế trong tỉnh Chăm Pa Sắc.

Trong thời gian qua, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Các ngành, các cấp cũng chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng chỉ đạo của lãnh đạo từng cấp. Đặc biệt ngành kinh tế dịch vụ tăng bình quân hàng năm 28,9 % đánh dấu sự vượn lên mạnh của khu vực kinh tế dịch vụ, vượt lên cao hơn mức tăng của khu vực kinh tế công nghiệp (10,2%), ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân cao hơn mức tăng trưởng của ngành du lịch cấp 5 lần. Điều này cũng hoàn toàn phụ hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng.

Cơ cấu GDP du lịch với các ngành kinh tế khác của tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua được thể hiện ở bảng 5.


Bảng:5 Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Chăm Pa Sắc.

Đơn vị : tỷ kíp


chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm2009

Năm2010

GDP toàn tỉnh

4.152,0

4.848,0

5.840,0

8.272,0

8.776,0

nông, lâm nghiệp

2.031,0

2.205,0

3.023,0

4.435,0

5.435,0

% so với tổng GDP

48,9

45,4

51,7

53,61

61,9

công nghiệp, xây

dựng

579,0

1.589,0

1.538,0

1.389,0

318,0

% so với tổng GDP

13,9

32,7

26,3

16.7

3,6

khu vực dịch vụ

1.542,0

1.054,0

1.279,0

2.448,0

3.023,0

% so với tổng GDP

37.1

21.7

21.9

29.5

34.4

trong đó du lịch

88,1

88,1

114,3

202,2

313,1

% so với ngành

dịch vụ

5.7

8.3

8.9

8.2

10.3

% so với tổng GDP

2.1

1.8

1.9

2.4

3.5

Nguồn: Sở kế hoạch tỉnh và Sở du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc.

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.1.3.1. Cơ sở lưu trú

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Chăm Pa Sắc cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

Năm 2003 tỉnh Chăm Pa Sắc có 25 khách sạn, năm 2008 có 35 khách sạn, do nhu cầu khách du lịch đến Chăm Pă Sắc ngày càng tăng nên dịch vụ lưu trú cũng tăng lên, đến năm 2010 khách sạn đã tăng lên có 47 khách sạn (với 1,543 phòng ), 133 nhà nghỉ (có 1,222 phòng). Trong đó có một Khách sạn 4 sao, ba khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 2 sao.


2.1.3.2. khu du lịch, khu vui chơi giải trí

Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh nổi tiếng về văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh. Để bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, Chăm Pa Sắc đã chia vùng du lịch thành 04 khu. Với 212 điểm du lịch trong đó điểm du lịch thiên nhiên 112 điểm, điểm du lịch văn hoá 60 điểm và du lịch lịch sử 40 điểm. Trong số đó, chỉ có một số điểm đã được khai thác phục vụ cho kinh doanh du lịch. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc ở vị trí trung tâm và có di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận là Vat Phu Chăm Pa Sắc, có niên đại từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 14. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Lào, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra còn có nhiều nơi du lịch nổi tiếng như: Làng văn hóa Singsamphanh, Hàng thủ công dệt vải Saphai - Veun xay, Chùa Ou mong , Núi Asa, làng Khiêt ngong , Núi Khoong, Khu du lịch Phasuam, Thách Phan, Du lịch theo các đảo trong vùng 4,000 đảo, Thác nước Khonphapheng, Ly Phí, Khu trú ẩn của cá Heo Mekong ...Tuy nhiên, phần lớn các điểm tham quan vui chơi giải trí đều chưa có sự đầu tư và quan tâm thích đáng của ngành du lịch. Do đó, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, chưa có sự quản lý chặt chẽ để tổ chức kinh doanh một cách có hiệu quả.

2.1.4. Tình hình Lao động ngành du lịch

Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Lao động trong du lịch ngoài những nét chung giống các ngành khác, còn những có đặc thù riêng như:

Lao động mang tính chuyên nghiệp cao.

Lao động sản xuất phi vật chất tỷ trọng lớn hơn lao động sản xuất vật

chất.


Lao động trong môi trường khác lạ và căng thẳng.


Du lịch là một ngành dịch vụ đòi hỏi rất cao về chất lượng dịch vụ. chất lượng dịch vụ được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong đó lao động phục vụ có liên quan trực tiếp đến việc cấu thành sản phẩm du lịch cũng như ảnh hưởng trực tiếp giá trị tiêu dùng của khách du lịch. Đội ngũ lao động trong ngành trực tiếp tham gia tạo nên sản phẩm du lịch, trong quá trình phục vụ khách. Do vậy, đội ngũ lao động là nhân tố cần thiết để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch, đây cũng là nhân tố cần thiết cần phân tích khả năng đáp ứng phục vụ khách của khách du lịch.

Đội ngũ lao động phục vụ tại khu du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc chủ yếu là cư dân địa phương và một số cán bộ sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc và các công ty du lịch thuộc tỉnh.

- Văn phòng du lịch gồm có 5 bộ phân:

1. Bộ phận công tác hành chính.

2. Bộ phận công tác thống kê kế hoạch và hợp tác.

3. Bộ phận công tác khuyến khích dịch vụ, thị trường và huấn luyện.

4. Bộ phận công tác quản lý du lịch.

5. Bộ phận công tác quản lý công nghiệp du lịch khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng.

Các cán bộ công chức, tất cả gồm 66 người, nữ 19 người trong đó có cán bộ hợp đồng 5 người, nữ 14 người, cán bộ thực tập 16 người, nữ 6 người. Trong thời gian qua có sinh viên mọi trình độ đến thực tập và thu gồm tài liệu về công việc du lịch và công nghiệp du lịch có tất cả 50 người, nữ 14 người.

Trong thời gian 5 năm có tất cả 29 công ty du lịch trong đó có 17 công ty mẹ, 12 công ty đại diện công ty du lịch có cán bộ tất cả 265 người. trong đó có cán bộ hướng dẫn viên du lịch tất cả 75 người, nữ 32 người.


Bảng 5: Tình hình lao động du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2010

ĐVT: Người


Chỉ tiêu

Cán bộ(người)

Lao động trực tiếp

Lao động gian tiếp

Công ty du lịch

265

-

-

Khách sạn

546

316

230

Nhà nghỉ, DL

sinh thái

502

166

335

Tổng

1313

482

565


Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.

Nhận xết:

Từ năm 2006 đến năm 2010 mặc dù có sự tăng trưởng số lao động ngành du lịch tỉnh Chăm pa sắc, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo còn quá thấp so với yêu cầu phát triển ngành.

So sánh thực tế với tỷ lệ người lao động trong khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động, người lao động về khách sạn thấp hơn số phòng, tỉnh có 47 khách sạn, có 1543 phòng, nhân viên lao động ngành khách sạn chỉ có 546 lao động, điều này chứng tỏ rằng để phục vụ ngành du lịch chất lượng cao và hiệu quả tốt, đòi hỏi các cấp ngành về du lịch cần phải nâng cao và đào tạo chất lượng nhân viên lao động về ngành du lịch hơn nữa.

2.2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH

Nhờ nhận thức được các thế mạnh đặc biệt để phát triển du lịch, thời gian qua ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã tập trung khai thác đồng thời cả tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái và tài nguyên nhân văn

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí